Bắc Giang: Trồng cây vỏ đầy tinh dầu, ruột cho múi thơm ngọt, nông dân thu hơn 2.000 tỷ đồng/năm
Nhiều người dân huyện Lục Ngạn ( Bắc Giang) đã đổi đời nhờ trồng các loại cây có múi, vỏ chứa đầy tinh dầu như cam, bưởi. Mỗi năm, riêng cây có múi đã mang về giá trị hàng nghìn tỷ đồng cho người dân ở huyện này.
Ông Trương Văn Năm – Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết, huyện xác định cây vải thiều là cây xóa đói giảm nghèo, còn cây cam và bưởi là cây làm giàu. Nhiều nông dân huyện này trở thành tỷ phú, doanh thu từ 3 – 4 tỷ đồng/năm từ cây cam, bưởi.
Mỗi năm, chỉ riêng cây cam, bưởi đã mang về tổng giá trị từ 1,7 – 2,2 nghìn tỷ đồng cho người dân trong huyện. Hiện, huyện Lục Ngạn chủ trương không mở rộng thêm diện tích trồng cam, bưởi mà tập trung hướng vào sản xuất an toàn để nâng cao giá trị cho loại cây này.
Cam lòng vàng được trồng ở Bắc Giang
Cũng theo ông Năm, hiện nay, Lục Ngạn có gần 28.000 ha cây ăn quả các loại, trở thành một trong những vung trông cây ăn qua lơn nhât miên Băc. Cây có múi có diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt khoảng 63.000 tấn.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, huyện Lục Ngạn tổ chức hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ cam bưởi cho bà con nông dân. Hội chợ năm nay có 180 gian hàng trưng bày, cung ứng các sản phẩm trái cây, sản phẩm đặc trưng của huyện và các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, cùng các đơn vị, doanh nghiệp ở ngoài tỉnh, như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Hải Phòng…
Nhiều nông dân Lục Ngạn đã trở thành tỷ phú, doanh thu từ 3 – 4 tỷ đồng/năm từ cây cam, bưởi.
Bên cạnh đó, huyện Lục Ngạn cũng phối hợp với Công ty cổ phần Logistics để khai trương sàn giao dịch điện tử nhằm đưa sản phẩm cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn lên sàn giao dịch này; xây dựng, triển khai kế hoạch “ Du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi” huyện Lục Ngạn và chọn ra 25 nhà vườn làm điểm tham quan cho du khách.
Ông Lê Ô Pích – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, trong chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ cao, tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước: Vùng chuyên canh vải thiều trên 28.000 ha; Vùng trồng cây có múi trên 8.000 ha và hàng trăm sản phẩm OCOP.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế các loại cây trồng này, Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất mới, nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng thương hiệu, đổi mới đóng gói, tem nhãn, nâng cao giá trị kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Đồng thời, tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng việc tìm kiếm, phát triển, mở rộng thị trường, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.
“Huyện Lục Ngạn đã được tỉnh định hướng quy hoạch phát triển trở thành vùng cây ăn quả tập trung quy mô lớn nhất miền Bắc”, ông Lê Ô Pích nhấn mạnh.
Về nơi vải thiều 12.000 đồng/quả
Các lô vải thiều của Việt Nam bán hết vèo trong vài giờ tại Tokyo và Osaka (Nhật Bản) với giá khoảng 12.000 đồng/quả. Các đơn hàng tiếp tục lên đường, nông dân trồng vải phấn chấn bước vào chính vụ.
Tưởng ế lại hóa vui
Mờ sáng, anh Lục Văn Tặng ở xã Hộ Đáp (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cùng các thành viên trong gia đình hối hả thu hoạch vải thiều. Anh Tặng hồ hởi cho biết, năm nay, anh không còn thấp thỏm, lo lắng về việc tiêu thụ vải thiều như nhiều năm trước bởi lẽ, vườn vải của gia đình anh được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản và được các Cty về tận vườn thu mua vải xuất đi. Thời gian qua, chuyên gia Nhật Bản kiểm tra mẫu vải nhà anh và đánh giá đạt tiêu chuẩn để xuất sang thị trường khó tính này. "Khi vải chuẩn bị thu hoạch, chúng tôi lo vải ế vì dịch COVID-19 nhưng đến nay thì yên tâm rồi. Tuần trước, tôi bán cho Cty thu mua hơn 5 tạ để họ xuất khẩu lô vải thiều chính ngạch đầu tiên của tỉnh Bắc Giang sang Nhật Bản. Giá bán 30 nghìn đồng/kg", anh Tặng phấn khởi nói.
Anh Tặng tính toán, với giá vải bán xuất khẩu sang Nhật cao hơn so với bán ngoài thị trường từ 5 - 10 nghìn đồng/kg. Sản lượng vải thiều của gia đình anh khoảng 12 tấn được Cty cam kết thu mua. Hiện, anh đã bán được 8 tấn vải xuất sang Nhật Bản. Anh Tặng cho biết thêm, trong làng anh còn có 9 hộ dân trồng vải khác cũng bán vải xuất đi Nhật Bản. "Người trồng vải ở đây rất vui mừng khi biết thông tin vải thiều tỉnh Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi với giá cao ở thị trường Nhật Bản. Chúng tôi tiếp tục trồng vải chất lượng cao để xuất sang thị trường này những năm tiếp theo", anh Tặng hồ hởi nói.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn cùng với bà con trồng vải chuẩn bị suốt 5 năm qua về việc sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Bởi vậy, việc vải thiều tỉnh Bắc Giang tiêu thụ tốt tại thị trường này khẳng định người trồng vải thiều ở huyện Lục Ngạn và tỉnh này tự tin đủ năng lực sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường này và mở rộng ra thị trường khó tính khác. Theo ông Thi, đến ngày 24/6, hơn 47 tấn vải huyện này được xuất sang thị trường Nhật Bản. Dự kiến năm nay, huyện Lục Ngạn xuất khẩu khoảng 100 tấn vải thiều tươi sang xứ sở hoa anh đào.
Trồng vải bán cho Nhật Bản không quá khó
Anh Tặng chia sẻ, thời gian qua, anh và các hộ được cấp mã vùng trồng vải xuất khẩu sang Nhật tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của phía Nhật Bản. Theo đó, việc chăm sóc vải thiều có nhiều thay đổi so với trước. "Mới đầu, tôi cũng bỡ ngỡ với quy trình sản xuất vải thiều này. Nhưng với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn của huyện và tỉnh, chúng tôi quen dần và thực hiện đầy đủ theo quy trình", anh Tặng nói.
Anh Tặng cho hay, theo quy trình, cần sử dụng các biện pháp canh tác sinh học, vật lý để hạn chế sâu bệnh. Người trồng vải chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, người trồng vải cần phải đảm bảo các yêu cầu, như: phải lựa chọn thuốc theo yêu cầu của phía Nhật Bản, tuyệt đối không sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Đồng thời, người trồng vải phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng nồng độ, đúng kỹ thuật) và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc.
Đối với việc bón phân, người trồng vải sử dụng phân bón không nhiễm hóa chất và các vi sinh vật gây hại, tuyệt đối không sử dụng các loại phân không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bà con tăng cường sử dụng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh, phân chuồng khi bón cho cây phải đảm bảo được ủ hoại mục. "Chúng tôi phải ghi chép nhật ký cẩn thận việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cán bộ chuyên môn và chuyên gia Nhật Bản kiểm tra", ông Tặng nói.
Ông Đặng Văn Tặng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Bắc Giang cho biết thêm, Sở Nông nghiệp tỉnh này tiếp tục quy hoạch vùng trồng vải, tăng cường hướng dẫn, tập huấn cho người trồng vải về các biện pháp chăm sóc, nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản và các thị trường khó tính khác.
Vải thiều vào chính vụ, nông dân thu hoạch thâu đêm Thời điểm này, vải thiều huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chín rộ. Người trồng vải phải thức dậy từ giữa đêm để thu hoạch vải, kịp bán vào sáng sớm. Hơn 2 giờ sáng, ông Lê Văn Thành ở thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) và các thành viên trong gia đình rời khỏi giường. Ông đeo chiếc đèn pin lên...