Bác sĩ BV Bạch Mai mách thực đơn cho người đái tháo đường
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường kiêng khem thái quá, mỗi khi ăn họ chuẩn bị thực đơn cho mình rất cầu kỳ, thậm chí còn cân để đảm bảo lượng thực phẩm vừa đủ.
Stress vì không biết ăn gì
Chị Nguyễn Hồng Thu – 44 tuổi, Hà Nội trong lần kiểm tra sức khỏe được bác sĩ chẩn đoán đái tháo đường tuyp 2. Chị vô cùng lo lắng và trải qua nhiều đợt chẩn đoán liên tiếp bác sĩ cho biết cần thay đổi chế độ ăn để tránh tăng đường huyết.
Cảm giác luôn căng thẳng với bệnh tật, chị Thu bắt đầu thay đổi. Chị chuyển sang chế độ ăn bỏ tinh bột hoàn toàn. Chị không dám ăn cơm, bún, phở. Bất cứ gì có bột đường chị đều sợ. Lúc nào chị cũng tính toán làm sao để lượng thực phẩm đủ với cơ thể có lúc khiến chị stress vì chẳng biết ăn uống thế nào.
Đái tháo đường là bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein do hormon insulin giảm về số lượng hoặc tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Vì vậy, bệnh luôn biểu hiện bằng lượng đường trong máu cao.
Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khiến mắt bị tổn thương, hoặc bị bệnh mạch vành, thận có nguy cơ bị tổn thương,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận,…
Những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Theo thống kê khoảng 285 triệu người mắc bệnh trên vào năm 2010 và dự đoán tới năm 2030 con số này sẽ tăng gấp 1,5 lần. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng qua các năm.
Video đang HOT
Người bị đái tháo đường nên ăn gì?
ThS. BS. Vũ Thuỳ Thanh – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay có rất nhiều quan điểm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. BS Thanh cho biết, nhiều bệnh nhân cũng giống trường hợp của chị Thu thậm chí họ còn sắm chiếc cân nhỏ để cân thực phẩm ăn sao cho đủ.
Không kiêng thái quá
Theo bác sĩ Thanh chế độ ăn giảm tinh bột là một trong các phương pháp giảm đường huyết. Hiện nay chế độ ăn cho bệnh nhân đã thoải mái hơn, người bệnh không cần quá kiêng khem. Không có quy luật chung cho tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, từ thực đơn chung sẽ cá thể hóa từng bệnh nhân tùy theo lứa tuổi, lối sống để phù hợp với từng người.
Nguyên tắc chung chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chất bột đường, muối khoáng, tỷ lệ hợp lý. Chế độ ăn tốt là chế độ không gây tăng đường huyết hay hạ đường huyết sau ăn giúp bệnh nhân duy trì thể lực hàng ngày và duy trì cân nặng hợp lý.
Khi phát hiện bệnh đái tháo đường, người bệnh nên thay đổi từ từ theo tập quán sinh hoạt hàng ngày để cơ thể thích nghi. Nếu thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng tới xấu cơ thể.
Chế độ ăn an toàn là chế độ ăn không được tăng các yếu tố nguy cơ sẵn có vì bệnh nhân đái tháo đường thường kèm theo các bệnh đi kèm như suy thận, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Vì vậy, chế độ ăn này cần đảm bảo đơn giản, sẵn có, không cần quá đắt tiền.
Một số người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn này tốt nhưng không phải ai cũng theo đuổi được chế độ ăn như vậy vì đắt đỏ.
Bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần ăn 3 bữa chính, có thể thêm 1 số bữa phụ nhưng không nhất thiết bệnh nhân nào cũng cần bữa phụ.
BS Thanh cho biết có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường chỉ cần ăn bình thường, không cần bữa phụ.
Lưu ý, khi sử dụng cùng 1 thực phẩm nhưng chế biến khác nhau sẽ làm tăng đường huyết. Ví dụ nghiền nhỏ, xay nhuyễn, chiên, xào, nướng sẽ làm tăng đường huyết hơn. Nên ăn thô hoặc hấp, luộc.
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cảm thấy lo lắng hỏi mỗi bữa ăn được bao nhiêu gram thịt, cá, rau điều này máy móc vì đôi khi như vậy bệnh nhân chỉ tính ăn như thế nào đã stress. Bệnh nhân không cần tính chính xác ăn bao nhiêu gram.
Chỉ cần thay đổi: Chất bột đường duy trì 60 – 65 %, đạm 15 – 20 %, chất béo 20 – 25 %, muối thì hạn chế càng tốt chỉ 2,3 gram mỗi ngày. Chất xơ càng nhiều càng tốt, uống đủ nước.
Nếu chế độ ăn đủ thì không cần bổ sung thêm vitamin và muối khoáng, các thực phẩm chức năng thường không có khuyến cáo thậm chí không đem lại lợi ích gì thêm tốn tiền cho người bệnh.
Có thể ăn bưởi khi dùng metformin trị đái tháo đường?
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Tôi đang dùng thuốc metformin trị đái tháo đường, nhưng tôi lại rất thích ăn bưởi. Gần đây tôi đọc được thông tin cho rằng, ăn bưởi hoặc nước bưởi trong khi dùng thuốc sẽ nguy hiểm. Xin hỏi, tại sao lại như vậy? Với trường hợp của tôi, uống metformin có thể ăn bưởi được không? Tôi cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc? Tôi xin cảm ơn.
Bùi Thu Thủy (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Thuốc làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin).
Một ưu điểm của thuốc là làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng).
Thuốc có thể dùng một mình (khi chế độ ăn uống đơn thuần không kiểm soát được đường huyết) hoặc dùng phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác (khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách đầy đủ.
Nước ép bưởi và bưởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng lành mạnh như kali, vitamin C... Cả 2 dưỡng chất này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước bưởi cũng chứa các hợp chất như furanvitymarin, có thể ngăn chặn chức năng của CYP3A4, một loại enzyme giúp cơ thể chuyển hóa khoảng 50% thuốc.
Chặn enzyme này có nghĩa là một số loại thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn bình thường và tích tụ trong máu, có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng có hại và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong. Tác dụng của furanvitymarin đối với CYP3A4 là không thể đảo ngược, và cơ thể có thể mất khoảng 3 ngày để tạo ra CYP3A4 mới. Vì vậy, thậm chí chỉ cần 200ml nước bưởi, có thể đủ để gây ra sự tương tác nguy hiểm này.
Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn bưởi có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng metformin trị đái tháo đường. Điều này có thể do metformin không bị chuyển hóa ở gan nên không bị ảnh hưởng bởi men chuyển hóa thuốc CYP3A4. Thay vào đó, metformin bài tiết ở ống thận và thải trừ qua nước tiểu.
Khi dùng metformin bạn cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý mới đạt hiệu quả điều trị tối đa. Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ biết để được khắc phục, xử lý thích hợp...
Cuồng và chán ăn: Hai cực rối loạn cần được cân bằng Dinh dưỡng là nguồn năng lượng quan trọng đối với sức khỏe con người nói chung. Thông qua bữa ăn, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm góp phần nuôi dưỡng thể trạng, cải thiện tâm lý của con người. Nếu cơ thể được ví như một loài cây, thì tinh thần chính là hoa là quả của loài cây ấy. Cây...