Bài tập cho người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc
Các bài tập có thể giúp quản lý căng thẳng, kiểm soát các hành vi tiềm ẩn ở người mắc Hội chứng nghiệ.n giậ.t tó.c, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
1. Tác dụng của các bài tập với người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc
Hội chứng nghiệ.n giật tóc là một rối loạn kiểm soát xung động thường do các nguyên nhân rối loạn tâm lý, lo lắng thường xuyên, căng thẳng, áp lực… gây nên. Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc thường xuyên phải bứt lông hay tóc ra khỏi các vùng như da đầu, lông mày, lông mi, ảnh hưởng đến ngoại hình, khả năng làm việc của người bệnh.
Nặng hơn, Hội chứng nghiệ.n giật tóc có thể dẫn đến những hậu quả như nhiễ.m trùn.g, tổn thương da, có thể ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, dẫn đến tình trạng tránh giao tiếp xã hội. Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc thường cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu trước khi giậ.t tó.c và hành động giậ.t tó.c được sử dụng như một cách giải tỏa.
Việc thực hiện các bài tập giúp người bệnh:
- Thư giãn: Một số bài tập như bài tập thở sâu, thư giãn cơ hoặc yoga giúp cơ thể thư giãn, giảm mức độ kích thích cảm xúc, hạn chế nhu cầu tìm đến hành vi giậ.t tó.c để giải tỏa.
- Làm gián đoạn thói quen giậ.t tó.c: Các bài tập thay thế hành vi giậ.t tó.c, làm gián đoạn thói quen xấu và hình thành thói quen mới không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nâng cao ý thức: Nhiều người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc không nhận ra khi nào và tại sao họ giậ.t tó.c, nên các bài tập giúp nâng cao ý thức là bước quan trọng để kiểm soát hành vi.
Các bài tập vận động thể chất một mặt giúp kiểm soát hành vi, mặt khác lại giúp cải thiện trạng thái tinh thần và sức khỏe cơ thể, giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc; tạo cơ hội cho tóc mọc lại và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng như rụng tóc từng mảng hoặc viêm da đầu…
Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc nên thực hiện các bài tập luyện thường xuyên để thư giãn, cải thiện triệu chứng.
2. Một số bài tập cho người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc
2.1. Bài tập hít thở sâu
Người bệnh nhẹ nhàng, từ từ hít vào sâu, giữ hơi thở rồi sau đó lại nhẹ nhàng thở ra từ từ. Khi tập thở, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể được thả lỏng, từ đó đạt được trạng thái thư giãn cơ thể.
Trên người bệnh mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc, bài tập hít thở sâu có thể được phối hợp cùng bài tập thư giãn cơ tiến triển bằng cách siết chặt từng nhóm cơ ở tay, chân, vai trong vài giây, rồi thả lỏng ra từ từ theo nhịp điệu hơi thở. Điều này sẽ tăng cường tác dụng thư giãn cơ thể, giảm sự thôi thúc giậ.t tó.c của người bệnh.
Video đang HOT
Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc nên kết hợp hít thở sâu và bài tập thư giãn cơ tiến triển để giảm triệu chứng (ảnh minh họa).
2.2. Bài tập thiền định
Người bệnh ngồi yên, tập trung vào hơi thở hoặc lặp lại một từ, một câu ngắn có nội dung tích cực. Bài tập này cũng có thể tiến hành kết hợp với bài tập hít thở sâu, vừa giúp thư giãn cơ thể, vừa giúp rèn luyện sự tập trung, từ đó hỗ trợ giảm khả năng tái phát hành vi giậ.t tó.c.
2.3. Bài tập thay thế hành vi cho người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc
Người bệnh mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc có thể thực hiện bài tập thay thế hành vi nhằm tạo thói quen mới thay vì giậ.t tó.c. Khi cảm thấy muốn giậ.t tó.c, hãy thay thế hành động giậ.t tó.c bằng việc bóp quả bóng cao su, chơi với các đồ vật có kết cấu đặc biệt như slime, xoắn dây cao su quanh ngón tay hoặc đơn giản là nắm chặ.t ta.y và không duỗi bàn tay dùng để giậ.t tó.c để hạn chế hành vi giậ.t tó.c.
Chơi với slime là một hoạt động thay thế hành vi giậ.t tó.c.
2.4. Bài tập tăng cường nhận thức
Người bệnh có thể ngồi trước gương mỗi khi có cảm giác muốn giậ.t tó.c, giúp tăng cường ý thức về hành động, từ đó giảm tần suất giậ.t tó.c của người bệnh.
Bên cạnh đó, để tăng cường nhận thức người bệnh cũng nên có thói quen ghi chép cảm xúc là lý do của mỗi lần muốn giậ.t tó.c. Nhận thức được các nguyên nhân như lo lắng, áp lực, buồn chán, mệt mỏi… cũng giúp người bệnh cải thiện hành vi của mình.
2.5. Bài tập rèn luyện sự tập trung
Bên cạnh bài tập thiền định ở trên, người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc cũng có thể tập các bài tập rèn luyện sự tập trung khác như chơi ghép hình, Sudoku, giải câu đố… Việc tập trung vào các hoạt động sáng tạo khác sẽ giúp chuyển hướng tâm trí, giảm sự thôi thúc thực hiện hành vi giậ.t tó.c.
2.6. Các bài tập vận động thể chất
Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc có thể tham gia vào các hoạt động vận động thể chất như tập yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đá bóng, các bài tập aerobic…
Khoa học đã chứng minh các hoạt động vận động thể chất giúp làm tăng nồng độ endorphin, một loại hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc, cải thiện tâm trạng, thông qua đó cũng có thể cải thiện tình trạng muốn giậ.t tó.c của người bệnh.
3. Một số lưu ý khi tập vận động ở người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc
Thời điểm tập tốt trong ngày: Người bệnh có thể lựa chọn bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày để thực hiện các bài tập thể chất. Tuy nhiên, không nên tập khi vừa ăn no hay quá đói hoặc ngay trước khi đi ngủ.
Với các bài tập thay thế hành vi, người bệnh cần luôn ghi nhớ và thực hiện ngay khi có biểu hiện giậ.t tó.c.
Cách tập không gây hại sức khỏe
Xây dựng thói quen: Bên cạnh các bài tập, người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc cũng cần xây dựng cho mình thói quen chăm sóc bản thân, chăm sóc tốt hơn cho tóc và da đầu. Chẳng hạn sử dụng mũ đội đầu hoặc quấn khăn lên đầu, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng hoặc mặt nạ tóc, một mặt tạo điều kiện cho tóc phục hồi, một mặt giúp bảo vệ tóc và giảm ý muốn giậ.t tó.c.
Lựa chọn bài tập phù hợp: Nên chọn các bài tập phù hợp với sở thích và khả năng của người bệnh. Người bệnh có thể mất động lực, thậm chí cảm thấy căng thẳng nếu bài tập quá khó hoặc không hứng thú. Do đó, cần chú ý đến trạng thái cảm xúc khi tập luyện, tránh các bài tập kích thích cảm xúc quá mức, vì trạng thái cảm xúc tiêu cực khi tập luyện có thể khiến hành vi giậ.t tó.c trở lại.
Người mắc Hội chứng nghiệ.n giật tóc nên lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp và không đặt mục tiêu quá cao.
Không đặt mục tiêu quá cao: Các bài tập không mang lại hiệu quả tức thì trong việc kiểm soát hành vi, cần thời gian để phát huy tác dụng, vì vậy nên duy trì lịch tập đều đặn và ghi nhận những thay đổi tích cực nhỏ qua từng ngày. Việc đặt mục tiêu cao hoặc quá cứng nhắc cũng có thể gây căng thẳng, làm tăng nguy cơ tái phát hành vi giậ.t tó.c.
Tạo môi trường tập luyện phù hợp: Cần tạo cho người bệnh một môi trường luyện tập thoải mái, yên tĩnh, thoáng mát và không có các yếu tố gây phân tâm. Môi trường ồn ào, đông người hoặc nhiều yếu tố kích thích có thể khiến người bệnh khó tập trung và cảm thấy bất an.
Ngừng tập nếu cảm thấy căng thẳng, thay vào đó là thư giãn hoặc trò chuyện với người thân để trấn an. Nếu người bệnh cảm thấy căng thẳng tăng lên khi tập hoặc không thấy hiệu quả, cần có sự can thiệp từ chuyên gia.
Gen Z là thế hệ dễ kết nối nhất, nhưng bị nỗi cô đơn ám ảnh hàng đêm
Gen Z sinh ra trong thời đại công nghệ và là thế hệ có nhiều kết nối nhất, nhưng không có nghĩa là người trẻ cảm thấy gần gũi hơn với các mối quan hệ trong xã hội.
Một nghiên cứu mới cho thấy sự cô đơn đang ám ảnh gen Z vào ban đêm, khiến những người trẻ trằn trọc và cảm thấy không đủ thời gian nghỉ ngơi cần thiết.
Các nhà tâm lý học từ Đại học Tiểu bang Oregon (OSU) tại Mỹ đã phân tích 1.000 sinh viên đại học và phát hiện ra rằng 35% số người tham gia cảm thấy cô đơn. Theo báo cáo, nhóm sinh viên này triệu chứng mất ngủ cao gấp đôi so với những người không cảm thấy cô đơn.
Đồng tác giả của nghiên cứu Jessee Dietch, nhà tâm lý học, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ và Phó giáo sư khoa học tâm lý cho biết:
" Mất ngủ rất có hại cho sức khỏe của sinh viên đại học. Triệu chứng này gây ra tình trạng căng thẳng, lo lắng và rối loạn tâm lý. Từ đó khiến thành tích học tập giảm sút".
Nhiều sinh viên gen Z bị mất ngủ vì cảm thấy cô đơn vào buổi đêm. (Ảnh minh họa: iStock)
Đối với nhiều sinh viên đại học thì tình trạng mất ngủ và cô đơn đang ở mức độ "dịch bệnh". Cô đơn có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến tâm lý nhạy cảm với căng thẳng. Do đó, họ có nhiều khả năng thức trắng nguyên đêm.
Sự cô lập xã hội có thể gây ra tình trạng cảm thấy thiếu an toàn. Một số người trẻ cảnh giác hơn với các mối đ.e dọ.a xung quanh vào buổi đêm. Điều này cũng làm gián đoạn giấc ngủ.
Nỗi cô đơn cũng liên quan đến chứng trầm cảm và suy nghĩ tiêu cực, cả hai đều gây ra triệu chứng mất ngủ. Theo các nhà nghiên cứu, mối quan hệ giữa giấc ngủ và sự cô đơn là hai chiều. Điều này có nghĩa là giấc ngủ kém cũng có thể gây ra sự cô đơn và dần thu mình với xã hội.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã xem xét thời gian nhìn sử dụng màn hình điện thoại, máy tính. Họ đã phát hiện ra mối liên hệ giữa các vấn đề về giấc ngủ và việc dành hơn 8 giờ nhìn vào màn hình mỗi ngày.
Giảm thời gian sử dụng đồ công nghệ có thể giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng đó không phải là yếu tố chính. Sự cô đơn vẫn đóng vai trò lớn hơn trong việc gây ra chứng mất ngủ. Các sinh viên cô đơn vẫn có nhiều khả năng bị mất ngủ dù họ đã hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính.
"Thời gian nhìn vào màn hình nhiều hơn có liên quan đến các triệu chứng mất ngủ, nhưng có vẻ như điều này chỉ xảy ra với những người không quá cô đơn. Đối với những người lớn cô đơn, các triệu chứng mất ngủ của họ tăng cao bất kể thời gian sử dụng màn hình là bao nhiêu", John Sy, một sinh viên sau đại học tại Khoa Khoa học Tâm lý tại OSU cho biết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 3 người trưởng thành ở Mỹ thì có một người báo cáo rằng họ cảm thấy cô đơn.
Sự cô đơn thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, bệnh tim, tiểu đường loại 2, lo lắng, trầm cảm, xu hướng t.ự t.ử, tự làm hại bản thân và chứng mất trí.
Sinh viên đại học đặc biệt có nguy cơ gặp phải các vấn đề về chứng mất ngủ. Mức độ cô đơn của người trẻ cao hơn hẳn so các nhóm tuổ.i khác. Thêm vào đó, thời gian sử dụng điện thoại, máy tính của họ cũng cao hơn.
Mặc dù rất am hiểu công nghệ và mạng xã hội, nhưng người trẻ lại thiếu các mối quan hệ sâu sắc, giàu ý nghĩa. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của họ. Việc vun đắp các mối quan hệ ngoài đời thực có thể là giải pháp tối ưu nhất cho đại dịch cô đơn này.
Nhập viện tâm thần do lạm dụng thuố.c l.á điện tử Nam bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng ảo giác và nhiều bệnh lý khác sau khi sử dụng thuố.c l.á điện tử trộn thêm cần sa. Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) mới đây đã tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 26 tuổ.i chịu hậu quả rối loạn tâm thần do lạm dụng thuố.c l.á điện tử...