Bạn có đang nhầm lẫn giữa hen phế quản và hen tim?
Hen phế quản là bệnh lý thuộc đường hô hấp còn hen tim là bệnh xảy ra trên nền tảng tim mạch như cao huyết áp, các bệnh liên quan đến cơ tim hay tim mạch vành,.. Điểm giống và khác nhau của hen phế quản và hen tim là gì?
1. Cơ chế gây bệnh hen phế quản và hen tim
Cơ chế gây bệnh hen phế quản và hen tim hoàn toàn khác nhau. Theo nghiên cứu, hen tim là tình trạng bệnh xảy ra trên nền tảng các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh cơ tim và bệnh mạch vành.
Trong khi đó, hen phế quản xảy ra trên bệnh sử khó thở mãn tính, nó tái diễn có chu kỳ và rất dễ có nguy cơ bùng phát, tái phát lại nếu như người bệnh tiếp xúc trực tiếp với những nguyên nhân gây bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết
Rất nhiều người đã bị nhầm lẫn giữa hai bệnh hen phế quản và hen tim. Trên thực tế, hen phế quản và hen tim có những dấu hiệu rất khác nhau, vậy nên nếu tìm hiểu kỹ và biết được sự khác nhau này, bạn sẽ dễ dàng điều trị bệnh, tránh dùng sai thuốc, kéo dài thời gian điều trị.
- Bệnh hen tim: Người bị bệnh hen tim sẽ đột ngột cảm thấy khó thở, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra người bị suy tim còn hay ho khan, ho có đờm, có bọt hồng, huyết áp tăng nhanh (dấu hiệu của bệnh suy tim biểu hiện trên lâm sàng). Bên cạnh đó, người bị hen tim sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp cao bất thường, khó kiểm soát.
- Bệnh hen phế quản: Trong khi đó, bệnh hen phế quản sẽ khiến người bệnh khó thở, cảm giác nghẹn ở lồng ngực, ho khạc đờm thường là ít, dính, có màu trắng. Người bị hen phế quản huyết áp sẽ không thay đổi, vẫn giữ ở mức bình thường, ít vã mồ hôi hoặc thường là không, không tím tái khi lên cơn hen,…
Video đang HOT
3. Khám cận lâm sàng
- Khi người bệnh được khám bằng hình thức nghe phổi, nếu như có thấy nhiều ran ấm ở đáy phổi thì đó là bệnh hen tim, còn nếu nghe thấy phổi ran rít, ran ngáy thì đó là bệnh hen phế quản.
- Ngoài ra, khi chụp X-quang, nếu người bệnh bị thâm nhiễm 2 rối phổi hình cánh bướm thì đó là bệnh hen tim, còn bệnh hen phế quản là khi bạn thấy hình ảnh giãn phổi cấp, tim hoàn toàn bình thường.
4. Ai có thể mắc hen phế quản và hen tim?
Những người cao tuổi, khả năng co bóp của cơ tim yếu, dẫn đến sự ứ trệ tại tuần hoàn phổi, đó là nguyên nhân gây ra bệnh hen tim. Chính vì vậy người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc hen tim cao với những dấu hiệu như ho, khó thở tăng dần kết hợp với suy tim,…
Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra người trẻ tuổi thường dễ mắc hen phế quản hơn.
5. Điều trị hen phế quản và hen tim
Để điều trị đúng cách hen phế quản và hen tim giúp bệnh chóng khỏi, điều cần thiết là bạn phải biết mình bị hen phế quản hay hen tim. Đã có rất nhiều trường hợp vì không xác định rõ mình bị bệnh gì dẫn đến việc điều trị sai cách, rất tốn thời gian, tiền bạc mà không có hiệu quả, nhiều người bệnh còn ngày một nặng hơn. Dưới đây là hướng điều trị hen phế quản và hen tim.
- Đối với hen tim: Đầu tiên, bạn phải cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu đang bị tồn đọng trong phổi. Nếu nguyên nhân của hen tim đến từ yếu van tim, các bệnh bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì cần cân nhắc, có thể phải cần phẫu thuật.
- Hen phế quản: Hiện tại chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản, bạn nên kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống hợp lý. Một số loại thuốc thường được sử dụng bằng cách uống hàng ngày là corticosteroid hít (fluticasone, budesonide, mometasone, ciclesonide, flunisolide, beclomethasone…).
Trong những trường hợp nếu không chắc về tình trạng của mình, bạn nên gặp bác sĩ để có được những chia sẻ, tư vấn chính xác nhất về sức khỏe, tình trạng bệnh và phương pháp điều trị hợp lý, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng để xác định được những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em thì nhiều bậc cha mẹ chưa nắm được.
1. Tổng quan về hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em hay còn gọi là bệnh hen suyễn ở trẻ là bệnh lý đường hô hấp, gây co thắt cơ trơn phế quản đồng thời làm tăng tiết dịch nhầy phế quản làm cho bệnh nhân khò khè, khó thở. Nguyên nhân gây nên cơn hen phế quản co thắt do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa các yếu tố từ môi trường và yếu tố có tính tự miễn.
Hen phế quản là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào, nhiều nhất là nhóm người hút thuốc hay trẻ em dưới 5 tuổi. Những trẻ có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh hen phế quản sẽ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này hơn so với những đứa trẻ được sinh ra ở những ông bố bà mẹ không mắc bệnh.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở ở trẻ em:
Ho: Trẻ em bị hen phế quản thường có biểu hiện ho khan tái đi tái lại nhiều lần, ho dần nặng hơn vào ban đêm đồng thời kèm theo dấu hiệu khò khè và khó thở. Ho thường xuyên xuất hiện khi trẻ gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá hay tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
Khò khè: Khò khè là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em. Trẻ thường xuất hiện cơn khò khè trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc...
Khó thở: Khó thở ở trẻ em mắc hen phế quản cũng là dấu hiệu không thể bỏ qua, trẻ thường xuất hiện cơn khó thở khi gắng sức, khi căng thẳng hay khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài.
Giảm hoạt động: Do trẻ thiếu oxy nên trẻ bị suy giảm hoạt động thể lực, trẻ không thể chạy hay bơi hoặc vận động thể lực mạnh như những đứa trẻ khác.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản ở trẻ em được chia làm 4 mức độ khác nhau, mỗi mức độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em khác nhau cụ thể như sau:
Mức độ 1 (có cơn hen ngắt quãng nhẹ): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn này khá mờ nhạt do cơn hen thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ hầu như không có dấu hiệu gì bất thường ngoài việc cha mẹ có thể thấy con chảy nhiều nước mũi hơn, ho nhiều hơn,...
Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn này đã rõ ràng hơn, trẻ khò khè, khó thở, ho nhiều và xuất tiết nhiều dịch đường hô hấp. Cơn hen ở mức độ 2 có thể xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ khiến trẻ mệt mỏi, khó thở nhiều và tăng tiết đờm rãi nhiều, trẻ bỏ ăn, bó bú,...
Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng): Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em ở giai đoạn 4 xuất hiện thường xuyên và kéo dài, khiến trẻ bị hạn chế các hoạt động thể lực và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí ở giai đoạn này trẻ còn có thể xuất hiện những cơn khó thở kịch phát nguy hiểm tới tính mạng nếu không được khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản ở trẻ em cũng có thể được nhìn thấy thông qua việc trẻ bị viêm phế quản gây khó thở cho trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ, xuất tiết nhiều đồng thời khó thở, thở khò khè,... Khác với chứng hen phế quản ở người lớn, hen phế quản ở trẻ em có thể bắt đầu và kết thúc một cách đột ngột.
Tìm hiểu chung về hen phế quản mãn tính Hen phế quản mãn tính sẽ gây khó thở, thậm chí tử vong nếu như không được xử lý kịp thời mỗi khi cơn hen xuất hiện. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về hen phế quản mãn tính sẽ giúp kiểm soát tốt cơn hen, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hen suyễn hay hen phế quản mãn tính...