Bánh căn nhà làm
Mấy chị em tôi sinh ra và lớn lên từ một xóm chài nhỏ ở Phú Yên. Ở đây có những món ăn nằm lòng, để thương để nhớ suốt cả thời tuổi thơ cho đến bây giờ.
Bánh căn được đúc tại nhà
Khi rời làng chài vào sống ở phố, tôi vẫn nhớ quay quắt hàng bánh căn dưới gốc bàng đầu xóm. Tôi thường lên lịch với con tôi ít nhất hai tuần về ngoại một lần để được ăn lại món bánh căn. Vừa rồi, trong những ngày ngưng dịch chuyển vì dịch Covid-19, nỗi nhớ bánh căn quê trỗi dậy, tôi tìm lại hương xưa bằng cách mua được chiếc khuôn bánh rồi tự tay làm. Từ đó cả nhà có những bữa bánh căn quê ngay giữa phố thị.
Nhớ lời mẹ dặn ngày xưa, tôi chọn gạo hạt tròn, loại gạo cũ ngâm rồi xay cho bánh dẻo thơm. Khi xay bột, tôi trộn thêm một ít cơm nguội phơi khô để bánh được giòn, rồi quan trọng hơn là pha bột làm sao phải đúng “liều lượng”. Thế rồi nhóm lò than, chuẩn bị hành hẹ, nước chấm, ngồi vào bếp và đúc.
Bánh căn rất “dễ tính”, tùy theo nguyên liệu nhà có hoặc sở thích của mình mà có thể đúc với nhiều loại thực phẩm như tôm mực, trứng, các loại thịt. Điều đặc biệt của kiểu làm bánh căn vùng biển là đúc bánh không dầu, khuôn bánh khô nóng trên lửa than, cứ thế cho bột vào nên khi chín chiếc bánh rất khô ráo, ăn thơm ngon mà không ngán.
Bánh căn rất “dễ tính”, tùy theo nguyên liệu nhà có hoặc sở thích của mình mà có thể đúc với nhiều loại thực phẩm như tôm mực, trứng, các loại thịt
Video đang HOT
Nếu làm bánh trứng thì phải chọn trứng gà nhà, hòa trứng vào bột rồi đúc. Ngon và mang đậm hương vị biển nhất là đúc bánh với mực. Mực đúc bánh căn phải là mực cơm loại nhỏ, tươi cứng. Với loại mực này, ta không cần lấy túi mà đúc nguyên con. Nhìn chiếc bánh căn chín, có con mực tươi còn nhay nháy nằm trong lòng cái bánh, mới thấy hết những sự nhớ nhung trông đợi của hương vị thơm ngon tỏa ra từ chiếc bánh.
Mỗi khuôn bánh có nhiều ô, nếu những người trong nhà có sở thích khác nhau thì ta có thể đúc cả bánh trứng, bánh mực, bánh tôm hay bánh chay tùy thích.
Không giống với các loại bánh khác, bánh căn làm rất nhanh, chỉ trong vòng vài phút ta có ngay một mẻ bánh căn. Cứ thế, cả nhà ngồi xúm xít lại, người lau đũa, lau muỗng, người múc mắm chờ đợi và thưởng thức bánh nóng vừa vớt ra từ chiếc khuôn kia. Bánh căn đã ngon, nhưng để ngon hơn phải có một tô hẹ phi dầu thơm nồng kèm tô mắm pha thơm chín, xoài băm với cà chua.
Ngon nữa là ăn bánh căn phải gắp bánh bỏ vào trong chén rồi chan nước chấm vào, rồi bưng lên vừa ăn bánh, vừa húp nước thì mới cảm nhận được cái giòn nhẹ của vỏ bánh, cái mềm mịn của lớp bột bên trong, cái béo ngọt của tôm mực, của trứng cùng mùi thơm, cay nhẹ của nước chấm. Bánh nóng bốc hơi thơm, cả nhà ăn mãi đến lúc bụng no mà không muốn đứng dậy.
Thi thoảng hãy tự làm và cùng nhau thưởng thức món ngon tại nhà giữa lòng thành phố, vui không gì sánh bằng.
Mỹ Tuyết
Món ngon chỉ nhìn cũng thèm ở Hội An
Hội An không chỉ quyến rũ du khách bởi sự cổ kính, bình yên, mà còn ghi điểm bởi những món ăn đường phố hấp dẫn, giá cả phải chăng.
Thịt xiên nướng Hội An được cuốn trong một lớp bánh tráng mỏng, bánh ướt, cùng các loại rau thơm, dưa chuột, và chấm nước sốt chua ngọt. Có giá khoảng 7.000 đồng một xiên, bạn có thể tìm được món ngon này dọc theo bờ sông Hoài, cầu An Hội.
Bánh tôm Hội An đươc bày bán trên những chiếc xe đẩy, đi rong khắp các ngõ phố. Khác với bánh tôm Hà Nội, bánh ở đây to hơn rất nhiều nhưng lại ít bột, nhiều tôm. Bột chiên là thứ bột làm từ hạt bắp trồng ở xứ Cẩm Nam, còn tôm là loại được bắt nơi cửa sông Thu Bồn. Nhâm nhi miếng bánh tôm giòn tan trong làn mưa bụi lất phất nơi phố Hội chắc chắn sẽ là kỷ niệm rất khó quên.
Bánh mì Hội An ngày nay được cả thế giới biết đến. Đứng trước tủ bánh mì với đủ các loại nhân như pate, jambon, chả, thịt xông khói... du khách thường khá phân vân. Sự cầu kỳ của bánh mì Hội An còn thể hiện ở phần rau sống ăn kèm như dưa chuột, dưa góp, húng, ngò... Phần nước xốt rưới lên sau cùng cũng là một trong những thành phần khiến bánh mì nơi đây trở nên đặc biệt.
Cao lầu là món ăn chắc chắn bạn không nên bỏ qua. Sợi mì cao lầu được làm từ bột gạo, hấp chín trộn cùng giá đỗ, vài ba lát thịt heo, thịt xá xíu, đậu phộng rang và các loại rau sống quyện vào nhau tạo nên một món ăn dân dã rất ngon miệng. Bạn có thể bắt gặp những hàng gánh lề đường hoặc trong các nhà hàng trên đường Trần Phú.
Ốc lể là món ăn được bán rất nhiều quanh chợ truyền thống. Ốc lể còn gọi là ốc gạo, thường được xào với sả, muối ớt, tiêu cho thấm gia vị. Khi khách mua, người bán sẽ trộn thêm nhiều loại gia vị như dầu phi hành khô, nước mắm gừng... Nhiều người thường tỏ ra khá ngại ngừng vì ốc lể rất bé, khi ăn phải dùng dâu gai để moi con ốc ra, nhưng khi đã quen tay với vài con đầu thì lại rất dễ nghiện món quà từ biển này.
Kem ống không còn là món quà vặt mới lạ ở phố cổ. Ngày nay dường như cứ mỗi ngã tư, người ta lại thấy có một, hai xe kem ống với đủ các hương vị, màu sắc rất bắt mắt. Kem ống được làm thủ công nên rất nhanh tan. Vừa lang thang thăm thú các con phố vừa nhâm nhi một que kem lạnh tê đầu lưỡi với vị ngậy của sữa dừa hay vị ngọt của chocolate chắc chắn sẽ khiến bạn thấy Hội An thật tuyệt.
Bánh căn là món ăn dân dã, quen thuộc mỗi buổi chiều của người dân phố Hội. Lớp vỏ bánh tuy chiên giòn nhưng không hề bị cứng, lại được ăn kèm với đu đủ muối chua và rau sống nên không có cảm giác ngấy. Có 2 loại: bánh căn có trứng và bánh căn không trứng. Quán nổi tiếng nhất ở Hội An phải kể đến là bánh căn cô Dung ở Cây Da Kèn.
Bánh bèo cũng là một trong những món bạn nên thử. Khác với bánh bèo chén xứ Huế, phần nhân bánh bèo Hội An thường sánh và có vị béo hơn và thơm đậm mùi hành phi. Bánh bèo chén hay bánh bèo tôm cháy ăn ngon nhất trong những ngày mưa phùn, trời hơi se lạnh. Lớp bột bánh mềm mịn quyện với phần nhân ngậy miệng và nước mắm đậm đà rất thú vị.
Theo Zing
Người Pháp thích ẩm thực vỉa hè Hà Nội Tổng thống Pháp Macron vừa ra lệnh kéo dài thời gian tự cách ly đến giữa tháng năm. Paris thành phố ánh sáng nơi hội tụ văn hóa ẩm thực thế giới, giờ vắng vẻ. Mọi quán ăn ngon đều đóng cửa. Nhưng người Pháp vẫn không quên Đông Dương, và ẩm thực Hà Nội. Ảnh tác giả chụp với dòng chữ "Hà...