Bài học cảnh tỉnh mọi cha mẹ từ vụ bé gái tử vong do ong đốt
Cha mẹ đã phạm phải sai lầm rất lớn khiến trì hoãn thời gian tốt nhất để cứu bé gái sau khi bị ong đốt.
Bé gái bị ong đốt tử vong vì sai lầm của bố mẹ
Khám Phá dẫn nguồn câu chuyện nhật ký trực của một bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Qúy Châu, Trung Quốc trong qua trình cứu chữa bệnh nhân đã nhận ra những chi tiết, những thời điểm quan trọng mà nếu chỉ một quyết định sai có thể dẫn tới những điều đáng tiếc.
“Buổi tối hôm ấy là ca trực của tôi. Cha mẹ của cô bé lúc chiều đưa con đi chơi ngoài công viên. Trẻ con hiếu động thấy hoa đẹp nên vươn tay ra định hái nhưng không ngờ chạm phải ong và bị đốt.
Ông nội của bé gái ngay lập tức bôi kem đánh răng lên vết đốt nhưng không hiệu quả. Vài phút sau, bé gái bắt đầu bị nôn mửa, mí mắt sưng lên, mặt đỏ bừng, cơ thể nổi ban đỏ dày đặc. Gia đình thực sự hoảng sợ nên vội vàng đưa con tới viện.
Tuy nhiên thay vì chọn bệnh viện ở địa phương cách đó chỉ 3 phút, họ lại đưa tới bệnh viện lớn cách đó 30 phút.
Trẻ bị ong đốt mang lại những tác hại khôn lường. Ảnh minh họa
Lúc ấy tôi thật sự muốn nói với họ rằng, họ đã phạm phải sai lầm rất lớn. Gia đình đã trì hoãn thời gian tốt nhất để cứu bệnh nhân. Nếu khi ấy, họ đưa con gái tới bệnh viện gần nhất để tiến hành sơ cứu trước khi chuyển tới viện lớn hơn thì có lẽ cô bé đã có cơ hội sống sót. Tuy nhiên tôi không thể mở lời bởi sợ rằng họ sẽ thêm dằn vặt”.
Vụ việc bé chết vì ong đốt từng xảy ra ở Việt Nam. Ngày 14/9/2014, 3 cháu bé trong cùng một gia đình ở tỉnh Đăk Nông đang chơi ngoài vườn bị bầy ong vò vẽ làm tổ trên cây lao xuống đốt. Cháu bé 3 tuổi đã tử vong, chị và anh của bé vẫn trong cơn nguy kịch, được cứu chữa ở Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Người nhà các cháu cho biết các bé rủ nhau ra chơi ngoài vườn, bất ngờ gia đình nghe tiếng khóc thét của bọn trẻ. Khi người lớn chạy ra phát hiện bầy ong vò vẽ đang lao vào đốt 3 đứa trẻ.
Ngay sau khi giải cứu các bé khỏi đàn ong, gia đình chuyển cả 3 cháu đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Nhưng do bị trúng độc nọc ong quá nặng, chỉ vài giờ sau khi nhập viện đứa em út 3 tuổi đã tử vong.
Bài học sống còn sơ cứu con khi bị ong đốt
Thực vậy, việc sơ cứu khẩn cấp để cứu con khi bị ong đốt là rất quan trọng. Cha mẹ nên trang bị cho con những kiến thức cần thiết nếu vô tình động phải tổ ong.
Bình tĩnh và không vung tay loạn xạ
Khi bị ong đốt, cha mẹ nên dạy trẻ phải hết sức bình tĩnh, cần tìm chỗ tránh ngay, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ càng thu hút số lượng ong tới nhiều hơn.
Loại bỏ ngòi nọc bằng nhíp
Loại bỏ ngòi nọc với phương pháp dùng móng tay hoặc dùng nhíp.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng
Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Vì vậy, sau khi bị ong chích, cha mẹ cần rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, có thể đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau giảm đau và giảm sưng.
Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị ong độc đốt là: Trẻ than mệt nhiều, tay chân lạnh, da nổi mẩn, tiểu đỏ, tiểu ít, khó thở. Khi đó, nên đặt trẻ nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Theo Tri thức trẻ
Cháu bé bị ong vò vẽ đốt 100 nốt dẫn tới suy đa tạng
Bệnh nhân B.X.T. (11 tuổi, ở Quỳnh Hoa, Quỳnh Long, Nghệ An) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng, rối loạn đông máu do bị bầy ong đốt khoảng hơn 100 nốt.
Theo người nhà bệnh nhi chia sẻ, bé B.X.T. trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì dẫm phải tổ ong vò vẽ, bị đốt nhiều nốt, sưng tấy toàn thân.
Sau hội chẩn, các bác sĩ của khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ. Đến nay bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang hồi phục.
Bệnh nhân B.X.T đang được lọc máu liên tục tại khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
BSCKI Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, lọc máu liên tục sử dụng hiệu quả cho các trường hợp bệnh nhân suy đa phủ tạng, suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, suy tim kháng trị, viêm tụy cấp, ngộ độc nặng...
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố.
- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, người dân cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động.
- Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình. Nên phá ngay khi tổ mới xây (thường tháng 3 - 4).
- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
- Để loại bỏ tổ ong nên dùng khói, bình xịt côn trùng xua ong đi hết sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày), đi găng và đầu đội mũ kín.
Theo www.giadinhmoi.vn
Hơn 100 mũi ong đốt trên cơ thể bé trai 11 tuổi Bệnh nhi ở Nghệ An bị suy đa tạng, khó thở, men gan cao, rối loạn đông máu. Bé trèo lên nhà tắm kiểm tra đường nước thì đạp phải tổ ong vò vẽ. Bầy ong túa ra đốt em bé nhiều nốt, sưng tấy toàn thân. Bé được đưa đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng nguy...