Bánh canh ghẹ ‘rất bình dân’ 120.000 đồng có gì người Sài Gòn ăn nườm nượp?
Ngồi ở vỉa hè lại còn bỏ ra tới 120 ngàn đồng cho một tô bánh canh quán bình dân, thực khách Sài Gòn vẫn vui vẻ đứng xếp hàng để được ăn… Có tin nổi không?
Tiệm nhỏ, ngay bên chân cầu Bông nhưng lúc nào cũng đông khách
Quán này tuy bình dân nhưng là một trong những nơi đầu tiên ở Sài Gòn kết hợp giữa bánh canh với ghẹ. Do vậy, tiếng tăm của quán đã được khẳng định từ lâu, ai muốn ăn bánh canh ghẹ thì cứ tìm đến cầu Bông để thưởng thức. Sau này có nhiều quán khác mọc lên, cũng bắt chước theo nhưng đều không thể ngon như bánh canh ghẹ Cầu Bông (Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh).
Đây là một trong những tiệm đầu tiên ở Sài Gòn bán bánh canh ghẹ
Nghe giá 120 ngàn đồng cho tô bánh canh bán trong một quán bình dân, nhiều người hẳn sẽ tặc lưỡi, nhưng khi đến tận nơi, nhìn tô bánh canh ghẹ “chất lừ” được mang ra bàn, ai cũng vui vẻ. Tô bánh canh nước vàng ươm sóng sánh, màu sợi bánh hòa với màu điều, nước hơi sền sệt, bên cạnh là con ghẹ to, thịt chắc, đã được xào với gia vị vàng au hấp dẫn. Nhìn xung quanh quán, hầu như ai cũng tập trung cao độ vào tô bánh canh của mình, để cảm, để nếm hết tinh túy, vị ngon từ món ăn cho thỏa công sức đợi chờ.
Video đang HOT
Tô bánh canh giá 120.000 đồng chất lừ với ghẹ khá to
Tiệm mở được hơn 10 năm nay, dẫu rất đông khách nhưng chất lượng của tô bánh canh chưa bao giờ thay đổi. Một tô bánh canh ít sợi, có miếng chả tôm to, điểm thêm chút màu xanh của hành lá, có chút tiêu bột dậy mùi, thêm sự hiện diện của con ghẹ biển to đùng bên cạnh, thực khách mới nhìn đã thấy thèm.
Vẻ sảng khoái được ăn món ngon, sự no nê sau khi thưởng thức tô bánh canh hiện rõ trên từng khuôn mặt của mỗi người, nên tính ra bánh canh ở đây đắt mà… không đắt.
Khách có thể gọi tô nhỏ, ít ghẹ với giá từ 60-80.000 đồng để ăn thử trước khi chuyển sang tô đặc biệt
Câu nói, nhất nghệ tinh rất đúng trong trường hợp này, chỉ cần bán một món ăn, nấu ngon, chất lượng ổn định, thì dù có tốn thời gian chờ đợi, dù ở đoạn đường khá xa, dù chỉ bán một buổi thôi nhưng quán luôn có nườm nượp khách kéo tới ủng hộ.
Theo Thanhnien
Quán bánh canh không tên 20 năm khiến người Sài Gòn quen vị
Nằm gần đầu đường Phạm Phú Thứ (quận 6, TPHCM), quán bánh canh nho nhỏ không tên nằm trên vỉa hè ấy lại có sức hút đặc biệt đối với người dân Sài Gòn suốt 20 năm nay.
Quán bánh canh bán được hai thập kỷ và khiến nhiều thực khách quen vị, không ăn là nhớ
Quán bánh canh nằm gần đầu đường Phạm Phú Thứ, cạnh một quán phở. Quán không có bảng tên cũng chẳng đề bán món gì, chỉ khi đến gần người ta mới phát hiện ra nồi nước lèo to, đỏ au đang bốc mùi thơm nức. Bà Lưu Mỹ Lan (55 tuổi, ở quận 6, TPHCM) là chủ quán.
Đến quán bánh canh, người ta luôn miệng gọi dì Mười vì dì là người con thứ 10 trong gia đình. Dì Mười vừa bới bánh canh cho khách vừa chia sẻ: "Dì bán lâu lắm rồi từ năm 1998 đến nay, người ta thích nước lèo với xương chỗ dì lắm. Nước lèo đỏ au là do có thêm dầu điều vào để thơm hơn và cũng đẹp mắt hơn. Bữa nào bán hết dì mới về không để qua hôm sau. Có hôm mới bán được đến hơn 9 giờ là hết sạch cũng có hôm bán ế đến tận 11 giờ".
Tô bánh canh giá chỉ 18.000 đồng
Quán bánh canh chỉ đơn sơ vài ba bộ bàn ghế cùng một tủ kiếng đặt trên cái bàn nhỏ dùng để hành, chả, bánh canh và nhiều nguyên liệu khác. Trên bàn vẫn còn chỗ, nhiều khách quen vẫn thích đặt tô bánh canh trên đó rồi ngồi xem dì Mười bán.
Điểm đặc biệt của quán bánh canh dì Mười là nồi nước lèo có màu đỏ au đậm đà kèm theo vị ngọt của xương, thịt mà ai cũng mê mẩn. Đến với quán bánh canh dì Mười thực khách còn được ăn "bao no" bởi một tô bánh canh đầy ắp.
Mỗi tô bánh canh như thế gồm có: bánh canh, xương giò nhiều thịt cộng thêm da heo, nước lèo, bánh hỏi lại thêm một chút hành, một chút ớt và một miếng tắc để lên trên.
Nhiều thực khách ăn bánh canh đã nhiều năm, mỗi tuần đều ghé vài lần vì nhớ vị
Anh Nguyễn Phước Thanh (quận 6, TPHCM) nói về chuyện mình là thực khách quen của quán: "Tôi ăn bánh canh ở đây lâu lắm rồi, từ hồi mới mở quán đến bây giờ. Bánh canh ở đây ngon nhất là nước lèo, đậm đà màu lại đẹp mắt, nhiều nữa. Sáng nào tôi cũng ra ăn một tô".
Mỗi ngày, quán có thể bán hết khoảng 10 kg bánh canh và gần chục ký xương giò. Quán bán từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đã hết sạch, có khi còn sớm hơn thế nên nhiều khách thường tiếc nuối vì dì không bán buổi chiều.
Chị Thùy Vân (quận 5,TPHCM) cũng bộc bạch khi đang thưởng thức tô bánh canh: "Tôi ăn bánh canh của dì Mười cũng vài năm rồi, rất là ngon. Thịt đặc biệt nhiều giá, cũng bình dân. Mỗi tuần tôi hay ra ăn vài lần ăn riết rồi quen, mấy bữa không ăn lại thấy thèm thế nào cũng chạy ra ăn bằng được".
Mỗi khi có người đến mua, chủ quán luôn cười thân thiện chào hỏi vì dì bảo đây toàn là những khách quen. Còn đối với những khách mới đến dì cũng luôn niềm nở bảo: "Ngồi đi con". Ở quán của dì Mười, bánh canh đều được bỏ trực tiếp vào nồi mà không phải đợi khách đến mới bỏ vào nên sợi bánh canh cũng đậm đà ngon miệng khiến nhiều người khó quên được hương vị.
Nụ cười vui vẻ, tô bánh canh thơm lừng đủ vị thơm của dầu điều, đậm đà của nước lèo và bổ dưỡng của xương giò, béo ngậy của da heo kèm theo một ít hành lá, bánh hỏi cùng vài ba bộ bàn ghế mà khiến người Sài Gòn thương nhớ suốt những năm qua. Nhiều người còn than phiền vì dì Mười để ít bàn quá, nhiều lúc phải ngồi ghép lại với nhau mới có chổ.
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn xì xụp bánh canh đầu cá 'ăn ghiền' của chàng trai 23 tuổi Quán bánh canh có tên rất Huế: O Thanh, là tâm huyết khởi nghiệp của chàng sinh viên 23 tuổi ở Sài Gòn. Mỗi ngày, quán bán 300-400 tô chỉ trong vài tiếng. Đặc biệt, món đầu cá ở đây khiến thực khách mê mẩn. Tô bánh canh cá lóc đầy ắp và bắt mắt có giá 25 ngàn đồng/tô Bánh canh 'ăn...