Bác sĩ Nhi khoa mách 5 bí quyết chăm sóc khi trẻ bị ốm lúc giao mùa
Sự thay đổi khí hậu một cách thất thường và đột ngột làm hệ miễn dịch của nhiều trẻ trở nên “mong manh” hơn, từ đó tạo điều kiện cho virus gây bệnh dễ dàng phát triển và lan truyền.
Trên trang cá nhân của Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2 đã đưa ra những chỉ dẫn chi tiết về cách chăm sóc khi trẻ bị ốm trong thời điểm giao mùa.
Cũng theo BS. Hoàng Quốc Tưởng, trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm kèm theo sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ dễ khiến trẻ mắc phải các bệnh về viêm đường hô hấp, tiêu chảy, cảm cúm,… Tuy nhiên hầu hết đều là các bệnh lành tính và ít gây biến chứng nếu biết cách chăm sóc trẻ.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2
Chích ngừa cúm đầy đủ
Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp và có những biến chứng khá nặng nề. Do vậy, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm chính là tiêm phòng. Chích ngừa vắc-xin cúm cho trẻ em giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ trước sự tấn công của virus cúm.
Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96-97%. Trẻ đã tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ các biến chứng nặng của cúm, thời gian bị bệnh ngắn hơn trẻ chưa tiêm ngừa. Theo đó, để đối phó với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, nên chích ngừa vắc ngừa xin cúm vào khoảng tháng 10, 11 hàng năm.
Song, với những trẻ dưới 6 tháng được nhận miễn dịch từ mẹ, nên nếu mẹ có chích ngừa cúm trước hoặc trong mang thai mà cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Còn với những trẻ trên 6 tháng hoàn toàn có thể chích ngừa.
Đừng bất chấp tìm mọi cách hạ sốt ngay tức thì
Khi trẻ sốt, nhiều cha mẹ lo sợ các biến chứng do sốt gây ra nên đã cố bất chấp tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì thế, điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C làm trẻ khó chịu, quấy khóc.
Video đang HOT
Lúc này, thuốc hạ sốt an toàn có thành phần Paracetamol với liều 10 -15 mg/kg/ 1 lần uống, uống cách 4 – 6h, một ngày có thể uống tối đa 5 lần. Ví dụ trẻ nặng 5 – 8kg uong 1 goi Hapacol 80/lần; trẻ nặng 10 – 15kg uong 1 goi Hapacol 150/lần; trẻ nặng 16 – 25kg uong 1 goi Hapacol 250/lần.
Điều bố mẹ cần làm là cố gắng bình tĩnh tìm nguyên nhân gây ra sốt là gì, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, uống hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. (Ảnh: Internet)
Bình tĩnh khi con ho
Ngoài sốt, ho nhiều khi cũng không phải là một dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường mặc định con bị viêm phổi khi chúng có biểu hiện ho.
Điều này không đúng. Bởi, nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus. Do đó, triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2,3 của bệnh và kéo dài từ 10 – 14 ngày. Ho là cách phòng vệ của cơ thể trong việc cố tống xuất những thứ như đàm nhớt, vật chất vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Bởi thế, ho thật sự không đáng lo. Ho chỉ thực sự đáng lo khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc ho đi kèm với sốt cao, bỏ bú, thở mệt, thở nhanh, thở co lõm, thở rít.
Để làm giảm cơn ho cho trẻ, đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể dùng muỗng cà phê mật ong 30 phút trước khi con ngủ sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
Đối với trẻ dưới 12 tháng việc uống các loại siro ho hay mật ong không được khuyến cáo.
Ngoài ra, các mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng phương pháp waterpik giúp đường thở thông thoáng, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy là việc không được khuyến cáo
Khi trẻ bị tiêu lỏng và ói, bố mẹ cần quan sát tính chất phân của trẻ để tìm ra nguyên nhân.
Theo đó, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống ói và cầm tiêu chảy không được khuyến cáo.
Nếu phân đục như nước vo gạo, phân có nhầy máu, hoặc trẻ có mất nước nhiều, li bì hoặc ói liên tục dù không ăn uống gì. Lúc này nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay đừng chần chừ.
Bên cạnh đó, nếu con chỉ ói và tiêu lỏng ít, hãy bình tĩnh bù nước cho con. Mẹ có thể sử dụng gói bù nước cho trẻ. Đồng thời vẫn tiếp tục cho trẻ ăn uống chậm từng chút một.
Lúc này, việc bố mẹ cần nỗ lực là làm sao cho trẻ uống được nhiều nước để tránh mất nước. Tình trạng ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 – 7 ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. (Ảnh: Internet)
Cân bằng các yếu tố dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài các biện pháp chữa trị kể trên, trong quá trình chăm sóc trẻ bị ốm vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đến việc cân bằng các yếu tố dinh dưỡng thông qua mỗi bữa ăn hàng ngày.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng hơn. Vì lẽ đó, bố mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất, trong đó đạm là cấu thành các tế bào miễn dịch, còn các vi chất là chất xúc tác quan trọng cho nhiều phản ứng sinh học, đáp ứng miễn dịch.
Kẽm và sắt là hai vi chất vô cùng quan trọng nên bố mẹ chú ý chọn thực phẩm có giàu sắt và kẽm.
Thịt bò, thịt gà, cá, trứng và hải sản là thực phẩm giàu kẽm và sắt mà các bố mẹ có thể lựa chọn cho con. Ngoài ra trái cây có màu vàng, cam, đỏ như cam, bưởi, cà rốt, ổi, cà chua cung cấp những chất chống oxy hoá quan trọng như vitamin C và vitamin A cũng nên được chú trọng.
Trong giai đoạn này, các bệnh thường sẽ kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên điều bố mẹ cần là bình tình theo dõi các biểu hiện của con để có thể giúp con hạn chế phải điều trị thuốc một cách không cần thiết mà vẫn an toàn vượt qua những cơn bệnh lúc giao mùa này!
Bài viết được tham khảo bởi ý kiến của BS. Hoàng Quốc Tưởng (Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhiệt đới 2).
8 bí quyết sống khỏe vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa vốn được coi là kẻ thù của sức khỏe, với hàng loạt các bệnh như sốt siêu vi, nghẹt mũi, đau khớp, cảm lạnh hay đau họng...
Nhiều người cảm thấy thú vị khi thời điểm giao mùa đến, với những thay đổi bất ngờ của thời tiết, đem lại những kỷ niệm đáng trân trọng. Tuy nhiên, sự thay đổi thất thường của thời tiết sẽ hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bạn dễ mắc các bệnh khác nhau. Vì vậy, thời điểm giao mùa là lúc bạn phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh phổ biến như sốt siêu vi, nghẹt mũi, đau khớp, cảm lạnh và đau họng... Sau đây là 8 bí quyết giúp bạn sống khỏe khi thời tiết chuyển mùa:
1. Sống vệ sinh
Vệ sinh được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chống lại các căn bệnh cảm lạnh thông thường, ho và cúm. Bàn tay bẩn sẽ thu nạp vi trùng, vi khuẩn, khiến virus dễ dàng tấn công hệ thống sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy thực hành thói quen vệ sinh tốt như rửa tay định kỳ và sử dụng khăn lau trong khi hắt hơi, giúp bạn ngăn ngừa nhiễm virus, vi trùng và dị ứng. Bạn cũng có thể sử dụng khẩu trang để tránh ô nhiễm trong không khí. Đừng quên đeo khẩu trang ở những khu vực ô nhiễm cao như công trường, bến xe buýt....
2. Nạp nhiều vitamin C
Chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C giúp bạn thích nghi với sự thay đổi thời tiết. Vitamin C giúp cho hệ thống miễn dịch của bạn tốt hơn và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Vì vậy, hãy bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn của bạn. Trái cây như cam, kiwi, dứa, bưởi và các loại rau như khoai lang, bông cải xanh và ớt chuông đỏ có thể chống lại các virus gây bệnh một cách hiệu quả.
3. Sử dụng bột nghệ
Hãy tự cứu mình khỏi những cái dấu hiệu của cảm lạnh. Bạn có thể chỉ cần thêm bột nghệ cùng với bột gừng và một thìa cà phê mật ong vào nước ấm, không chỉ giúp chữa ho mà còn giúp cơ thể giảm đau và cảm lạnh.
4. Xông hơi
Xông hơi là một trong những mẹo chăm sóc sức khỏe đơn giản nhất đối với các bệnh do thời tiết. Bài thuốc xông hơi không chỉ làm thông thoáng đường hô hấp, mà còn làm dịu cổ họng ngứa rát của bạn. Sức nóng bên trong cơ thể giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, dẫn đến sức đề kháng mạnh mẽ hơn, chống lại vi khuẩn và vi trùng. Bạn có thể thêm dầu khuynh diệp vào bát nước nóng. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện quy trình một cách an toàn.
5. Uống nhiều nước
Nước rất quan trọng để giải quyết các cơn sốt và làm giảm các triệu chứng của thay đổi thời tiết. Chúng làm ẩm cổ họng của bạn. Bằng cách cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ thải ra nhiều độc tố hơn, những chất thực sự làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn lành mạnh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Ăn thực phẩm tươi sống (trái cây tươi và rau luộc sơ qua) tốt cho cơ thể lúc giao mùa. Thực hiện một chế độ ăn uống thanh lọc. Nho khô, ớt chuông đỏ, trái cây khô, bí đỏ, gừng và bông cải xanh là một trong số ít những thực phẩm hữu ích để chống lại bệnh tật.
7. Tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
Các bài tập thể dục luôn giúp bạn khỏe mạnh, nhưng khi cơ thể bạn không khỏe, bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi. Tránh đến phòng tập thể dục và tập các bài tập nặng khi mới có dấu hiệu ốm. Tập thể dục vào thời điểm đó khiến bạn dễ bị ốm hơn vì nó phá vỡ hệ thống miễn dịch của bạn và tạo thêm gánh nặng cho cơ thể.
8. Ngủ ngon
Một giấc ngủ ngon là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Khi bạn cho phép cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn, sẽ giúp tái tạo năng lượng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Có nguồn năng lượng dồi dào, bạn có đủ tinh thần để đối phó với căng thẳng hoặc bệnh tật đang ập đến./.
Loại cây đàn ông vùng cao hay trồng trong vườn nhà để chữa bệnh tế nhị của chị em rất hiệu quả Loài cây nghe cái tên đã lạ, sách thuốc cũng chẳng ghi tên cây này nhưng đàn ông vùng cao yêu vợ thì nhiều người biết. Có anh hài hước chia sẻ tối nào không ngửi mùi này thì không ngủ được. Các ông chồng vùng cao rất yêu vợ, anh nào cũng trồng cả bụi to loại cây này trong vườn nhà...