Bác sĩ cảnh báo: Tác hại khó lường khi tự ý đi tiêm thuốc xương khớp
Việc thực hiện thủ thuật tiêm corticoid vào khớp cần được cân nhắc về liều lượng và tiền sử bệnh tật, được thực hiện bởi bác sĩ và cơ sở y tế có chuyên môn, việc lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.
Một số sai lầm khi tiêm corticoid vào khớp
Hiện nhiều người khi đau nhức xương khớp sau khi uống thuốc không khỏi thường đi tiêm thuốc giúp nhanh hết đau nhức. Liệu việc thường xuyên tiêm thuốc xương khớp có gây ảnh hưởng sức khỏe không?
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ, bác sĩ Ngô Anh Tuấn, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM (Bệnh viện 1A) cho biết, đa phần thuốc được sử dụng để tiêm vào khớp là corticoid. Corticoid là một dạng thuốc kháng viêm thuộc nhóm steroid còn được gọi là corticosteroid hay glucocorticosteroid.
Corticoid có 3 công dụng chính gồm chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên corticoid chỉ phát huy tác dụng tốt khi sử dụng với nồng độ thích hợp tức nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý.
Việc tiêm corticoid vào khớp cần được cân nhắc về liều lượng, tiền sử và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Việc thực hiện thủ thuật tiêm corticoid vào khớp cần được cân nhắc về liều lượng và tiền sử bệnh tật. Nếu dùng liều cao, nhắc đi nhắc lại nhiều lần kéo dài, thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ toàn thân như giữ muối và nước, xáo trộn cân bằng điện giải, làm giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiễm khuẩn, siêu vi nấm. Nếu không chú ý đến tiền sử bệnh tật của người bệnh sẽ làm tăng huyết áp, suy tim co thắt đối với người có nguy cơ tim mạch, giảm dung nạp glucose với người bệnh đái tháo đường.
“Tiêm corticoid vào khớp kể cả trường hợp nhẹ là không cần thiết và nghiêm trọng hơn là chỉ định cho cả trường hợp bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn”, bác sĩ Anh Tuấn chia sẻ.
Video đang HOT
Một số người còn dùng một hoặc nhiều thứ thuốc khác như vitamin B12, kháng sinh, các kháng viêm không steroid hoặc trộn lẫn chúng với dịch treo corticoid tiêm vào khớp. Ngoài việc dùng thuốc không đúng chỉ định, hành động trộn lẫn thuốc với nhau hoặc trộn với dịch treo corticoid sẽ làm phá hỏng dạng bào chế. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phản ứng viêm mạnh ở màng hoạt dịch, làm tổn hại đến các tổ chức hoạt dịch, sụn khớp, nguy cơ dẫn đến dính khớp hay thậm chí mất chức năng hoạt động khớp.
Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc
Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây đau cơ xương khớp.
Nhóm 1 bao gồm các nguyên nhân gây hoặc đi kèm tổn thương thực thể như chấn thương gãy, nứt, trật khớp, đứt dây chằng, tổn thương sụn, bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, loãng xương, lao xương, rách cơ, xơ cơ, viêm khớp, viêm bao khớp. Việc điều trị đối với đau cơ xương khớp đối với nhóm nguyên nhân thực thể này thường là phẫu thuật, thủ thuật khi không thể hay điều trị bảo tồn không đem lại kết quả. Tiêm corticoid chỉ được sử dụng điều trị trong một số trường hợp viêm khớp, bao khớp, gân cơ không do nhiễm trùng
Nhóm 2 gồm đau cơ xương khớp do cơ năng hoặc do các nguyên nhân không đi kèm tổn thương thực thể, trong đó đau cơ xương khớp do nguyên nhân cơ học chiếm tỷ lệ đa số bệnh nhân đi khám đau cơ xương khớp
Thời tiết, thừa cân béo phì, tập thể thao vận động quá mức, lao động nặng nhọc, sau nhiễm virus, stress, duy trì việc sai tư thế cũng khiến xương khớp bị lệch vẹo cảm thấy đau nhức, đặc biệt trong thời kỳ công nghệ 4.0 việc đau vai gáy cổ, hay cột sống hết sức phổ biến do tư thế sai liên quan việc dùng smartphone hay ngồi văn phòng.
Điều trị vật lý trị liệu bằng điện trị liệu như sóng ngắn, hồng ngoại; bằng tay như mát xa tại chỗ, nắn khớp, châm cứu, kể cả thuốc kháng viêm giảm đau chỉ giúp giảm đau tạm thời.
“Các phương pháp điều trị trên không thể giúp tái lập cân bằng dẫn đến việc đau tồn tại kéo dài. Kỹ thuật điều trị hiệu quả là tái lập sự cân bằng các cơ xung quanh ổ khớp, trả khớp về đúng vị trí vốn có như cấu tạo của chúng. Kỹ thuật này được áp dụng phổ biến tại các nước tiên tiến”, bác sĩ Calvin Q Trịnh chia sẻ.
Rùng mình những tai nạn thương tâm do pháo nổ trong ngày Tết
Cứ dịp Tết đến, các bệnh viện lại cấp cứu nhiều ca tai nạn pháo nổ thương tâm. Nạn nhân chủ yếu là người trẻ, học sinh, với những tổn thương vĩnh viễn như mù mắt, cụt tay... không thể phục hồi.
Tai nạn gần nhất do pháo nổ xảy ra tại Tân Kỳ, Nghệ An với một nam học sinh lớp 11. Chiều 25/1, khi đang ở nhà thì em lấy pháo hoa ra đốt. Không may khi pháo nổ bắn vào người khiến nạn nhân bị bỏng. Hàng xóm nghe tiếng hét nên vội đến đưa đi cấp cứu.
Tại Trung tâm Y tế huyện Tân Kỳ (Nghệ An), bệnh nhân được chẩn đoán bỏng toàn thân độ I, II, III, IV. Hai mắt của bệnh nhân cũng bị bỏng giác mạc, nhanh chóng được sơ cứu rồi chuyển tuyến điều trị.
Trước đó, tại Bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận ca tai nạn thương tâm do pháo tự chế phát nổ là một thanh niên 19 tuổi ở Hải Dương.
Tuy nhiên, chấn thương của nam thanh niên này nghiêm trọng hơn nhiều, không chỉ bỏng, bệnh nhân còn bị chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, vết thương nhãn cầu trái, vết thương dập nát bàn tay 2 bên, bên phải cụt chấn thương ngón I, II, bên trái: Vết thương dập nát gãy hở xương đốt bàn ngón I, cụt chấn thương đốt 3 ngón II.
Tai nạn xảy ra hôm 6/12/2021, khi nam thanh niên này đang chế pháo tại nhà thì pháo phát nổ, gây đa chấn thương trầm trọng.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà - Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, dù nỗ lực hết sức, nhưng các bác sĩ không thể bảo tồn được bàn tay dập nát quá nặng của em. Các bác sĩ đã phải sửa mỏm cụt đến khối tụ cốt ngón I, II, sửa mỏm cụt đến đốt ngón III, IV, găm kim xương đốt bàn ngón I, III tay phải; găm kim xương đốt bàn, cắt cụt ngón I, sửa mỏm cụt đốt 3 ngón II.
Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa hàm mặt thẩm mỹ phẫu thuật điều trị đa chấn thương vùng mặt: kết hợp xương nẹp vít xương hàm trên - gò má.
Các bác sĩ chuyên khoa mắt phối hợp xử lý vết thương mắt: múc nhãn cầu trái, khâu bảo tồn nhãn cầu phải. Điều này có nghĩa thị lực mắt trái của em vĩnh viễn không phục hồi.
Tai nạn pháo nổ khiến nam thanh niên bị đa chấn thương, phải múc bỏ nhãn cầu.
Trước đó, cũng tại BV Việt Đức, các bác sĩ đã rất đau lòng khi buộc phải cắt cụt tay phải của em học sinh lớp 11 ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Các bác sĩ không thể cứu bàn tay dập nát do pháo nổ của bệnh nhân, buộc phải cắt bỏ.
Theo lời chia sẻ của bệnh nhân, em đã cùng bạn mua bột pháo trên mạng về nhà quấn giấy và tự chế pháo. Trong lúc chế tạo thì đột nhiên phát nổ, chỉ có H. bị thương còn các bạn em may mắn thoát nạn.
Tại Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ cố gắng cứu bàn tay em nhưng không thể. Do tác động của pháo nổ, bàn tay phải của em dập nát nghiêm trọng. Các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc tổ chức dập nát, sửa mỏm cụt tay phải.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết, năm nào cũng vậy, cứ dịp gần Tết, trong Tết, các tai nạn liên quan pháo nổ lại xảy ra.
Trong khi đó, tai nạn này thường gây ra những chấn thương nặng và rất nặng. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp tử vong hoặc phải chịu thương tật suốt đời do pháo nổ tự chế, người cụt tay, người mù mắt, trong khi tuổi các bệnh nhân thường khá trẻ.
Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Đặc biệt cần tuyên truyền đến nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên trẻ rất hay chế pháo vào dịp Tết.
Các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng chế tạo pháo xảy ra ngày càng nhiều, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. Do đó, các bậc phụ huynh, nhà trường cần tăng cường quản lý, có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra cho các em. Người dân cũng cần tuân thủ chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ, không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ, gây nguy hại cho bản thân và xã hội.
Bên trong khu điều trị Covid-19 của trẻ em ngày cận Tết: Chỉ còn dưới 20 bệnh nhi, chuẩn bị được xét nghiệm để về nhà ăn Tết Mặc dù số lượng bệnh nhi mắc Covid-19 đã giảm nhưng trước dịp Tết Nguyên Đán, rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể xảy ra với trẻ em. BS. Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2 đã chỉ ra hướng xử lý khi bố mẹ bất ngờ phát hiện con mình mắc bệnh. Tín hiệu vui trước Tết...