Bắc Kạn: Ở “Tuyệt tình cốc”, nông dân trồng thứ cây xanh rì, hở chổ nào thơm chổ đó, mong có người đến xem
Nông dân xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) đã tập trung trồng cây quế, chiết xuất tinh dầu quế, đưa loài cây được ví như “vàng xanh” này trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch ở vùng đất như “ Tuyệt tình cốc” này.
Cây quế – cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế rừng tại xã Kim Lư, huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Nơi non xanh nước biếc này, khách có thể khám phá hồ nước và lên đồi, rừng khám phá rừng trồng cây quê mà bộ phận nào của cây cũng tỏa mùi thơm…
Để vào được khu vực trồng quế tại thôn Khuổi Ít, xã Kim Lư, nơi tập trung nhiều rừng quế nhất huyện Na Rì, chúng tôi phải đi mảng mất gần 1 giờ đồng hồ qua hồ Khuổi Khe – nơi được mệnh danh là “Tuyệt Tình Cốc” của Bắc Kạn. Trời lất phất mưa mà mặt hồ Khuổi Khe vẫn một màu xanh biếc bởi những cánh rừng bạt ngàn quế đổ bóng xuống lòng hồ.
Để đến được khu vực trồng quế, chúng tôi phải đi mảng mất gần 1 giờ đồng hồ Khuổi Khe được ví như “Tuyệt tình cốc” ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Chị Hoàng Thị Thu Nguyệt, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Na Rì bảo, phần lớn diện tích cây quế của xã Kim Lư đều được trồng trên những quả đồi bao bọc xung quanh hồ. Tổng diện tích của vùng nguyên liệu quế ở đây là hơn 150ha.
Bao bọc lấy hồ Khuổi Khe (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) là 150ha rừng trồng cây quế đổ bóng xuống lòng hồ khiến phong cảnh “Tuyệt tình cốc” càng thêm long lanh và lãng mạn…
Theo chị Nguyệt, trước đó, bà con đã được dự án trồng rừng 147 cấp giống để thực hiện trồng rừng sản xuất. Đến thời điểm hiện hay, huyện Na Rì có 700ha diện tích trồng cây quế đang cho khai thác lá.
Về đầu ra cho cây quế tại địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Na Rì nhiệm kỳ 2015-2020 đã đưa vào việc xây dựng cơ sở chế biến tinh dầu quế. Hiện, tại Na Rì đã có HTX Cộng đồng Khuổi Khe là HTX chuyên chế biến và sản xuất tinh dầu quế, giúp đảm bảo đầu ra cây nguyên liệu cho bà con.
“Từ khi trồng quế đến nay, cây quế ở Na Rì phát triển ổn định, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, chưa phát hiện các loại sâu bệnh hại cây. Đặc biệt, cây quế từ khi trồng đến thu hoạch có rất nhiều sản phẩm có thể thu được, từ cành, lá, vỏ và gỗ…”, chị Nguyệt cho hay.
“Cây quế bắt đầu có thể thu hoạch lá từ năm thứ 3. Hiện các rừng quế tại huyện Na Rì đã cho thu hoạch lá. Chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ bà con trồng rừng phân tán (nhà nước hỗ trợ 100% cây giống) bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế huyện. Việc này hằm khuyến khích người dân sử dụng đất phân tán tại vườn nhà để phát triển thêm diện tích trồng cây quế”, chị Nguyệt cho biết thêm.
Theo anh Nguyễn Văn Thuận, thành viên HTX Cộng đồng Khuổi Khe cho hay: Vùng nguyên liệu cho việc chiết xuất tinh dầu quế của HTX rất tiềm năng, bao gồm cả các huyện giáp ranh của tỉnh Lạng Sơn.
Chị Hoàng Thị Thu Nguyệt, Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, đến nay chưa thấy có sâu bệnh hại cây quế tại đây.
Dẫn chúng tôi lên những cánh rừng quế xanh mướt ven hồ Khuổi Khe, anh Nguyễn Văn Thuận, thành viên HTX Cộng đồng Khuổi Khe khẳng định, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tinh dầu quế của HTX hiện nay đang rất ổn định, không chỉ ở huyện Na Rì mà còn các huyện lân cận như Chợ Mới và một số huyện của tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài chế biến và sản xuất tinh dầu quế, HTX Cộng đồng Khuổi Khe còn làm thành tinh dầu từ cây xả. Trung bình mỗi ngày, HTX chưng cất được 2-3 mẻ tinh dầu quế, 2 mẻ tinh dầu xả. HTX mới được thành lập, tuy còn khá khiêm tốn nhưng có đầy đủ các phòng chức năng, nhà xưởng với lò chưng cất tận dụng củi được tỉa cành từ những cánh rừng trồng.
Sản phẩm tinh dầu quế của HTX Cộng đồng Khuổi Khe, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
HTX mới đi vào hoạt động nên còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành địa phương, HTX đã dần ổn định. Hiện, HTX Cộng đồng Khuổi Khe có 10 thành viên, ngoài các thành viên, HTX cũng hợp đồng thời vụ với 3-5 lao động địa phương.
Ngoài sản xuất tinh dầu quế, HTX Cộng đồng Khuổi Khe còn sản xuất tinh dầu xả.
Theo anh Thuận, đầu ra các sản phẩm khá thuận lợi. Sản phẩm của HTX được một số đối tác tại Hà Nội, Yên Bái…nhập với giá thành cũng tương đối ổn định. Anh Thuận tin tưởng vào sự thành công của HTX khi được sự ủng hộ của nhiều ngành chức năng và có vùng nguyên liệu quế rất tiềm năng.
Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Na Rì cho biết thêm, bên cạnh trồng quế, hiện nay Đoàn Thanh niên xã Kim Lư cũng đang trồng cây đào quanh khu vực hồ để tôn tạo thêm vẻ đẹp cho hồ Khuổi Khe ví như “Tuyệt tình cốc”. Nếu khai thác tốt, đây cũng sẽ là một điểm du lịch trải nghiệm đầy hấp dẫn, giúp người dân có thêm thu nhập.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Văn Thiên, Bí thư Huyện ủy Na Rì cho biết, huyện đã chỉ đạo phát triển kinh tế rừng, trong đó tập trung vào cây quế, cây dược liệu nhằm phát huy được những lợi thế sẵn có. Du lịch cũng là một thế mạnh của huyện Na Rì khi có nhiều điểm du lịch tiềm năng như: Động Nàng Tiên, hồ Khuổi Khe, thác Nà Đăng, Nà Sla, thác Nà Thác …
“Tuy nhiên, hiện nay mới đang ở bước khảo sát, đánh giá để xây dựng hạ tầng, phục vụ hoạt động du lịch. Phần lớn những điểm du lịch tiềm năng vẫn còn đang ở trạng thái hoang sơ, tự nhiên, chưa có tác động của con người, cần được đánh thức, nhưng cũng phải hết sức cẩn trọng, tránh ồ ạt, không hiệu quả mà còn gây phá vỡ cảnh quan thiên nhiên”, Bí thư Huyện ủy Na Rì Hoàng Văn Thiên ho biết thêm.
Cây khôi nhung, cây hà thủ ô quý thế nào mà khiến 8X Bắc Kạn bỏ việc nhà nước về trồng la liệt?
Từ bỏ công việc nhà nước, chàng trai Hoàng Văn Luân (SN 1987, trú tại thôn Phiêng Bang, xã Văn Lang, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) quyết định về vỡ đất trồng các loại cây dược liệu, trong đó có cây khôi nhung, cây hà thủ ô quý hiếm.
Luân còn thành lập HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu do mình làm giám đốc.
Cách quốc lộ 3 chừng 40km, nằm trên trục tuyến đường Lãng Ngâm - Na Rì, khi chúng tôi đến, ngôi nhà mới hai tầng khang trang của anh Hoàng Văn Luân, Giám đốc HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu đã gần hoàn thiện, cạnh đó là ngôi nhà gỗ 3 gian bừa bộn cây dược liệu.
Giám đốc HTX trẻ tuổi cười bảo: "Chịu bừa bộn tí thôi, mấy bữa hoàn thiện nhà rồi sẽ không còn như này nữa. Ngôi nhà cũ sẽ được sửa chữa nâng cấp thành xưởng sản xuất, chế biến dược liệu của HTX".
Xưởng hiện tại của HTX do anh Luân, xã Văn Lang, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn khá chật hẹp nên phải để một phần nguyên liệu tại ngôi nhà cũ của anh Hoàng Văn Luân.
Anh Luân kể, năm 2011, anh tốt nghiệp Viện Y học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh. Ra trường, anh làm việc tại Hội Đông y tỉnh Bắc Kạn hơn 1 năm. Vậy nhưng, thấy các cây dược liệu dần khan hiếm, bà con thì lên rừng kiếm bán cho thương lái Trung Quốc nên anh rất xót ruột.
Bởi vậy, anh quyết định bỏ công việc nhà nước để gắn bó với các cây dược liệu và thành lập HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu.
Anh Luân cho biết, lúc đầu, khi vận động mọi người cùng tham gia HTX, các thành viên đều từ chối. Họ bảo không biết có lợi nhuận không, có bán được không, chưa kể các thủ tục giấy tờ, thuế má... Sau nhiều lần thuyết phục, HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu chính thức có 7 thành viên ban đầu.
Lúc đầu, cây dược liệu do HTX trồng chỉ để bán cho Hội Đông y các tỉnh, bán cho các công ty dược... nhưng sau đó, anh Luân quyết định sản xuất, tạo ra những sản phẩm dược liệu có giá trị gia tăng cao hơn, các sản phẩm dược liệu này được gắn sao OCOP.
Theo anh Luân, hiện nay, HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu đang trồng cây dược liệu trên diện tích gần 20ha. Các cây dược liệu được trồng chủ yếu là: cây hà thủ ô, cà gai leo, giảo cổ lam, cây ba kích, cây khôi nhung và cây kim ngân hoa. Các sản phẩm từ cây dược liệu của HTX hiện đều đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Một số sản phẩm từ cây dược liệu của HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu.
"Các sản phẩm dược liệu do HTX sản xuất, chế biến đều là những sản phẩm rất tốt cho sức khỏe. Cao cà gai leo hỗ trợ điều trị về gan, giải độc gan, mát gan, tốt cho người uống bia, hỗ trợ điều trị viêm gan B, gan nhiễm mỡ. Cao thảo dược đặc trị tiểu đường, dạ dày - đại tràng. Còn cao gồm cây cà gai leo, dây gắm, kê huyết đằng... có công dụng điều trị thấp khớp, đau khớp, phong thấp, thống phong, liệt mặt ngoại biên và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não", anh Luân nói.
Vườn ươm cây cà gai leo của HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu do anh Luân, xã Văn Lang, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn làm giám đốc.
Theo anh Luân, hiện nay xưởng sản xuất khá chật chội, cần mở rộng hoặc làm mới. Phía sau nhà Luân là một lò sấy, nấu cây dược liệu được dựng kiên cố bằng gạch cùng nhà xưởng.
Anh Luân đang dự định mở rộng quy mô ươm trồng do vườn ươm của HTX hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ươm cây giống.
"Mỗi ngày chúng tôi sản xuất được 50 thành phẩm mỗi loại. Chỗ chúng tôi hiện nay đang tập trung vào các sản phẩm như cao thảo dược, trà túi lọc, cao cà gai leo. Giá cao thảo dược, cao cà gai leo từ 230.000 - 250.000 đồng/lọ, trà thì 50.000 đồng/hộp", anh Luân giới thiệu.
Anh Luân cho biết thêm, hiện thành viên HTX đã lên đến 10 người, ngoài ra còn thuê thêm 3 lao động thường xuyên, bao tiêu nguồn cây dược liệu cho bà con địa phương.
Nhờ được sự quan tâm của các cấp ngành và chính quyền, hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại, chương trình về OCOP, quảng bá sản phẩm rộng rãi mà sản phẩm của HTX bán ra khá ổn định.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Ngọc Thịnh, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) khẳng định, đây là mô hình mới, phù hợp với định hướng chung chỉ đạo phát triển cây dược liệu ở địa phương.
"Huyện Na Rì có 2 HTX về dược liệu, sản phẩm chủ yếu là cà gai leo, cao gắm và trà giảo cổ lam. Chúng tôi hỗ trợ các HTX về quy trình hướng dẫn trồng các loại cây, nhà xưởng thì lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ HTX như vốn sự nghiệp kinh tế của huyện, vốn Nghị quyết 08...", Trường Phòng NN&PTNT huyện Nà Rì thông tin.
Ông Nguyễn Ngọc Cương, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn cho biết, cuối năm 2019 UBND tỉnh Bắc Kạn có ban hành Đề án về phát triển, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có định hướng phát triển cây dược liệu. Đây là một trong hai ngành hàng dự kiến kết nối với trục sản phẩm quốc gia.
"Cây dược liệu có nhiều loại, phù hợp với từng điều kiện. Hiện nay tỉnh Bắc Kạn cũng đang xây dựng kế hoạch chi tiết trồng cây dược liệu và đi khảo sát tại các địa bàn trong tỉnh. Chúng tôi luôn khuyến khích các sơ sở trồng, chế biến cây dược liệu có gắn kết đầu ra đã có từ trước đó tiếp tục phát huy", ông Cương nhấn mạnh.
Ổi đến mùa, giá tại vườn rẻ như cho nhưng vẫn ế ẩm, người nông dân "kêu cứu" Do ảnh hưởng của dịch covid-19, giá ổi mua tại vườn chỉ còn 2.000 đồng/kg, trừ các loại chi phí thì giá bán mà như cho không. Anh Dương Anh Tú (ở xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương) cho biết giá ổi đang ở mức thấp kỷ lục do việc buôn bán không thuận lợi. "Nhà tôi trồng gần 2 mẫu...