Bác sĩ Việt ở Mĩ: Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu – tưởng là chuyện nhỏ mà hậu quả không nhỏ!
Nghiên cưu mơi nhât cho thây tre bi bênh đâu bep luc nho co điêm vê nhân thưc, tư duy va tri nhơ kem hơn cac tre không bi bênh đâu bep. Đông thơi tre sơ sinh bị bẹp đầu khi lớn lên cung co kêt qua hoc tâp kem hơn cac tre không măc bênh.
Lần rồi về Việt Nam thấy thằng cháu có cái đầu dẹp lép như con cá trê quá tội, mà nó lớn rồi nên tôi không còn làm gì được. Hôm nay ở Mỹ thì khám một ca hội chứng khớp thái dương hàm (Temperomandibular Joint Syndrome TMJ) khá nặng. Cô gái xinh xắn 16 tuổi mà hàm dưới mở nửa đường thì kẹt, nói, nhai hay ngáp đều đau đớn. Coi kỹ thì thấy cô này đầu có hình dạng bất thường, xương mặt và mắt bên lớn bên nhỏ. Lại thêm một trường hợp đầu bep không được chữa trị đúng và kịp thời.
Bệnh trẻ sơ sinh bị bẹp đầu dễ phòng ngừa và có thể điều trị, hơn nữa gần đây cách trị liệu có nhiều kỹ thuật mới cải tiến chứ không như ngày xưa. Nên các mẹ nhớ lưu ý, đừng để con lớn lên có cái đầu dẹp lép thì tội nghiệp nó lắm.
Bệnh đầu bẹp là gì?
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi khi xương sọ đang phát triển và còn rất mềm, do xương sọ bị tác động ngoại lực đè ép kéo dài, thường là phía sau đầu do nằm ngửa lâu kéo dài, khiến xương sọ vùng đó bị dẹp, phẳng, đồng thời xương sọ bị ép phải phát triển ngược lại về hướng không bị ngoại lực. Cuối cùng làm cho sọ phát triển dị dạng bất thường, dẫn tới dị dạng mặt và các phần khác của xương đầu.
Bệnh có hai dạng chính:
Plagiocephaly: đầu lép phía sau ở một bên, làm cho xương sọ phát triển về phía trước của bên đó.
Bradycephaly: toàn bộ phía sau bị lép, phía sau đầu sẽ phẳng lì, giống như hình chữ nhật.
Còn có thêm loại kết hợp đặc điểm của hai loại trên.
Hai dạng chính của bệnh đầu bẹp ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết do nằm nhiều ở một tư thế cố định. Trẻ sơ sinh nằm ngửa suốt ngày, xương sọ mềm, nên sẽ bị bep phía sau (bradycephaly). Nếu chỉ xoay đầu sang một bên do tư thế hay do vẹo cổ (torticollis) sẽ làm bep một bên phía sau gây plagiocephaly.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Tư thế trong tử cung: khung chậu hẹp, u bướu, mang thai nhiều con cùng một lúc dễ làm xương sọ biến dạng.
- Sinh non: nhiều bệnh nằm lâu, sọ mềm.
- Các tác động bên ngoài khác như ghế an toàn, ghế xích đu,…
Bệnh đầu bẹp có hay gặp không?
Bệnh rất phổ biến từ sau khuyến cáo phòng ngừa SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh) của AAP năm 1992 khuyên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Trước đó cứ 300 bé có một bé mắc bệnh này, sau đó thì 10 bé có 1 bé mắc bệnh. Ơ Viêt Nam co thê con cao hơn rât nhiêu do chưa đươc chu y hay hương dân.
Video đang HOT
Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu gây tác hại gì?
Nếu bị nhẹ thì không có tác hại gì đang kể ngoài có cái đầu hơi méo méo chút, sau này lớn chỉ đổi kiểu tóc là ổn. Nếu nặng thì có nhiều tác hại về lâu dài ảnh hưởng cuộc sống khi bé lớn.
Đừng tưởng chỉ có cái đầu dị dạng chút thôi không có gì nghiêm trọng. Khi xương sọ dị dạng đủ nhiều, sẽ làm dịch chuyển các cấu trúc của nền sọ. Hãy tưởng tượng cả cái đầu là cái nhà của bạn, nền sọ như là cái móng nhà, xương sọ là cái khung nhà, khuôn mặt là mặt tiền nhà, còn hàm dưới như cửa lớn của cái nhà. Nếu cái móng nhà méo mó, dị dạng thì các cấu trúc xây trên nó sẽ như thế nào?
Khi xương sọ dị dạng đủ nhiều, sẽ làm dịch chuyển các cấu trúc của nền sọ.
Cái đầu thì méo xẹo, tóc kiểu nào cũng xấu, không lẽ đội mũ tối ngày. Dung nhan sẽ tổn hại vô cùng, tai thì bên cao bên thấp, bên lớn bên nhỏ, mắt và mặt cũng bên lớn bên nhỏ, mũi thì vẹo. Cái “cửa nhà” thì đóng không khớp, mỗi lần mở ra đóng vô là nó rên rỉ (bệnh khớp thái dương hàm). Khớp cắn thì lệch, hàm dưới thì trề ra ngoài, dễ đổ thuốc. Chết thì không chết nhưng đau khổ kéo dài vô cùng. Tới lúc này thì chỉ còn nước oán trách cha mẹ với bác sĩ nhi của mình mà thôi.
Nghiên cưu mơi nhât cua Seattle Children’s Craniofacial Center cho thây tre bi bênh đâu bep luc nho co điêm vê nhân thưc, tư duy va tri nhơ kem hơn cac tre không bi bênh đâu bep. Đông thơi tre co bênh đâu bep cung co kêt qua hoc tâp kem hơn cac tre không măc bênh. Như vây bênh nay không chi lam xâu xi ma con anh hương tơi nao bô nưa nha cac me.
Có thể phòng ngừa bệnh đầu bẹp cho con như thế nào?
Với bác sĩ Nhi:
PHẢI HƯỚNG DẪN cha mẹ chăm sóc đầu từ lần khám đầu tiên, tiếp tục theo dõi trong các lần khám tiếp theo 2-4-6 tháng nhằm phát hiện sớm, tiếp tục hướng dẫn và điều trị kịp thời.
Với cha mẹ:
Đã biết đầu bẹp là do nằm nhiều thì cha mẹ phải siêng năng thay đổi tư thế bé, tăng thời gian nằm sấp CÓ GIÁM SÁT (vì trẻ dưới 4 tháng đầu còn yếu và chưa xoay trở được sẽ có nguy cơ bị ngạt nếu nằm sấp.)
Có người bảo cho nằm gối mềm. Xin thưa là Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nằm ngửa và trên mặt phẳng tương đối cứng, không có gối hay miếng lót xung quanh vì tăng nguy cơ đột tử.
Tăng thời gian nằm sấp (tummy time) bằng nhiều cách tùy theo lứa tuổi:
- Từ 0-2 tháng, cơ cổ còn yếu, cho bé nằm sấp trên ngực, vừa tăng tình cảm vừa ngừa đầu dẹp. Cổ cứng hơn chút thì cho nằm sấp, ấn nhẹ vùng hông cho bé tập nâng đầu.
- Từ 3-6 tháng, cho bé nằm sấp chơi nhiều hơn, dùng gương, đồ chơi dụ cho bé nâng đầu và rướn người vể trước.
- 6-9 tháng, các bố ít đi nhậu lại mà về chơi tàu lượn, xích đu tiên với con, bé sẽ mau biết bò hơn.
Còn trẻ bị vẹo cổ (Torticolis) hay có xu hướng chỉ trở đầu qua một bên thì sao? Cũng dễ thôi. Trẻ sơ sinh vẹo cổ là do cơ vùng cổ ngắn hơn ở một bên và co kéo về bên đó nhiều hơn, bây giờ phải tìm mọi cách cho trẻ xoay đâu sang bên kia nhiều hơn.
Ví dụ như trẻ luôn xoay đầu sang trái thì:
- Đổi tay cho bú, lót tay dưới cổ bên phải để bé nghiêng cổ về bên phải.
- Khi bé nằm trong nôi hay giường, xoay tư thế sao cho bé phải xoay đầu sang phải để tìm mẹ.
- Luôn bắt đầu chạm vào bé từ phía bên phải, để bé xoay đầu sang phải.
- Bế bé ở tư thế xoay mặt ra ngoài, để bé tò mò mà xoay đầu theo mọi hướng.
- Nếu bé vẹo cổ thì tập vật lý trị liệu cơ cổ với liệu pháp cằm-vai và tai-vai (chin-shoulder và ear-shoulder), mỗi đợt 10-15 lần, 5-6 đợt một ngày.
Cằm-vai; một tay giữ vai trái, tay kia từ từ xoay nhẹ đầu sang phải cho đến khi cằm đụng vai phải, giữ 10-15 giây thì buông ra. Lặp lại 10 lần, mỗi ngày làm 5-6 đợt như vậy (xem hình).
Tai-vai: một tay giữ vai trái, tay kia đẩy nghiêng đầu sang phải cho đến khi tai phải chạm vai phải, thời gian và tần suất tương tự như cằm-vai.
Điều trị bẹp đầu cho trẻ như thế nào?
Não bộ và xương sọ phát triển nhanh nhất trong 6 tháng đầu đời, sau đó chậm lại cho đến 18 tháng thì các khớp nối xương sọ hoàn toàn dính liền với nhau và xương sọ định hình vĩnh viễn. Do đó THỜI GIAN VÀNG để bắt đầu điều trị là 4-6 tháng tuổi. Cho tới 12 tháng tuổi thì hiệu quả điều trị sẽ giảm nhưng vẫn cho kết quả tốt. Sau 12 tháng hiệu quả giảm dần, tới 18 tháng tuổi thì đành chấp nhận thương đau.
Trường hợp vừa và nặng, trẻ được cho đeo một cái mũ helmet đặc biệt suốt ngày đêm ngoại trừ lúc tắm cho đến khi đầu tròn trở lại.
Ngày xưa, cái mũ này làm theo kiểu one size-fit-all (chỉ một cỡ duy nhất) nên hiệu quả có hạn chế vì đó là điều trị thụ động. Khoảng 15 năm trở lại đây, công ty Cranial Technology của Mỹ va nhiêu nơi khac đã phát triển một phương pháp điều trị mới dựa trên kỹ thuật mới gọi là Digital Surface Imaging. Họ dùng một cái máy camera lớn như cái máy CT scan có thể chụp 360 tấm hình trong một phút. Máy sẽ chụp rất nhiều hình của đầu bé, sau đó các hình ảnh được sử dụng để tạo một hình 3D của đầu bé, giống y hệt như đầu của bé từ kích thước đến cấu trúc. Từ hình ảnh này, họ sẽ làm ra một cái mũ gọi là DOC band, vừa khít với đầu của TỪNG BÉ. Mũ sẽ được thiết kế sao cho tạo nhiều áp lực lên vùng bị lồi ra và ít áp lực lên vùng lõm. Bằng cách đó, họ “bắt buộc” xương sọ và nền sọ phải phát triển theo hướng ngược lại cho đên khi đâu tron trơ lai. Bé sẽ được theo dõi mỗi tuần một lần để điều chỉnh mũ cho phù hợp.
Xin chu y la hiên nay ơ Viêt Nam bênh nay con chưa đươc chu y đung mưc va chưa co cac phương phap điêu tri đươc kê phia trên. Nên hiêu qua nhât vân la PHONG NGƯA, nêu lơ bi thi vân ap dung cac biên phap đươc nêu trong bai se cai thiên môt phân, hoăc co thê tim nhưng loai mu đơn gian.
Quá trình điều trị mất 3-9 tháng tùy mức độ nặng nhẹ và thời điểm bắt đầu.
Con mình đẻ ra đẹp trai đẹp gái, ráng mà chăm sóc phòng ngừa đầu dẹp nha các ba mẹ.
Chúc mọi người nuôi con thành công và đừng bao giờ để các em bé sơ sinh bị bẹp đầu!
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người “hay lo chuyện bao đồng”, bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.
Theo Helino
Đang bình thường mẹ bầu 37 tuần tuổi bỗng co giật và hôn mê suốt 17 ngày liền bởi một biến chứng thai kỳ ít người quan tâm
Tình trạng của chị Thái nguy hiểm đến nỗi dù bác đã tiến hành mổ gấp ngay, thế nhưng chị vẫn bị hôn mê suốt 17 ngày liền sau đó.
Chị Thái, 32 tuổi, đến từ Đài Loan bất ngờ lên cơn co giật tại phòng khám khi thai nhi được 37 tuần tuổi. Ngap lập tức, xe cứu thương đã đưa sản phụ vào phòng cấp cứu tại bệnh viện Tung's Taichung MetroHarbor Hospital (Đài Loan). Tình trạng của sản phụ khi đó là toàn thân co giật, răng ngậm chặt, xuất huyết mũi miệng, sắc môi tím tái, da lạnh, không đo được huyết áp.
Chị Thái nhập viện trong tình trạng toàn thân co giật, xuất huyết mũi, miệng...
Bác sĩ Ngô Triệu đã tiến hành sinh mổ để cứu sống tính mạng hai mẹ con sản phụ. Sau 10 phút, em bé đã chào đời. Bác sĩ Ngô Triệu đã thực hiện biện pháp hồi sức tim phổi và cắm ống thở cho bé, đồng thời chuyển bé đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Riêng sản phụ sau khi được bác sĩ cấp cứu đã hồi phục mạch đập và huyết áp, nhưng tình hình chưa khả quan và vẫn còn xuất huyết. Ngoài truyền dịch và truyền máu, khoa tim mạch đã hỗ trợ sản phụ bằng cách áp dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (còn gọi là kỹ thuật ECMO). Sau khi tình trạng của sản phụ ổn định, bác sĩ Ngô Triệu tiến hành chụp CT và xác định sản phụ mắc hội chứng thuyên tắc ối, co giật và hội chứng đông máu rải rác nội mạch (DIC).
Các bác sĩ ăn mừng vì đã cứu sống thành công chị Thái và đứa con trong bụng.
Bác sĩ Ngô Triệu cho biết: "Trong quá trình cấp cứu và phẫu thuật, sản phụ đã được truyền hơn 30.000 đơn vị máu, gấp 7 lần lượng máu trong cơ thể người bình thường. Điều khiến bác sĩ kinh ngạc là chỉ tính riêng khoang bụng của sản phụ đã xuất huyết lượng máu đáng kể khoảng 5.350 đơn vị máu. Do tình trạng co giật nghiêm trọng, não bộ của sản phụ đã tổn thương do thiếu oxy nên sản phụ đã hôn mê 17 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt. Thật may nhờ vào nghị lực của sản phụ và sự cổ vũ của gia đình nên sản phụ đã qua cơn nguy kịch và tỉnh lại.
Trường hợp của sản phụ Thái được đánh giá là một ca rất khó và vô cùng may mắn. Bởi hội chứng thuyên tắc ối có tỉ lệ tử vong khoảng 90%. Cho dù người bệnh may mắn sống sót nhưng rất hiếm trường hợp có thể tỉnh lại sau khi rơi vào trạng thái hôn mê sâu".
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác lọt vào hệ tuần hoàn máu của mẹ thông qua nhau gây ra một phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ.
Dấu hiệu và triệu chứng của thuyên tắc ối bao gồm:
- Khó thở đột ngột.
- Nhiều dịch trong phổi (phù phổi).
- Tụt huyết áp đột ngột.
- Suy tim nặng mất khả năng bơm máu hiệu quả (trụy tim mạch);
- Các tình trạng đe dọa sự sống như rối loạn đông máu (đông máu nội mạch lan tỏa).
- Nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
- Suy thai như là nhịp tim chậm.
- Co giật.
- Hôn mê.
Theo afamily
Bé sơ sinh 23 ngày tuổi bị thoát vị bẹn nghẹn Bé gái Dương Lạc A. mặc dù mới được 23 ngày tuổi (Bình Gia, TP Lạng Sơn) nhưng đã phải nhập viện gấp và phẫu thuật vị thoát vị bẹn nghẹn. Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, các bác sĩ bệnh viện này vừa thực hiện ca phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 23 ngày tuổi...