Bánh giò của ngoại
Cứ mỗi hè về thăm quê, chúng tôi thường nài nỉ ngoại làm món bánh giò. Chiếc bánh giò tuy dân dã, nhưng lại là món ăn mà đứa cháu nào cũng nhớ khi xa quê.
Làm bánh giò phải qua 4 công đoạn: Xào nhân, khuấy bột, gói bánh, hấp chín. Nguyên liệu để làm nên một mẻ (khoảng 10 chiếc) gồm có: thịt nạc dăm (250 gram, nhiều ít tùy ý), củ sắn (200 gram), củ cải đỏ (100 gram), nấm mèo (50 gram), tôm khô (20 gram), trứng cút (20 trứng luộc bóc vỏ, nhiều ít tùy ý), hành tím, tỏi, dừa nạo (200 gram, nhiều ít tùy khẩu vị)…
Xào nhân
Thịt nạc dăm rửa sạch, bằm nhuyễn. Củ sắn củ cải đỏ củ hành tím gọt vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Tôm khô rửa sạch, để ráo. Tỏi lột vỏ, phi thơm. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào chảo (trừ trứng cút, nước cốt dừa) nêm gia vị (muối đường bột ngọt) cho vừa khẩu vị, xào chín.
Video đang HOT
Khuấy bột
Đây là khâu quyết định cho chiếc bánh ngon hay không, nên bột nhồi trên lửa phải thật khéo. Trút bột gạo đã xay vào nồi cùng với nước cốt dừa và gia vị (muối đường) cho vừa khẩu vị. Đặt nồi lên bếp khuấy đều tay, khi bột hơi sệt thì tắt bếp.
Gói bánh
Lá chuối lau sạch, để sẵn. Dùng muỗng múc bột (còn nóng) vò viên cỡ nắm tay. Đặt bột lên trên 3 lớp lá chuối, ấn nhẹ bột xuống rồi cho nhân (đã xào) vào cùng 1 trứng cút (đã luộc chín). Bọc bột xung quanh sao cho nhân ở chính giữa. Gói bánh theo hình tam giác hay vuông tùy thích.
Hấp bánh
Xếp bánh đã gói vào xửng, hấp khoảng 40 phút. Lấy bánh xếp ra dĩa và dùng nóng với dưa chua (củ cải trắng, củ cải đỏ xắt sợi ngâm giấm), dưa leo, giá trụng và rau thơm. Nhớ làm thêm chén nước mắm chanh, tỏi, ớt chấm kèm.
Chiếc bánh giò nóng hổi ngọt, béo hòa lẫn vị chua giòn của dưa leo, giá, dưa chua…bánh quê của ngoại lúc nào cũng thơm ngon lạ kỳ
Theo PNO
Bún cá rô đồng Hải Dương
Cá rô đồng thì nơi nào cũng có nhưng nếu muốn thưởng bát bún cá rô vừa thơm vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương. Có lẽ do thổ nhưỡng vùng đất này đã sản sinh ra loại cá rô béo ngậy, ngọt đậm đà và cả cái không khí khiến người thưởng thức cảm thấy ấm áp và không thể nào quên.
Vào tháng tư âm lịch sau những đợt mưa rào là cá rô ngon nhất, các chị, các mẹ Hải Dương lại xăng xái vào bếp làm một bữa bún cá rô đãi cả nhà. Cá rô béo mua về sau khi đánh vảy, moi mang ruột sẽ được chia làm hai phần, một phần dành nấu nước dùng, một phần dành để bày ra tô. Nước dùng chỉ thuần túy cá rô, không thêm xương heo, cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra, nồi nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá thì đạt yêu cầu. Người ta cũng bỏ vào nước dùng sau khi nấu một ít gừng tươi đập dập cho mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như là át bớt mùi tanh của cá.
Những con cá được dành phần lại được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Đấy là hoàn tất công đoạn chuẩn bị. Các bà các mẹ sẽ bóc bún ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm ít hành tiêu, chan vào nước dùng nóng. Sau đó dọn ra bàn cùng với nước mắm nguyên chất có vài khoanh ớt cùng đĩa rau thơm, bông chuối, rau muống là đã có một bữa ăn ra trò.
Được đến vùng đất Hải Dương bạn đừng quên thưởng thức món ăn tuy dân dã nhưng cũng không kém phần công phu này nhé.
Theo BĐVN
Chè thưng tráng miệng tại Seoul Garden Các nguyên liệu đậu xanh, hạt sen tươi, nấm mèo, dừa nạo đã tạo nên vị ngọt, mát và ngậy đặc trưng đậm chất Nam Bộ của món chè thưng. Sự bình dị, dân dã đã làm cho món chè này trở nên quen thuộc với những ai được sinh ra từ vùng đất phương Nam - gạo trắng nước trong. Để nấu...