Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
Đối với mẹ bầu mắc hội chứng truyền máu song thai, việc tập luyện nhẹ nhàng không chỉ hỗ trợ sức khỏe của mẹ mà còn có thể gián tiếp mang lại lợi ích cho thai nhi thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe tổng thể.
1. Vai trò tập luyện với người mắc hội chứng truyền máu song thai
Hội chứng truyền máu song thai (Twin-to-Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một rối loạn hiếm gặp, xảy ra ở các cặp song thai có cùng một bánh nhau, nơi các bào thai có hệ thống mạch máu kết nối trong bánh nhau và máu được phân phối không đều.
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Hội chứng truyền máu song thai có thể xuất hiện các triệu chứng như: Sự chênh lệch về kích thước giữa hai thai nhi; người mẹ tăng quá nhiều nước ối ở thai nhi nhận và giảm lượng nước ối ở thai nhi cho; suy tim ở thai nhi nhận do lưu lượng máu quá cao; thiếu máu ở thai nhi cho.
Việc theo dõi và điều trị hội chứng này thường đòi hỏi sự can thiệp y tế từ các chuyên gia.
Bên cạnh đó, một số bài tập luyện nhẹ nhàng trong quá trình mang thai có thể giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt và hỗ trợ thai nhi phát triển một cách an toàn hơn:
Bài tập hít thở sâu phù hợp cho bà bầu mắc hội chứng truyền máu song thai (ảnh minh họa).
1.1. Cải thiện tuần hoàn máu
Tập luyện giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Đây là điều quan trọng trong trường hợp hội chứng truyền máu song thai, khi lưu thông máu giữa hai thai nhi có thể gặp vấn đề.
1.2. Giảm căng thẳng và lo âu
TTTS tiềm ẩn những rủi ro đối với mẹ và thai nhi. Các bài tập như yoga hoặc thiền định giúp giảm mức độ căng thẳng và lo lắng, mang lại tinh thần thoải mái hơn cho người mẹ.
1.3. Hỗ trợ cơ bắp và xương khớp
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ phải chịu áp lực lớn, đặc biệt là khi mang thai đôi. Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì sự linh hoạt của cơ thể.
Tư thế con mèo giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn máu.
1.4. Tăng cường hệ miễn dịch
Tập luyện nhẹ nhàng giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng tốt hơn cho mẹ để phòng tránh các bệnh tật khác trong thai kỳ.
1.5. Cải thiện giấc ngủ
Nhiều bà bầu gặp khó khăn với giấc ngủ do sự thay đổi của cơ thể và sự lo lắng trong suốt quá trình mang thai. Do đó, việc tập luyện nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể, hỗ trợ giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn.
Tư thế con bò làm giảm áp lực lên cột sống cho mẹ bầu.
2. Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai
Video đang HOT
Do tính chất phức tạp của hội chứng truyền máu song thai mẹ bầu cần cẩn thận lựa chọn bài tập phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu đang mắc hội chứng truyền máu song thai:
2.1. Hít thở sâu và thư giãn
Các bài tập hít thở sâu giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cung cấp oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi, hỗ trợ sự phát triển của cả hai bào thai.
Cách thực hiện:
Mẹ bầu ngồi hoặc nằm thoải mái, đặt một tay lên bụng.
Hít vào từ từ qua mũi, cảm nhận bụng phồng lên.
Sau đó giữ hơi thở trong vài giây, rồi thở ra từ từ qua miệng.
Thực hiện từ 5-10 phút mỗi ngày.
2.2. Yoga bầu
Yoga bầu nhẹ nhàng có thể giúp mẹ bầu thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Một số tư thế thư giãn cho mẹ bầu như tư thế em bé, tư thế mèo – bò,… làm giảm áp lực lên cột sống và vùng bụng.
Cách thực hiện tư thế mèo – bò:
Người mẹ bắt đầu bằng cách quỳ gối trên sàn, chống tay xuống sàn, hai tay và hai chân vuông góc với mặt đất.
Hít vào, đẩy lưng xuống và ngẩng đầu lên (tư thế bò).
Từ từ thở ra, cong lưng lên và cúi đầu xuống (tư thế mèo).
Lặp đi lặp lại từ 5 – 10 lần, hít thở đều đặn.
2.3. Đi bộ nhẹ nhàng
Đi bộ là bài tập đơn giản nhưng hiệu quả cao, giúp cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi và hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho mẹ.
Cách thực hiện:
Bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng trong công viên hoặc trong nhà.
Thời gian từ 15 – 30 phút mỗi ngày.
Tránh đi bộ quá lâu hoặc ở địa hình không bằng phẳng.
Chọn giày và trang phục thoải mái để đi.
2.4. Bài tập nghiêng hông
Bài tập nghiêng hông cũng là một trong những bài tập giúp mẹ bầu mắc hội chứng truyền máu song thai giảm áp lực lên vùng chậu, tăng cường sự linh hoạt và thư giãn các cơ bắp.
Cách thực hiện:
Tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
Người mẹ đặt tay lên hông, nhẹ nhàng nghiêng hông từ bên này sang bên kia.
Lặp lại động tác từ 5-10 lần mỗi bên.
3. Lưu ý khi tập luyện cho mẹ bầu mắc hội chứng truyền máu song thai
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia sản khoa để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.
Ngừng tập ngay nếu có dấu hiệu bất thường như chóng mặt, mệt mỏi, đau,…
Tránh tập luyện quá sức để tránh áp lực lên cơ thể, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng phù hợp.
Duy trì việc uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi tập để tránh mất nước.
Đảm bảo môi trường tập luyện thoải mái, thoáng khí và không quá nóng.
Bài tập nào tốt cho người bệnh trầm cảm?
Tập thể dục giúp ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó làm giảm triệu chứng trầm cảm, có thể phòng ngừa tái phát bệnh...
1. Lợi ích của tập thể dục với người bệnh trầm cảm
Tập thể dục thường xuyên là một cách tốt để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát chứng trầm cảm như:
Giúp nâng cao tâm trạng thông qua việc cải thiện thể lực.
Cải thiện giấc ngủ.
Tăng mức năng lượng.
Giúp ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
Giúp mọi người cảm thấy bớt cô đơn hơn khi tập thể dục cùng người khác.
Tập thể dục giúp giải phóng endorphin - là chất hóa học tự nhiên trong não có thể cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, tăng cảm giác hạnh phúc, giúp người bệnh thoát khỏi vòng suy nghĩ tiêu cực gây ra trầm cảm và lo lắng.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục có thể là một phương pháp điều trị hữu ích vừa phải cho chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình ở người lớn. Do đó, tập thể dục nên được coi là một thay đổi lối sống quan trọng, được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị trầm cảm khác. Những người mắc bệnh tim hoặc hô hấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập thể dục.
2. Các bài tập dễ thực hiện cho người trầm cảm
2.1 Chạy bộ giúp tăng cường tâm trạng tự nhiên
Chạy bộ giúp kích thích một số chất hóa học trong não, giải phóng endorphin, tăng cảm giác hưng phấn. Người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn về tổng thể bằng cách giảm căng cơ, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm lo lắng.
Nên chạy bộ ít nhất 30 phút/ngày, trong 3-5 ngày/tuần, có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn không có nhiều thời gian, thậm chí chỉ cần tập thể dục từ 10 - 15 phút cũng cũng tạo ra sự khác biệt.
2.2 Bài tập trọng lượng
Tập tạ giúp tăng lưu lượng máu, tăng cơ, cải thiện cơ thể, hình ảnh... tăng cảm giác hài lòng.
Các bài tập rèn luyện sức mạnh như tập tạ cũng giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với một số người bị trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình, tập tạ có thể là một phương pháp luyện tập mang tính thiền định. Khi tập tạ, tâm trí sẽ tập trung vào nhiệm vụ trước mắt mà không nghĩ đến bất cứ điều gì khác.
Ngoài ra, tập tạ giúp tăng lưu lượng máu, tăng cơ, cải thiện cơ thể, hình ảnh... tăng cảm giác hài lòng. Chỉ cần bắt đầu từ từ, sử dụng sự hỗ trợ của huấn luyện viên cá nhân nếu cần.
2.3 Yoga
Tập yoga là một hoạt động khác có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là khi kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức.
Yoga có tác dụng chống trầm cảm rất tốt, do cải thiện tính linh hoạt, liên quan đến chánh niệm, giúp phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại, tăng sức mạnh, làm cho bạn nhận biết được hơi thở của mình, cải thiện sự cân bằng...
2.4 Thái cực quyền
Thái cực quyền là phương pháp có thể giúp giảm bớt trầm cảm.
Với việc thực hành các động tác chậm rãi, nhẹ nhàng của thái cực quyền giúp giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng trầm cảm.
Luyện tập thái cực quyền trong môi trường nhóm cũng đóng một vai trò trong việc giảm trầm cảm. Lớp học nhóm có thể củng cố ý thức tự chủ, kết nối với những người khác.
3. Lưu ý khi tập luyện ở người bệnh trầm cảm
Những người bị trầm cảm có thể thấy khó khăn khi bắt đầu hoặc tạo động lực để tiếp tục tập thể dục trong thời gian dài.
Dưới đây mà một số cách giúp bạn bắt đầu:
- Bắt đầu từ đơn giản: Bắt đầu với các hoạt động đơn giản như mua sắm, làm vườn hoặc các công việc nhỏ của gia đình. Tăng dần mức độ hoạt động để cải thiện sự tự tin, tạo động lực cho các hoạt động năng động hơn.
- Làm những điều mình thích: Những người bị lo âu hoặc trầm cảm thường mất hứng thú, niềm vui khi làm những việc mà họ từng thích. Lên kế hoạch cho các hoạt động mà bạn từng thấy thú vị, hấp dẫn, thư giãn hoặc thỏa mãn với bạn bè hoặc gia đình... theo thời gian, những hoạt động này sẽ lại trở nên thú vị.
- Giao lưu với người khác: Những người mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm thường xa lánh người khác, nhưng việc tiếp tục giao lưu là một phần quan trọng của quá trình phục hồi. Giữ liên lạc với bạn bè và gia đình có thể giúp tăng cường sức khỏe, sự tự tin, đồng thời tạo cơ hội để giao lưu.
- Lên kế hoạch: Lập kế hoạch cho thói quen tập luyện giúp mọi người trở nên năng động hơn. Đảm bảo rằng một số hình thức tập thể dục được đưa vào mỗi ngày. Cố gắng tuân thủ kế hoạch càng chặt chẽ càng tốt, nhưng phải linh hoạt.
- Đặt mục tiêu hợp lý :Nhiệm vụ của bạn không nhất thiết phải đi bộ một giờ, năm ngày một tuần. Hãy suy nghĩ thực tế về những gì bạn có thể làm. Sau đó bắt đầu từ từ rồi tăng dần theo thời gian. Hãy lập kế hoạch phù hợp với nhu cầu, khả năng của bạn thay vì đặt ra những mục tiêu mà bạn khó đạt được.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩtrước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới để đảm bảo an toàn cho bạn. Bác sĩ sẽ xem xét bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng, tình trạng sức khỏe và có lời khuyên hữu ích về việc bắt đầu và tập luyện đúng hướng.
Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, hướng dẫn tập thể dục của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần, hoặc dành ít nhất 75 phút hoạt động aerobic mạnh mẽ mỗi tuần.
Bài tập cải thiện sức khỏe cho người mắc hội chứng Marfan Hiện tại vẫn chưa có biện pháp chữa trị nào có thể điều trị khỏi hội chứng Marfan mà chỉ giảm bớt tác động không tốt của bệnh lên các cơ quan. Do đó, ngoài các biện pháp dùng thuốc và các can thiệp y học, các bài tập vận động, xoa bóp bấm huyệt cũng đóng một vai trò rất tích cực...