Bánh bò hấp dai, ngọt thơm ngon tuyệt vời
Chị em có thể tự làm món bánh bò hấp dai dai, ngọt ngọt ngon tuyệt vời như ngoài tiệm.
Nguyên liệu:
Phần 1
- 200 gr bột gạo tẻ
- 35 gr bột năng
- 7 gr bột nở
- 4 gr men bánh mì
- 350 ml nước lạnh hơi ấm
Phần 2
- 220 gr đường
- 250 ml nước cốt dừa
- 100 ml nước lạnh
- 1 gói vanilla sugar
Thực hiện:
Bước 1: Cho hết tất cả phần 1 vào 1 cái âu/tô, mang bao tay trộn 5-7 phút cho bột mịn sánh. Lấy màng thực phẩm bọc miệng âu ủ 1 – 2 tiếng.
Bước 2: Cho hết phần 2 vào nồi hòa tan rồi bắt lên bếp nấu tan. Tắt bếp để nguội.
Bước 3: Qua 1- 2 tiếng ủ bột, bạn sẽ thấy âu bột nổi bọt tức bột lên men rất tốt, bây giờ đổ nước cốt dừa đã nấu để nguội vào hòa tan và tiếp tục ủ thêm 1 tiếng nữa trước khi đổ bánh.
Bước 4: Nấu 1 nồi nước sôi. Xếp cac khuôn nhỏ đê đưng bôt banh lên xửng. Khi khuôn nóng múc bột đổ vào hấp 10-13 phút là bánh chín. Lấy bánh ra để nguội rồi tách bánh ra khỏi khuôn rất dễ dàng.
Lưu y: Bạn có thể đổ bánh bằng khuôn to, nhưng thời gian hấp lâu hơn. Có thể phêt 1 chút dầu lên chén khi đổ bột. Trước khi đổ bột vào chén nhớ khuấy bột đều. Với công thức này, bánh bò có độ dai và ngọt vừa phải. Ăn ngon như ngoai hang.
Video đang HOT
Chúc các bạn thành công va ngon miêng với cach lam bánh bò hấp!
2 cách làm bánh đúc thơm ngon béo ngậy ngay tại nhà
Bánh đúc là món ăn truyền thống, dân dã và được nhiều người ưa chuộng ở nước ta. Không chỉ mềm, dễ ăn, bánh đúc còn béo ngậy, tạo cảm giác ngon miệng, hấp dẫn khi ăn. Hãy cùng thực hiện cách làm bánh đúc thơm ngon dễ dàng ngay tại nhà nhé.
Bánh đúc được làm từ bột gạo cùng với đó là sự kết hợp hoàn hảo từ vị ngon ngọt của thịt, nấm hương, mộc nhĩ và các loại gia vị đi kèm. Có rất nhiều cách làm bánh đúc khác nhau, bếp Eva sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 cách làm phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay.
1. Cách làm bánh đúc nóng mặn thơm ngon chuẩn vị
Nguyên liệu làm bánh đúc
Nguyên liệu cho phần bột bánh:
- Bột gạo tẻ ngon: 200g
- Bột năng: 50g
- Nước cốt dừa: 200ml
- Nước: 500ml
- Muối: 1 thìa
- Đường: 1 thìa canh
- Dầu ăn, dầu mè...
Nguyên liệu món bánh đúc mặn
Nguyên liệu cho phần thịt và nước chấm:
- Thịt lợn nạc: 200g
- Mộc nhĩ: 2-3 tai
- Nấm hương: 1 nắm (10-15g)
- Nước cốt chanh: từ 2-3 quả
- Hành tím: 4-5 củ
- Tỏi: vài nhánh
- Rau mùi: 1 mớ
- Các gia vị khác: Muối, đường, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm...
Cách làm bánh đúc nóng mặn thơm ngon theo từng bước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt lợn mua về đem rửa sạch, sau đó dùng dao băm nhỏ hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
- Ướp thịt với 2 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt tiêu rồi trộn đều cho ngấm gia vị và để yên trong 15 phút.
- Hành tím và tỏi bóc vỏ, đập dập sau đó băm nhuyễn. Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch rồi thái nhỏ.
Sơ chế nguyên liệu làm bánh đúc nóng
Bước 2: Làm phần bột bánh
- Cho bột gạo tẻ và bột năng đã chuẩn bị vào một cái âu, sau đó thêm vào nước cốt dừa và một chút nước lọc rồi trộn đều hỗn hợp lên với nhau sao cho bột tan đều. Để cho bột nghỉ khoảng 30 phút.
Trộn đều bột bánh
Bước 3: Hấp bánh
- Bắc nồi lên bếp, đổ bột đã trộn vào và đun với lửa nhỏ, dùng dụng cụ khuấy đều tay cho đến khi bột se và mịn lại thì tắt bếp. Đổ bột vào một cái khuôn đã cho dầu ăn để chống dính, dàn đều tay cho bột trải hết ra khuôn.
- Lấy khuôn bánh ở trên đem đi hấp cách thủy trong vòng 30 phút để cho bánh chín. Sau khi chín, lấy khuôn ra để cho nguội rồi tách phần bánh ra khỏi khuôn và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Làm phần nhân thịt
- Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho ít dầu ăn rồi bỏ hành tím và tỏi vào phi cho thơm.
- Tiếp theo bỏ thịt xay vào để xào đến khi gần chín thì cho nốt nấm hương và mộc nhĩ vào xào tiếp tới khi chín hẳn thì tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
Xào phần nhân thịt bánh đúc
Bước 5: Làm nước chấm bánh đúc
- Pha nước chấm ăn kèm bánh đúc nóng theo tỷ lệ: 4 thìa cà phê mắm 1 thìa canh nước lọc 1 thìa dấm 3 thìa cà phê đường. Khuấy đều các gia vị này lên rồi cho thêm chút tỏi, ớt băm vào để hoàn thiện nước chấm bánh đúc nóng.
Bước 6: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức
- Các miếng bánh đúc nóng sau khi cắt thì bỏ vào bát tô, sau đó cho phần nhân thịt lên trên rồi chan nước chấm bánh đúc đã pha vào.
- Bạn có thể trang trí thêm rau thơm và hành khô để ăn kèm, trộn đều lên để thưởng thức. Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm bánh đúc nóng mặn rồi.
Món bánh đúc nóng mặn sau khi hoàn thành
2. Cách làm bánh đúc lá dứa ngọt vị béo ngậy
Bánh đúc lá dứa hay bánh đúc ngọt hay bánh đúc chay là món ăn được biến tấu khác kiểu truyền thống. Đó là bánh sẽ không hề có thịt lợn, mà sẽ có hương vị lá dứa thơm ngon và tạo nên màu xanh vô cùng bắt mắt cho món ăn.
Nguyên liệu làm bánh đúc lá dứa
- Bột gạo tẻ: 250g
- Bột năng: 100g
- Lá dứa: 2-4 lá
- Gừng tươi: 1 củ
- Nước cốt dừa: 500ml
- Các gia vị cần thiết: muối, đường, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm,...
Một số nguyên liệu cho món ăn
Cách làm bánh đúc lá dứa theo từng bước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Lá dứa rửa sạch, sau đó cắt nhỏ rồi bỏ vào máy xay nhuyễn, dùng nước để lọc lấy phần nước cốt.
- Gừng tươi bóc vỏ, giã nát.
Bước 2: Làm phần bột bánh lá dứa
- Lấy 200ml nước cốt lá dứa trộn cùng với 200ml nước cốt dừa, thìa cà phê muối và 100g đường. Khuấy cho hỗn hợp hòa tan với nhau và có màu xanh đẹp mắt.
- Trộn đều bột gạo và bột năng, dùng rây lọc rồi đổ bột vào hỗn hợp nước lá dứa đã pha. Khuấy đều liên tục cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau, để cho bột bánh nghỉ trong khoảng 30 phút.
Trộn nước lá dứa với bột bánh
- Sau 30 phút, đem bột cho vào nồi để đun nóng với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp bột đặc quánh lại như hồ dán thì tắt bếp. Đổ bột ra khuôn bánh đã chuẩn bị và được phết dầu ăn chống dính.
Bước 3: Hấp bánh
- Đem hấp cách thủy khuôn bột trong 30 phút để bột chín hoàn toàn. Có thể dùng tăm để kiểm tra mức độ chín của bột bánh.
- Sau khi bánh chín, vớt ra để nguội, tách bánh ra khỏi khuôn rồi cắt bánh thành các khúc nhỏ tùy ý.
Công đoạn hấp bánh đúc lá dứa
Bước 4: Làm nước cốt dừa ăn kèm
- Lấy nốt 300ml nước cốt dừa còn lại pha vào đó thìa cà phê muối. Đem nước cốt dừa cho lên chảo đun nóng, khi nào sôi thì bạn hòa tan 20g bột năng đổ vào chảo.
- Khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại thì tắt bếp.
Bước 5: Làm nước đường ăn kèm và thưởng thức món ăn
- Bắc nồi lên bếp đun sôi 200ml nước, cho vào nồi thêm vài lát gừng và 100g đường. Đun đến khi đường tan hết trong nước thì bạn cho thêm 20g bột năng vào khuấy đều cho đến khi nước đường sệt lại thì tắt bếp.
Món bánh đúc lá dứa sau khi hoàn thành
- Múc bánh ra bát rồi chan nước cốt dừa và nước đường vào để ăn kèm, bạn có thể rắc thêm ít vừng cho món ăn thêm hấp dẫn. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách làm bánh đúc lá dứa rồi. Chúc các bạn thành công!!!
Trông như bánh giò, bánh đúc, nhưng đây là bánh bèo Hải Phòng Khác với bánh bèo chén ở Huế hay Hà Nội, bánh bèo Hải Phòng là món ăn kết hợp hoàn hảo giữa bột gạo tẻ cùng mộc nhĩ, thịt... Nhiều người nói bánh bèo Hải Phòng có hương vị gần giống món bánh giò, nhưng không hẳn. Bánh bèo tại đây được gói trong lá chuối có hình dáng giống như chiếc thuyền,...