Bài thuốc thanh táo, nhuận phế
Táo tà, thử nhiệt, qua đường mũi và miệng xâm nhập phế (phổi) làm tổn thương tân dịch của phế. Đông y cho rằng: “Táo lấn phế, trong phế có hỏa, làm khí ủng tắc không thông, các khớp xương đau nhức, đầu và mặt ra mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, da khô và ngứa, nổi mụn li ti, đại tiện bí kết…
Nguyên nhân do táo khí làm tổn thương phế, bệnh do ngoại cảm phong nhiệt hóa táo, làm tổn thương âm dịch, tân dịch ở phế bị hao tổn mà sinh bệnh.
Biểu hiện: ho khan không có đờm, hoặc có đờm nhưng dính khó khạc ra, trong đờm có lẫn máu, đau tức ngực, đau họng, miệng mũi khô ráo, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế sác.
Vị thuốc xuyên bối mẫu trong bài thuốc “Tang hạnh thang” có công dụng sơ phong, nhuận phế.
Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Bệnh nhân ho nhiều nên tức ngực, đờm ít nhưng khó khạc ra, khi khạc ra có lẫn máu, bệnh nhân sốt nhẹ, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế hơi sác.
Điều trị: sơ phong nhuận phế.
Bài thuốc Tang hạnh thang: tang diệp 12g, sa nhân 8g, xuyên bối mẫu 8g, lê bì 8g, hạnh nhân 8g, đạm đậu sị 12g, chi tử 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.
Bệnh nhân ho khan, khản tiếng, có khi mất tiếng nói không rõ, khàn tiếng, miệng khô lưỡi đỏ, mạch sác.
Điều trị: thanh táo nhuận phế.
Bài thuốc Thanh yết ninh phế thang: cát cánh 12g, tiền hồ 8g, tri mẫu 8g, chi tử 8g, tang bạch bì 12g, xuyên bối mẫu 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.
Trường hợp ho khan, đau họng, khó thở, tâm phiền khát nước, lông tóc khô, nước tiểu đỏ.
Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo dưỡng âm bổ huyết.
Video đang HOT
Bài thuốc Tư táo dưỡng vinh thang: sinh địa 12g, đương qui 8g, hoàng cầm 8g, đan bì 8g, bạch thược 12g, tần giao 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 8g, cam thảo 4g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Trường hợp ho, ngứa trong họng, trong đờm có lẫn máu tươi, họng khô, sốt nhẹ về chiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.
Điều trị: thanh nhiệt nhuận phế sinh tân chỉ huyết.
Bài thuốc Tả bạch tán: tang bạch bì 16g, địa cốt bì 16g, cánh mễ 20g, cam thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Bệnh nhân thấy mũi khô, họng ráo, không có đờm chảy máu mũi, có khi lên một cơn sốt nhẹ sau đó mới chảy máu mũi, lưỡi đỏ mạch phù sác.
Điều trị: thanh nhiệt sinh tân lương huyết chỉ huyết.
Bài thuốc Sa sâm mạch đông thang: bắc sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 12g, bạch biển đậu 12g, tang diệp 12g
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
Bài thuốc Nam: lá huyết dụ phơi khô sao có mùi thơm 16g, rau má khô 20g nếu dùng tươi 30g.
Cách dùng: ngày 1 thang, sắc uống 2 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Uống liên tục 3 ngày bệnh sẽ hết.
Bệnh nhân khát nhiều thích uống nước càng uống càng thấy khát, miệng khô, đại tiện táo bón, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, lưỡi đỏ khô ít tân dịch, mạch hồng sác.
Điều trị: thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân chỉ khát.
Bài thuốc Nhị đông thang: thiên môn 8g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 8g, nhân sâm 6g, hà diệp 6g.
Cách dùng: ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
BS. Lê Thị Hương
Theo SK&ĐS
Liên tiếp những vụ tử vong do mắc cúm A/H1N1: Chuyên gia cảnh báo không được chủ quan
Giới chuyên gia nhận định, cúm A/H1N1 là bệnh cúm có diễn biến không hề đơn giản, có thể gây tử vong. Khi bệnh đang vào mùa dịch cần hết sức cẩn trọng với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Mùa cúm hoành hành, xuất hiện nhiều trường hợp tử vong do mắc cúm A/H1N1
Mới đây, tại Phú Yên xuất hiện trường hợp bệnh nhi 27 tháng tuổi tử vong do mắc cúm A/H1N1 khiến nhiều người lo sợ dịch bệnh cúm diễn biến bất thường. Theo đó, cháu N. bắt đầu có triệu chứng sốt, ho từ 29/11. Người nhà tự mua thuốc cho cháu uống nhưng không rõ thuốc gì. Hôm sau, khi thấy cháu N. không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình đưa đến điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên và được chẩn đoán viêm phổi nặng.
Đến 4/12, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và cũng được chẩn đoán bị viêm phổi nặng. Sau đó, kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang xác định bệnh nhân N. dương tính với cúm A/H1N1. Đến 9/12, bệnh nhân bị tiên lượng xấu, người nhà xin đưa về và cháu N. đã tử vong trên đường. Nhiều người có tiếp xúc với bé được khoanh vùng theo dõi thêm.
Mới tháng trước, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cũng cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do mắc bệnh cúm A/H1N1. Bệnh nhân tử vong là một nhà sư, tên là N.T.T (37 tuổi, ni cô chùa Pháp Hoa, ở xã Hòa Bình, TP Kon Tum).
Theo đó, bệnh nhân T khởi phát bệnh từ ngày 25/10 với biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, tiếp xúc chậm, chân tay lạnh. Đến ngày 3/11, bệnh tình chuyển biến nặng, bệnh nhân đã nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (BV Đa khoa tỉnh Kon Tum).
Ngày 6/11, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên khẳng định mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Qua 5 ngày điều trị, bệnh nhân qua đời và được chẩn đoán tử vong do bệnh cúm A/H1N1.
Có thể nói, dịch bệnh cúm đang vào mùa hoành hành và có diễn biến vô cùng phức tạp. Giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh mọi người cần phải hết sức cẩn trọng. Đừng nghĩ chỉ là mắc cảm xoàng rồi tự ý ra hiệu thuốc mua uống khi chưa rõ bệnh tình ra sao. Thực tế cho thấy một cơn cảm cúm đôi khi có diễn biến khó lường, thậm chí cướp mạng sống của bạn chỉ trong tích tắc.
Không được chủ quan với bệnh cúm, cần đi tiêm chủng cũng như dắt túi những cách phòng tránh cực đơn giản ngay lúc này!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), bệnh cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên, lây nhiễm qua đường hô hấp, trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe. Tại Việt Nam, các virus gây nên bệnh cúm thường gặp là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B.
Căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính...
Theo Cục Y tế dự phòng, virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm virus cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm virus, chạm vào khăn giấy đã dùng có nhiễm virus sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm A/H1N1.
Theo BS Dũng, căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.
Tiêm phòng cúm là giải pháp cấp thiết vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản... Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.
Điều vô cùng đáng lo ngại hiện nay chính là người dân luôn có suy nghĩ nhầm lẫn giữa cảm cúm với cảm lạnh thông thường. Để phân biệt, bác sĩ Dũng lưu ý, các triệu chứng của bệnh cảm cúm nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở... thì càng phải đến viện sớm. Đây chính là những biến chứng cực nguy hiểm của bệnh cảm cúm, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi... phòng tránh mắc bệnh cúm.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, trong thời điểm dịch bệnh cúm diễn biến bất thường, người dân nên chú ý thực hiện phòng tránh bệnh cúm như sau:
- Tiêm phòng cúm vì nó có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm virus từ 10-60%.
- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.
- Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩm Trong những tuần vừa qua, với thời tiết mưa gió trên cả nước, độ ẩm trong không khí tăng cao, biến đổi nhiệt độ trong ngày dao động lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý lây lan do tác nhân virút gây ra ở trẻ em như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và đặc biệt là viêm...