Bánh canh thần thánh!
Lâu lắm rồi mới được tan ca sớm, chạy ngang xe đồ chay hẻm đối diện hẻm chợ Ve Chai Võ Văn Tần (quận 3, TP HCM) thấy hơi vắng nên lạng vào. Nhìn sơ qua cái bàn: Bánh canh thần thánh!
Chen vào ngồi chưa nóng chỗ thì thiên hạ lũ lượt kéo tới kẻ ăn liền, người mua về nhao như cái chợ. Hết chỗ ngồi và bà chủ thì bắt đầu rối như canh hẹ. Nhờ tới trước nên tô ra trước. Lặn đũa một lượt, quơ mớ cọng bánh canh tròn lẳn lên mà thấy bao nhiêu sầu hận cuộc đời tan biến. Bánh canh thật là điều kỳ diệu của cuộc đời này, nó luôn làm mình thấy hạnh phúc lâng lâng.
Xe đồ chay vỉa hè chỉ có 2 cái bàn nhỏ, 1 cái bàn lớn và 1 cái bàn lớn của bà già bán nước (ngồi phải kêu nước uống, không thì đứng ăn nha).
Món chay món mặn mình đếm chưa tới chục mà bà chủ xe đồ chay này này khoe có tới 21 món bán luân phiên theo ngày chứ không có chuyện trùng nhau. Món cố định luôn là bì cuốn và hoành thánh chiên.
Hẻm chợ Ve Chai – nơi xe đồ chay thần thánh thường đến mỗi chiều tối
Mình đã thử được tầm 5-6 món gì ở đây nhưng chấm nhất là bánh canh, bún bò viên và bún măng. Tô cơ bản 18.000 đồng với 2 nấm đông cô, 1 tàu hủ, 2 hoành thánh chiên, vài lát nấm rơm, vài cục củ cải đỏ, su su. Với các món có đặt trưng riêng thì thêm măng, bò viên chay hay tàu hủ ky chiên giòn.
Có lẽ do nấu nhiều đồ la ghim và có bí quyết riêng nên nước lèo ngọt lịm (không phải từ bột ngọt và đường). Món “độc” của quán có lẽ là hoành thánh chiên với nhân đậu xanh ngon khó cưỡng, đế người khó tánh nhất cũng phải gật gù khen ngon.
Quán lúc nào cũng đông khách, ngày chay thì khỏi chen chân nên dù ngon lắm, thèm lắm nhưng ít khi ghé vì không chỗ để xe, không chỗ ngồi.
Bà chủ người nhỏ xíu, thời trẻ chắc có một gương mặt khá nét. Bán đắt, một mình xoay trở với hàng tá việc nên đôi khi hơi cáu gắt với khách. Nhìn bà chị đôi khi mắc mệt vì mặt mày đỏ bừng, tay chân quờ quạng vì rơi vào cái vòng quay câu hỏi liên tu bất tận: Của em có chưa, hôm nay món gì, để xe ở đâu chị, ngồi ở đâu, cho em 1 tô không giá, đừng lấy tàu hủ nghen, cho thêm vài cục hoành thánh chiên…
Cũng có vài người phụ nhưng có vẻ như bà chị vẫn quá tải, vẻ mặt cứ luôn có cảm giác: “Tui là tui phải kìm lắm đó nghen, vì mưu sinh nên tui phải chịu khó đó, không thì tui chửi à!”.
Lại nói món bánh canh thần thánh. Cũng phải tám kiếp rồi mới được ăn lại ở quán này, ghé lần nào cũng toàn hủ tíu, hoành thánh lá, cháo bát bửu, bún mắm, bún huế, bún riêu,… Rút điện thoại ra định chụp hình tô bánh canh và cảnh bà chủ đang tả xung hữu đột nhưng thấy thiên hạ sốt ruột đứng sau lưng chờ tới lượt nên thấy nhột, cất điện thoại, ăn cho lẹ để người ta còn có chỗ ngồi.
Thơm ngon tới giọt cuối cùng, muốn làm thêm tô nữa, đang lần lựa thì nghe bả hét con bé phụ: “Trời ơi, nước lèo cạn queo rồi, kêu đem ra nãy giờ mà cứ làm gì đâu không”. Thôi đành tiếc nuối trả tiền về, để lại đám người còn kiên nhẫn đứng chờ.
Bánh canh cọng dẹp của Phan Rang
Bánh canh cọng tròn ú như bánh lọt của miền Tây
Video đang HOT
Bánh canh cọng trong dai của Sài Gòn
Bánh canh, món ám ảnh tuổi thơ và đến tận bây giờ. Hồi ở Tây Ninh chỉ biết bánh canh là cọng bún bự mà nhiều xứ gọi là bún bò và bánh canh xắt dạng dẹp có áo bột năng.
Đi học Sài Gòn và ăn chơi tứ xứ mới biết có nhiều loại bánh canh khác: Bánh canh bột lọc của Sài Gòn; bánh canh tự làm, tự xắt của mấy tỉnh Bắc Trung Bộ; bánh canh cũng làm từ bột gạo nhưng cọng dẹp như ở Huế; bánh canh cọng nhuyễn như tóc của Phú Yên, mũm mĩm như bánh lọt của miền Tây…
Thời mới ra giang hồ, dị ứng nhất là cọng bánh canh bột lọc của Sài Gòn, gì mà trong trong dai dai như cọng nhựa. Nhưng rồi ăn riết cũng ghiền, mỗi thứ mỗi loại có cái ngon riêng.
Có người hỏi sao mê bánh canh dữ vậy. Ờ không biết nữa, chắc vì nó đẹp trắng tròn đầy đặn dễ cưng, chắc vì nó trơn dễ nuốt và chắc vì có ngâm nó lâu chút trong nước lèo cũng không bị nở bã như hủ tíu hay cọng bún.
Bánh canh chay Tây Ninh
Đã và đang nuôi một giấc mơ là mở một quán bánh canh chay đặc trưng Tây Ninh ở Sài Gòn. Loại bánh canh cọng bự tròn, nấu ninh trong nước lèo chứ không phải trụng rồi mới chan. Nước lèo thì ngoài la ghim phải có nấm rơm khô, tàu hủ ki ngọt và đặc biệt rau nêm không được thiếu ngò gai.
Nấm rơm khô ngâm nở rồi ninh thật lâu trong nước lèo sẽ tạo màu vàng cánh gián. Tàu hủ ki ngọt chiên giòn rồi thả vào nồi nước lèo nấu cho mềm ra. Cái đặc biệt của tàu hủ ki ngọt là tạo độ ngọt dịu và mùi thơm đặc trưng cho nước dùng.
Đã là đồ chay thì không được thiếu tàu hủ. Thích dùng tàu hủ trắng loại non nhưng không quá mềm, để nguyên miếng ninh trong nước lèo cho thấm gia vị. Lúc ăn thì xắn một miếng chấm với muối ớt có chút hành phi và chanh.
Từng mê chuyện bếp núc nhưng biết là mình chưa đủ khả năng nấu nướng cũng như kinh doanh. Nhưng có lẽ giấc mơ bán bánh canh sẽ còn nuôi mãi và có ngày sẽ thực hiện. Ở Tây Ninh, có nơi bán tô bánh canh chay có 3.000 đồng. Dĩ nhiên không nhiều nhưng mỗi sáng 1 ra gọi 1 tô kèm ổ bánh mì chấm nước lèo thì đã no cái bụng.
Tự nghĩ nếu bán ở Sài Gòn thì mình lấy giá bao nhiêu cho ổn ta, chắc 5.000 đồng/tô thôi, cho học sinh và người bình dân ấy mà!
Mơ thì mơ vậy, chuyện lời lỗ cũng không biết ra sao nhưng tự nhiên nghĩ mình mà làm một cái xe đẩy ở Sài Gòn này, nếu đắt hàng quá như bà chị ở Võ Văn Tần thì liệu mình có giữ được bình tĩnh mà ghìm cơn mệt mỏi, bực dọc xuống không ta?
Hà Giang
Theo phunu.nld.com.vn
Tuy chỉ là "nhân vật phụ" nhưng bì heo lại vô cùng tỏa sáng trong nhiều món ăn ở Sài Gòn
Độ giòn dai, sần sật và bùi bùi của bì heo chính là điểm nhấn giúp cho các món ở Sài Gòn được trọn vẹn hương vị.
Bì heo, hay còn được biết đến như một kiểu chế biến dạng sợi của da heo. Tuy chỉ là yếu tố phụ nhưng phải công nhận rằng chính nhờ hương vị này góp sức mà nhiều món mới trở nên đặc sắc hơn. Hãy cùng điểm lại bì heo đã có công trong việc tạo nên tên tuổi của món ăn nào ở Sài Gòn nhé.
Cơm tấm
Là một trong ba "nhân vật chính" của đĩa cơm tấm "Sà Bì Chưởng", bì là điểm nhấn mang đến sự giòn dai, thơm thơm cho món ăn này. Nếu sườn nướng đậm đà, chả chưng ngầy ngậy thì cái bùi bùi từ thính gạo của bì đã cân bằng trọn vẹn hương vị. Không ngoa khi nói rằng, thiếu bì thì sẽ chẳng thể tạo nên đĩa cơm tấm Sài Gòn khiến người ta phải hít hà.
Chẳng màu mè, cầu kì, phần bì nâu nhạt cứ hoà lẫn trong từng hạt cơm nóng hổi, âm thầm điểm xuyết mùi thơm. Chan cùng nước mỡ hành, nước mắm, cắn thêm miếng sườn cháy xém thế là đã đủ no tròn bụng. Đơn giản và tinh tế chính là những gì mà thực khách cảm nhận về thành phần này trong đĩa cơm tấm.
Nhắc đến đây chắc bạn bỗng dưng thèm hít hà mùi cơm tấm Sài Gòn rồi đúng không. Gợi ý một số địa chỉ chất lượng có thể tham khảo: Cơm tấm Ba Ghiền (quận Phú Nhuận), cơm tấm Mười (quận Bình Thạnh), cơm tấm Thuận Kiều...
Bánh tằm bì
Trong món bánh tằm của miền Tây thì bì lại được đảm nhận "vai chính". Chắc có lẽ, bánh tằm chan cùng nước cốt dừa sẽ béo và ngậy vị nên người ta tận dụng bì để dung hoà lại cho món. Sợi bì cùng với thịt xắt được làm khô và ráo nước, phủ đều trên bề mặt tô bánh tằm, cứ thế mà "thể hiện mình".
Tô bánh tằm bì sau khi trộn đều thì cả bì cùng nước cốt dừa sẽ hoà lẫn vào từng sợi bánh. Không chỉ nhấn nhá thêm màu sắc cho đỡ nhàm chán mà cái giòn sật, bùi bùi, thơm thơm của bì còn làm món ăn bình dân này nâng tầm hương vị. Thêm rau sống, nước mắm hay viên xíu mại nữa là hội tụ đủ đầy mọi yếu tố khiến người ta mê mẩn.
Bánh tằm bì Tô Châu (quận 1), bánh tằm bì Sa Đéc (quận 3), bánh tằm bì Đồng Tháp (quận 5)... là những gợi ý đúng vị miền Tây để bạn thưởng thức món ăn này.
Bún bì
Gọi là bún bì nhưng món ăn này còn có thêm chả giò hoặc thịt nướng nữa. Bún bì là một kiểu bún trộn với rau sống, chan nước mắm lên rồi thưởng thức. Đơn giản thế thôi nhưng cũng đủ khiến người Sài Gòn thấy chắc bụng và sảng khoái cổ họng.
Bún tươi dai dai, thấm đều trong nước mắm và được bì hoà vào để tăng thêm mùi thơm từ thính gạo và độ giòn dai lạ miệng. Nếu muốn có chút ngậy béo thì cứ việc thêm chả giò, thịt nướng nóng hổi mà ăn cùng. Món này rất dễ ăn nên phù hợp với mọi khẩu vị dù là khó tính nhất.
Bạn có thể đến hàng dì Tư Loan ở chợ Bàn Cờ (quận 3) để khám phá món ăn này nhé.
Bánh mì bì xíu mại
Trong vô vàn kiểu bánh mì ở Sài Gòn thì bánh mì bì xíu mại chính là hương vị được nhiều người ưa chuộng nhất. Đơn giản, dễ ăn lại có mặt từ lâu nên vì thế mà không quá khó để tìm một hàng bánh mì bì xíu mại ở đây. Đi cùng với xíu mại thì bì cũng "góp công" tạo nên độ dai thơm và sần sật quyến rũ.
Thật lạ là dù bì chiếm tỉ lệ tương đối ít trong nhân bánh mì nhưng lại không thể thiếu nếu muốn món hài hoà trong từng cung bậc vị giác. Bánh mì giòn rụm, xíu mại beo béo thì chắc hẳn cần cái gì đó vừa dai vừa bùi trung hoà lại. Và đương nhiên, bì heo chính là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Bì cuốn
Không chỉ góp mặt trong món mặn mà bì cũng ghi tên vào danh sách các lựa chọn ăn vặt. Bì cuốn sẽ làm tươi mới vị giác của bạn trong mùi thơm lừng từ rau, hẹ cho đến sợi bún dai dai và bì giòn sật, bùi bùi. Chấm cuốn bì vào nước mắm loãng, có thêm dưa chua sợi ăn cùng là ngon phải biết.
Bì cuốn thấy nhỏ gọn thế nhưng ăn tầm 2 - 3 cuốn là đủ lửng bụng. Thêm vào đó, mức giá rẻ "bèo", chỉ từ 5k - 7k/cuốn, bởi thế mà món ăn này được nhiều dân "ăn vặt" yêu thích. Bạn có thể tìm thấy ở các hàng gỏi cuốn ven đường hay trong các khu chợ ẩm thực như chợ Bàn Cờ (quận 3), chợ Hồ Thị Kỉ (quận 10)...
Theo kenh14.vn
3 quán bánh canh nổi tiếng là tấp nập khách, tốc độ hết hàng rất nhanh ở Sài Gòn Mỗi quán mỗi loại bánh canh, giờ giấc bán hàng cũng khác nhưng có điểm chung là rất đông khách. Đặc biệt quán số 3 thuộc hàng đắt đỏ với mặt bằng lề đường. Bánh canh Nguyễn Phi Khanh Bánh canh Nguyễn Phi Khanh nổi tiếng là quán có tốc độ bán hàng nhanh tựa điện xoẹt, khi mỗi ngày quán chỉ bán...