Bác sĩ lĩnh vực Dự phòng sẽ tham gia khám chữa bệnh
Sở Y tế TPHCM sẽ cho phép bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực Y tế Dự phòng tham gia vào công tác khám chữa bệnh. “Phải tạo điều kiện cho Y tế Dự phòng tăng thu nhập đồng thời truyền đạt kiến thức phòng và chữa bệnh cho cộng đồng.”
Nội dụng trên được GS.TS. Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết (ngày 16/5) tại buổi làm việc với Hội đồng Nhân dân thành phố về vấn đề năng lực khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến cơ sở.
Hiện, lĩnh vực Y tế Dự phòng của thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức, xét trong mối tương quan với lĩnh vực điều trị đời sống của các bác sĩ dự phòng gặp nhiều khó khăn do quy định không được tham gia khám chữa bệnh. Chính vì thế, lĩnh vực dự phòng không thu hút được nhân lực. Theo phân tích của TS.BS. Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng thành phố thì đến cuối năm 2012 số lượng bác sĩ dự phòng chiếm chưa tới 12% trong tổng số nhân lực toàn ngành. Trong khi đó, nhân lực của y tế dự phòng phải đạt từ 25% đến 30% toàn ngành thì mới thực hiện tốt được công tác phòng bệnh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Video đang HOT
Để giải quyết tình trạng khó khăn thực tế, thu hút nhân sự cho Y tế Dự phòng Sở Y tế thành phố đã có kiến nghị lên UBND thành phố và Bộ Y tế cho phép bác sĩ lĩnh vực Dự phòng tham gia khám chữa bệnh. Theo GS. Nguyễn Tấn Bỉnh đây là giải pháp tạo điều kiện cho những người hoạt động trong lĩnh vực Y tế Dự phòng có thu nhập thêm, vừa thực hiện dự phòng vừa khám chữa bệnh, tăng cường truyền đạt kiến thức phòng và chữa bệnh cho cộng đồng.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, GS. Tấn Bỉnh cho biết: “Là thành phố đông dân, số người nhập cư lớn, trước tình hình nhiều dịch bệnh mới nổi công tác phòng chống còn hạn chế vì thiếu cơ sở vật chất, khó khăn về nhân lực, tuy nhiên về cơ bản ngành Y tế đã hoàn thành nhiệm vụ.” GS. Tấn Bỉnh đề nghị thành phố tăng phụ cấp cho Y tế Dự phòng.
Song, theo ý kiến của một số chuyên gia Y tế, tình trạng nhiều dịch bệnh hoành hành trong thời gian qua, trách nhiệm chính thuộc về lĩnh vực dự phòng. Những yếu kém của Y tế Dự phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan, bùng phát để lại gánh nặng cho lĩnh vực điều trị. Với đội ngũ nhân sự thiếu hụt, nay lại đảm nhiệm thêm công tác khám chữa bệnh sẽ khó tránh khỏi sự lơ là trong công việc chính “phòng bệnh”.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Ngày 16/5 bắt đầu tiêm vét sởi cho trẻ dưới 10 tuổi
Từ ngày 16/5 đến hết tháng 7, thành phố sẽ tổ chức tiêm vét vắc-xin ngừa bệnh sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi. Ước tính số bệnh nhân của đợt tiêm vét này khoảng 250.000-300.000 trẻ.
Sau 9 tuần thành phố triển khai tiêm vét vắc-xin ngừa sởi, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng, tính đến hết tuần 18, trên địa bàn thành phố vẫn có 215 trường hợp mới mắc sởi phải nhập viện điều trị, dịch sởi đang hoành hành tại 220/322 phường xã.
Trẻ cần được chích ngừa đầy đủ để tránh nguy cơ nhiễm bệnh
BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng cho biết, bệnh sởi hiện đang có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi. Nếu năm 2013 khoảng 90% trẻ mắc sởi dưới 3 tuổi thì sang năm 2014 số ca bệnh dưới 10 tuổi chiếm tới 90%. Hiện, chiến dịch tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi của thành phố đã đạt độ bao phủ lên tới hơn 95%.
Tuy nhiên, với thực tế bệnh có xu hướng tấn công trẻ ở độ tuổi lớn hơn việc tiêm vét cho trẻ dưới 3 tuổi đã không thể đẩy lùi được dịch sởi. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã quyết định bổ sung thêm một đợt tiêm vét vắc-xin sởi cho trẻ từ 3-10 tuổi.
Thực hiện quyết định của Bộ, Sở Y tế thành phố đã lên kế hoạch cụ thể cho chiến dịch tiêm vét vắc-xin cho trẻ dưới 10 tuổi tiếp theo kế hoạch tiêm bù cho trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi đã thực hiện từ tháng 3/2014.
Theo đó, tất cả trẻ sinh từ năm 2004 đến 2013 chưa được tiêm hay tiêm chưa đủ vắc-xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng sởi; trẻ không tiêm vắc-xin sởi trong tháng 3 và tháng 4/2014 hoặc không tiêm các loại vắc-xin sống giảm độc lực khác kể cả vắc-xin MMR sẽ được tiêm bù vắc-xin ngừa bệnh sởi.
Theo kế hoạch, chiến dịch tiêm sởi lần này sẽ được thực hiện tại trường học (trước khi trẻ nghỉ hè), trạm y tế phường xã và tiêm lưu động trong cộng đồng nếu cần thiết. Thời gian tiêm chủng sẽ bắt đầu từ ngày 16/5 và kéo dài tới hết tháng 7/2014. Ước tính số bệnh nhân của đợt tiêm vét này khoảng 250 nghìn đến 300 nghìn trẻ.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn tới vô sinh Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể gây rắc rối trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng nên có thể gây khó khăn trong thụ tinh, dẫn tới vô sinh. Em năm nay 20 tuổi. Thời gian này em thấy mình rất mệt nên đã đi khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ nói em bị thiếu dinh dưỡng, cần bổ...