Bánh ngải – Nét ẩm thực độc đáo của người Tày
Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt được truyền từ đời này qua đời khác và cho tới ngày nay đã trở thành niềm tự hào của người Tày.
Bánh ngải của người Tày có truyền thống từ lâu đời, vào mỗi dịp lễ Tết đặc biệt người dân thường làm món bánh này để cúng tổ tiên. Món bánh ngải được truyền từ đời này qua đời khác và cho tới ngày nay đã trở thành niềm tự hào của người Tày sinh sống trên mảnh đất Thái Nguyên.
Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Ngải vốn là loại rau được người Tày trồng nhiều trong vườn nhà hoặc mọc hoang nhiều ở ven suối nên lúc nào cũng sẵn có. Người Tày thường lựa loại gạo nếp trồng trên nương rẫy, dẻo, trắng và thơm ngon để làm bánh.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người Tày, từng chiếc bánh ngải xanh mướt một màu ra đời trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Vì vậy, trong những món ăn đặc sản của người Tày thì bánh ngải cứu luôn được yêu thích nhất.Bánh ngải của người Tàygiống với bánh dày nhưng có màu xanh đặc trưng. Đối với gạo, phải vo sạch, ngâm nước ấm từ 4-8 giờ, sau đó đem đi đồ xôi. Khi đồ xong, cho xôi vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn trước đó. Cần lưu ý là sau khi được xôi phải đem giã ngay thì mới cho mẻ bánh mềm, mịn và dẻo. Khi bánh đã nhuyễn, chuyển sang màu xanh sẫm khá bắt mắt, người ta dùng tay nặn thành từng chiếc bánh tròn. Muốn bánh không dính tay, người nặn bánh sẽ thoa ít dầu ăn lên lòng bàn tay.
Video đang HOT
Bánh ngải được chia thành hai loại chính là ngải cứu nhân lạc và ngải cứu nhân đỗ xanh. Tùy theo khẩu vị riêng của từng vùng miền sẽ có cách chế biến phù hợp với khẩu vị thưởng thức. Bánh ngải của người Tày có hương vị rất đặc biệt tưởng chừng như khó ăn mà thực sự không phải như vậy. Đó là sự kết hợp giữa thơm dẻo của bột nếp, vị mát, hơi tê tê không hề đắng của ngải cứu, dễ ăn và không ngấy; nhân đường và vừng ngọt đậm đà. Vị hăng hăng, thơm thơm rất lạ của lá ngải dung hòa cái dẻo, ngọt, thơm của nếp đường.
Miếng bánh làm ta liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng, như gói cả mùa xuân mát trong. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể nào quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Trước đây, loại bánh này chỉ được người Tày làm trong những dịp lễ tết quan trọng, nay với sự ưa thích của thực khách trong nước, đặc biệt là khách du lịch, món bánh này đã được làm phổ biến, trở thành quà tặng rất có ý nghĩa.
Bánh lá ngải đặc sản nổi tiếng của dân tộc Tày
ể chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày dùng hai nguyên liệu chính là gạo nếp nương dẻo thơm và rau ngải. Lá ngải được hái từ trên nương về cho vào luộc rồi vắt khô mang đi giã và nhào lẫn với bột.
Lá ngải được hái từ trên nương rẫy
Chị Lê Thị Lịch ở xóm Ngọc Sơn 1, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) người có
cho biết: "Bánh ngải muốn ngon khi giã lá ngải phải thật nhừ, nhào bột phải đều tay và để bánh ngọt hơn thì thêm một chút mật mía nhào cùng với bột". Đây cũng là giai đoạn khó nhất vì phải giã lâu rất tốn thời gian.
Bột nhào với lá ngải phải thật đều thì bánh mới ngon
Để bánh đẹp, nhìn bắt mắt đòi hỏi người nặn bánh phải có đôi bàn tay khéo léo. Dùng tay nặn thành những chiếc bánh hình tròn hơi dẹt, cho nhân vừa phải và tạo hình vừa phải để chiếc bánh không bị vỡ nhân ra bên ngoài. Nhân bánh được làm từ lạc rang và đường hoặc đỗ xanh hấp chín.
Đôi bàn tay khéo léo nặn bánh của chị Lịch
Khác với bánh ngải ở một số nơi khác, bánh ngải được người dân tộc Tày Thần Sa gói vào lá chuối rừng thành cặp rồi mang đi hấp chín. Trong khi ở những nơi khác chỉ hấp bánh 5 phút thì ở đây họ hấp bánh từ 40 đến 50 phút, hấp bánh phải canh để bánh vừa chín tới vớt ra mới giữ được độ ngon của bánh.
Bánh ngải được gói cẩn thận vào từng chiếc lá chuối
Bánh làm tuy vất vả cầu kỳ nhưng cũng là món ăn mà cha ông đã truyền lại. Chị Lịch chia sẻ bánh ngải là món ăn ngon, được làm vào mỗi dịp lễ Tết hoặc là vào vụ thu hoạch mùa màng sẽ làm để chiêu đãi những người đến đổi công. Ở đây nhà nào cũng nhiều nương rẫy nên thường đổi công với nhau để thu hoạch mùa màng nhanh chóng. Vì vậy, gia chủ sẽ làm bánh hoặc đổ xôi mang lên nương rẫy. Ngoài ra thi thoảng vào ngày rằm hay mùng một lại làm bánh đem ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập. Mỗi một cặp bánh có giá là 8.000 nghìn đồng, với 50 cặp bánh thì cũng thu về 400.000 nghìn đồng rồi.
Bánh luộc chín hương vị đậm đà, màu sắc đẹp mắt
Người dân nơi đây sống vào nương rẫy là chính vì vậy món bánh ngải dù không đem lại nguồn thu nhập cao nhưng đã giữ được hương vị truyền thống dân tộc Tày.
Bánh Ngải - đặc sản độc đáo của đồng bào Tày Bánh ngải được đồng bào Tày chế biến từ xa xưa, vào mỗi dịp quan trọng trong năm người Tày sẽ chế biến bánh ngải để gia đình cùng ăn và thiết đãi khách quý. Bánh được bọc trong lá chuối đem hấp cách thủy sơ qua rồi mới thưởng thức. (Ảnh: meibunnyhouse) Để chế biến được món bánh ngải, đồng bào Tày...