Ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/11/2021.
Ảnh minh họa/ITN
Quy chế này quy định về thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi; chứng chỉ; đơn vị tổ chức thi; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Theo quy định của Quy chế, chứng chỉ tiếng Việt được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng từ bậc 1 đến bậc 6 của Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Bộ GD&ĐT quy định mẫu chứng chỉ tiếng Việt. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Việt do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định.
Video đang HOT
Về hình thức thi: Các kĩ năng nghe, đọc, viết được tổ chức theo hình thức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Kĩ năng nói được tổ chức theo hình thức thi nói trực tiếp trước giám khảo hoặc thi nói trên máy tính.
Đối với từng kì thi, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay trên máy tính, thi nói trực tiếp trước giám khảo hay nói trên máy tính để thí sinh biết trước khi đăng kí dự thi.
Đon vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt bao gồm: Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam; các đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài. Các đơn vị này cần bảo đảm các điều kiện theo quy định về đội ngũ, cơ sở vật chất, ngân hàng câu hỏi.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện; trong đó, ghi rõ bậc năng lực tiếng Việt đạt được của thí sinh. Việc quản lý và cấp phát, thu hồi chứng chỉ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo, thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị tổ chức thi theo quy định hiện hành. Đơn vị tổ chức thi có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra, rà soát các điều kiện tổ chức thi và giám sát bộ phận chuyên trách được giao tổ chức thi của đơn vị để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Quy chế.
Sẽ ban hành quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài
Dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài vừa được Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Ảnh minh họa/internet
Quy chế này bao gồm: mục đích, nguyên tắc; hình thức thi; chứng chỉ tiếng Việt; đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, Hội đồng thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý cấp phát chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Theo dự thảo, các kỹ năng thi bao gồm: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Kỹ năng nói được tổ chức bằng hình thức thi nói trực tiếp hoặc thi trên máy vi tính.
Đối với từng kỳ thi, dựa trên điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay thi trên máy vi tính, thi nói trực tiếp hay thi nói trên máy vi tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.
Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt là trường đại học, trường cao đẳng sư phạm có đào tạo ngành văn học, sư phạm ngữ văn, tiếng Việt và văn hóa Việt Nam được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc dùng cho người nước ngoài; cơ sở giáo dục được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng Việt cho người nước ngoài; tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt.
Để tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Việt, các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT. Hội đồng thi do Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi thành lập.
Chứng chỉ tiếng Việt được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng với Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc dùng cho người nước ngoài từ bậc 1 đến bậc 6.
Mẫu chứng chỉ tiếng Việt do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Việt do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Thủ trưởng đơn vị tổ chức thi cấp chứng chỉ cho thí sinh đủ điều kiện, trong đó có ghi rõ bậc năng lực tiếng Việt của thí sinh đạt được qua kỳ thi. Việc quản lý, cấp phát và thu hồi chứng chỉ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Gặp gỡ các sinh viên Nga học tiếng Việt tại các trường đại học Nga Ngày 1/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức cuộc giao lưu bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa các sinh viên học tiếng Việt tại Nga với 4 điểm cầu. Tham dự sự kiện này tại đầu cầu Moscow (Nga) có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam...