Bảng điểm bất ngờ của sinh viên U80
Tự nhận là người mê học hỏi, không bao giờ ngừng học, ông Ngô Tôn Đức – nhân vật của Trạm yêu thương chủ đề “Không bao giờ là muộn để bắt đầu” chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị về hành trình chinh phục giảng đường Đại học khi ở độ tuổi U80.
Ông Ngô Tôn Đức – nhân vật của Trạm yêu thương chủ đề “Không bao giờ là muộn để bắt đầu”.
76 tuổi – lứa tuổi người ta lựa chọn nghỉ ngơi thì ông Ngô Tôn Đức (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) lại cắp sách tới trường để nâng cao tri thức pháp luật như bao bạn trẻ đã, đang là sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, bởi với ông “Đi học là để bắt đầu một trang mới, bắt đầu một cuộc đời có ích”.
Lần đầu tiên Trạm yêu thương có một khách mời yêu cầu chương trình làm riêng giấy mời để “làm bằng chứng” xin phép giáo viên cho nghỉ học.
Sở dĩ ông Đức làm thế vì 3 năm nay, ông chưa nghỉ học một buổi nào. Ông chia sẻ lý do chọn trường Luật bởi mong muốn giúp được mọi người biết phân biệt đúng, sai, làm theo pháp luật.
Ở tuổi 80 những ông Ngô Tôn Đức vẫn lựa chọn cắp sách đến trường để nâng cao tri thức.
Mang đến Trạm yêu thương bảng điểm năm học vừa qua của mình, ông Ngô Tôn Đức tự hào khoe thành tích của năm học 2020-2021 đầy khó khăn, dù học online ông vẫn đạt mức giỏi.
Bảng điểm của sinh viên U80 toàn điểm 8 và 9, thậm chí “còn được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật khen thưởng, nổi tiếng cả trường”.
Trên sân khấu của Trạm yêu thương, ông Đức say sưa kể về lịch trình học dày đặc: ban ngày đi học, tối lên giảng đường, đêm ôn bài đến 1-2 giờ sáng. Thậm chí, mỗi khi có bài tiểu luận, dù đã đi nằm rồi nhưng chợt nghĩ ra vấn đề gì, ông Đức lại bật dậy viết bổ sung vào bài.
Chăm chỉ học là thế nhưng ông Đức cũng chia sẻ không ít tình huống dở khóc dở cười về hành trình sinh viên Đại học những năm vừa qua. Đi đăng ký học thì ông bị nhầm đi xin học cho con, vào lớp thì bạn học nhầm là giảng viên, giáo sư của trường…
Thế nhưng qua nhận xét của giáo viên đứng lớp, người sinh viên cao tuổi nhất trường luôn chăm chú nghe giảng. Ông là trường hợp đặc biệt chẳng cần điểm danh vì luôn đến sớm 15 phút và không lẫn với ai được. Và rất nhiều ý kiến về sinh viên đặc biệt này sẽ được bật mí trong phóng sự của Trạm yêu thương.
Video đang HOT
Vợ chồng ông Đức – bà Cúc rất đam mê đi phượt.
Tự tin đánh giá mình làm gì cũng giỏi, cái gì hay cũng học, cũng biết, nhưng ông Đức phải thành thực về điểm yếu của mình khi học online.
Đó là phải nhờ đến cô cháu gái học sau ông 1 khóa – Minh Phượng – người mà ông mệnh danh là “cánh tay phải”. Và cũng chính cô gái này sẽ bật mí nhiều “điểm yếu” khác của sinh viên 76 tuổi trong Trạm yêu thương.
Bên cạnh việc học, nhân vật của Trạm yêu thương cũng chia sẻ về cuộc sống của mình với nhiều khó khăn và mất mát. Ông tự nhủ mình đang học cho bản thân và học cho cả 3 người con đã mất nữa.
Với ông Đức, việc học Đại học chỉ là mới bắt đầu, là tấm vé thông hành cho việc ông sẽ học lên Thạc sĩ và Tiến sĩ sau này.
Chương trình sẽ được phát sóng vào 10h ngày mùng 5 Tết.
Xoay quanh chủ đề “Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu”, chương trình Trạm yêu thương còn kể cho khán giả câu chuyện của ông Minh, bà Cúc – cặp vợ chồng ở Long Xuyên – An Giang đã bước qua tuổi 70 nhưng vẫn cùng nhau đi “phượt” xuyên Việt, sang cả Lào, Campuchia, Myanmar…
Theo đuổi đam mê “phượt” khi đã bước sang tuổi 73, nhưng với ông Minh không bao giờ là muộn, chỉ cần có vợ đồng hành trên mọi nẻo đường.
Mang tới hiều câu chuyện thú vị minh chứng cho việc theo đuổi đam mê không bao giờ là muộn, Trạm yêu thương tiếp tục là điểm hẹn đáng chờ đợi trong những ngày đầu năm mới với nhiều mục tiêu phía trước.
Trạm yêu thương – chưa bao giờ là muộn để bắt đầu phát sóng lúc 10h mùng 5 Tết trên kênh VTV1.
Nữ sinh năm 2 với những dự án bước ra khỏi "bong bóng an toàn"
Từ một nữ sinh ít nói, dùng sự im lặng như vỏ bọc vô hình để bảo vệ mình khỏi mọi sự của cuộc sống, Hoàng Ngọc mạnh dạn rời khỏi "vỏ óc" với những dự án táo bạo.
Với thành tích học tập xuất sắc, Lý Hoàng Ngọc (sinh viên năm 2 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh - Đại học Đà Nẵng) đã vinh dự được học bổng Merit Scholarship với trị giá 100% học phí sau một năm học vất vả, như một phần thưởng cho những cố gắng của bản thân.
Thoát ra khỏi "vỏ óc" để lập nên TUCANO Club
Chia sẻ về hành trình bước chân vào giảng đường đại học, Hoàng Ngọc tâm sự rằng: "Đã có những chuỗi ngày mình sống như nhân vật chính của một vở kịch câm. Sáng thức dậy, đánh răng rửa mặt, xách ba lô lên và vội vã đi học.
Mình im lặng trên tất thảy mọi nẻo đường từ nhà đến trường, từ trường đến lớp học. Sự im lặng, như vỏ bọc vô hình bảo vệ mình khỏi mọi sự của cuộc sống.
Đôi khi mình ước im lặng cũng đủ để người ta hiểu mình muốn gì, muốn truyền đạt gì, nhưng rồi quy luật của cuộc sống không cho phép mình im lặng mãi.
Sau một năm bước chân vào giảng đường, mình đã tự phá vỡ sự im lặng, bước ra khỏi "bong bóng an toàn" của bản thân để rồi cất lên tiếng nói của chính mình".
Với thành tích học tập xuất sắc sau một năm bước chân lên giảng đường, Lý Hoàng Ngọc đã nhận được học bổng Merit Scholarship. Ảnh: MS
Và để chính thức bước ra khỏi "vỏ óc" ấy, Hoàng Ngọc cùng ba bạn khác đã thành lập nên Câu lạc bộ Tucano - VNUK Public Speaking Club.
"Nhằm hỗ trợ phát triển kỹ năng Public Speaking (nói trước đám đông) cho sinh viên và cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng nói chung, Tucano - VNUK Public Speaking Club được chính thức ra mắt vào ngày 6/4/2021.
Cái tên Tucano mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tucano - tức chim Tu-căng trong tiếng Ý chính là hiện thân của tiếng nói dõng dạc và nội lực, vượt lên những rào cản của bản thân để ý tưởng trong mình được cất thành lời, từ đó cho đi và nhận lại những giá trị tích cực.
Bằng cách tham gia những buổi sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ với nhiều chủ đề khác nhau, các bạn học sinh - sinh viên có cơ hội trau dồi kỹ năng và khám phá tiềm năng ở bản thân mình, đồng thời lĩnh hội thêm kiến thức và nhận thức rõ ràng hơn về những vấn đề xung quanh", Hoàng Ngọc giới thiệu về Câu lạc bộ.
Cô nữ sinh vẫn nhớ như in những lần mất ngủ đầu tiên khi cả nhóm bôn ba chạy sự kiện ra mắt của Câu lạc bộ. "Đứa đi tìm chỗ thuê đèn thuê sân khấu, đứa viết script MC, đứa thì lo chăm chút mảng ẩm thực, đứa lo đi xin tài trợ và quản lý kinh phí.
Làm xong một sự kiện, bốn đứa tranh nhau thở dốc, tuy mệt nhưng vui. Qua những tháng ngày làm sự kiện ở Tucano, mình học được rất nhiều kỹ năng về lên kế hoạch, quản lý thời gian, kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng nói trước đám đông.
Dần dà, Tucano trở thành ngôi nhà thứ hai của mình, nơi mình được tự do học hỏi, được tự do sáng tạo, được thoải mái phát triển bản thân và cất lên tiếng nói của riêng mình".
Hoàng Ngọc cũng tâm sự rằng, làm việc cho một câu lạc bộ nói trước đám đông khiến bạn dần hiểu ra tầm quan trọng của sự nói.
"Mình nhận ra có những điều mình phải nói, và học cách nói, để hiểu, để truyền đạt, để tương giao, để bộc lộ cảm xúc. Đôi khi để che giấu đi bản chất "điên rồ" và sự tự ti trong tâm khảm (chứ không nói gì họ lại tưởng mình điên thật).
Dù lúc đầu mình cũng ít nói và hay ngại, nhưng sau một hồi được 'training', giờ mình nói nhiều nhất Câu lạc bộ", Hoàng Ngọc cười nói.
Practice là "mẹ của thành công"
Khi được hỏi về "bí quyết" học tập của mình, Hoàng Ngọc khiêm tốn nói: "Mình tự hào vì những lần miệt mài đèn sách, 'dùi mài kinh sử', những lần tranh biện sôi nổi với nhóm học tập của mình để tìm ra cách giải quyết một vấn đề.
Từ một cô nữ sinh ít nói, Hoàng Ngọc đã bước ra khỏi chính "vỏ óc" của mình để lập nên Câu lạc bộ Tucano. Ảnh: MS
Mình không thông minh, cũng hơi hơi chăm chỉ, không cầu toàn nhưng có cái hơi 'cầu kỳ'. Vì không phải là người giỏi ứng biến, nên mình từng đọc đi đọc lại kịch bản nói của môn Communication Skills hơn 100 lần để thuộc làu nó.
Kết quả là mình đã được thầy cô khen ngợi về khả năng thuyết trình của mình, và được điểm A toàn môn".
Để việc học trở nên tốt và dễ dàng hơn, Ngọc đã lập ra một nhóm học tập để cùng nhau học và xuất sắc vượt qua bài thi cuối kỳ của môn Maths for Economics (Toán Kinh tế).
Ngọc cũng chia sẻ thêm đã từng tham gia cuộc thi về kinh doanh, chạy deadlines tối mắt tối mũi nhưng vẫn... "rớt".
"Quả thật, hành trình của năm nhất dù gian nan nhưng đã giúp mình 'khai sáng' được nhiều điều. Mình nhận ra rằng dù trí thông minh, tài năng hay tính cách của bản thân có như thế nào đi chăng nữa, mình luôn có thể rèn luyện để cải thiện và trở nên tốt hơn.
Đúng như người ta thường nói: 'Practice (luyện tập) là mẹ của thành công'", Hoàng Ngọc vui vẻ nói.
Nữ thủ khoa đại học mồ côi cha, mất mẹ và nghị lực phi thường Báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam đã trao 130 suất học bổng "Nâng bước thủ khoa 2021" cho thủ khoa và các sinh viên xuất sắc. Chiều 26-12, báo Tiền Phong và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt nam đã tổ chức chương trình vinh danh, trao học bổng "Nâng bước thủ khoa 2021" cho 130...