Bắc Giang định hướng cho học sinh lớp 10 tự chọn môn học
Năm học 2022-2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thời điểm này, các em đang tập trung đăng ký các môn học tự chọn.
Học sinh lớp 10 sẽ học 6 môn và 2 chuyên đề bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Giáo dục của địa phương và 4 môn tự chọn trong 9 môn: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Tuy nhiên, năm học tới, hầu hết các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh chưa đưa hai môn Âm nhạc, Mỹ thuật vào giảng dạy vì chưa có giáo viên.
Thầy, cô giáo Trường THPT Lục Nam tư vấn cho học sinh lớp 10 chọn môn học.
Chương trình đã giảm bớt một số môn học để học sinh có thể tập trung cho những môn yêu thích. Để thuận lợi cho học sinh, các trường THPT đã xây dựng từ 4-6 phương án lựa chọn môn học phù hợp với điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cho các em học tập đạt hiệu quả.
Trong buổi nhập trường đầu tiên, học sinh sẽ được giáo viên tư vấn, định hướng chọn môn học. Sau đó, các trường xếp những em có môn học giống nhau vào học chung lớp. Môn học có ít học sinh đăng ký sẽ được bố trí học ghép. Ngoài các giờ học chung, đến lịch học môn tự chọn, các em vào học theo từng nhóm đăng ký riêng.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những trường có quy mô nhiều lớp 10, đông học sinh dễ xếp lớp theo nguyện vọng của các em. Trường ít học sinh đòi hỏi các phương án lựa chọn phải linh hoạt. Nhất là với những môn học chỉ có vài trường hợp đăng ký sẽ khó khăn cho việc xếp phòng, xếp giáo viên.
Với chương trình lớp 10 năm học tới, học sinh sớm được định hướng môn học, lựa chọn nghề nghiệp. Đến năm 2025, nếu các trường đại học vẫn duy trì phương án tuyển sinh theo nhóm môn của khối truyền thống (A, B, C, D) như hiện nay thì việc tự chọn môn học sẽ rất phù hợp cho việc xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, nhiều em lo lắng khi đã đăng ký môn tự chọn sẽ không thay đổi được nếu muốn chuyển sang môn học khác. Việc chọn môn học ngay từ đầu lớp 10 trong khi chưa biết kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học những năm tới có thay đổi như thế nào khiến phụ huynh và học sinh băn khoăn.
Trước thực tế trên, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đồng bộ phương án giảng dạy, học tập, tổ chức các kỳ thi, cách thức xét tuyển đại học, cao đẳng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Quyết định bổ sung biên chế của Bộ Chính trị giúp khai thông thực hiện NĐ 116
Việc bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116.
Video đang HOT
Đầu tháng 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai công lập cho năm học 2022-2023.
Trước đó, ngày 18/7, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định về việc giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022-2026. Riêng năm học 2022-2023, giao bổ sung 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Nhiều trường sư phạm còn khó khăn khi thực hiện Nghị định 116
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: hiện nay, thực hiện , rất nhiều cơ sở giáo dục thiếu giáo viên.
Ngay cả thời điểm trước khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thì tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ cũng đã diễn ra.
Không thể để tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, các quy định cũng phải bắt kịp tình hình giáo dục thực tế của các địa phương, các đơn vị.
Tiến sĩ Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Hồng Đức. Ảnh: NVCC
Quyết định bổ sung biên chế giáo viên của Bộ Chính trị là một tín hiệu đáng mừng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng khuyến khích, động viên sinh viên có học lực tốt vào học tập tại các trường sư phạm để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Tiến sĩ Lê Viết Báu cũng cho rằng, bổ sung biên chế giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng để các địa phương thực hiện quyết liệt hơn việc đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP.
"Hiện nay đâu đó vẫn còn có quan điểm, không muốn cấp ngân sách để chi trả cho việc đặt hàng đào tạo giáo viên vì nghĩ rằng, sinh viên tốt nghiệp sư phạm hàng năm vẫn đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, dẫn tới nhiều trường sư phạm trong hệ thống gặp nhiều khó khăn khi thực hiện Nghị định 116", Tiến sĩ Lê Viết Báu nói.
Trong lúc nhiều trường đại học đang trong lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, vậy các trường sư phạm lấy nguồn nào để chi trả cho giáo viên, duy trì và phát triển công tác đào tạo?
"Tôi cho rằng, cần phải có những giải pháp đồng bộ, nhất quán từ Chính phủ đến các bộ, ban, ngành, các địa phương, trên cơ sở khảo sát nhu cầu, địa phương cần phải đặt hàng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm.
Năm học 2021 - 2022, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực trong việc triển khai Nghị định 116, số lượng đặt hàng đào tạo giáo viên mà tỉnh giao cho Trường Đại học Hồng Đức là gần 1200 chỉ tiêu.
Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt chế độ chính sách cho sinh viên sư phạm, cấp tiền hỗ trợ cho sinh viên theo Nghị định 116, đó là một sự khuyến khích rất tốt đối với sinh viên", thầy Báu thông tin.
Bổ sung biên chế sẽ "khai thông" việc thực hiện Nghị định 116
Chia sẻ với phóng viên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn cho biết, Quyết định của Bộ Chính trị và văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức kịp thời, tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại để triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP.
Quyết định này góp phần giải quyết vấn đề về đội ngũ cho quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính quyết định đến thành công của chương trình mới.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ - Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn. (Ảnh: Trường Đại học Quy Nhơn)
Bàn về việc thực hiện Nghị định 116, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ cho rằng điểm nghẽn hiện nay chính là biên chế giáo viên đang không đồng bộ với định mức. Vừa qua, khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo , các địa phương lại bị khống chế bởi số lượng biên chế nên chỉ tiêu sư phạm đã bị giảm rất nhiều.
Ví dụ như tỉnh Gia Lai, Kon Tum,... là những địa phương đang , nhưng khi tổng hợp số lượng từ địa phương lên thì chỉ tiêu lại giảm. Năm nay, Trường Đại học Quy Nhơn giảm đến 500 chỉ tiêu, có ngành chỉ có 5 - 10 chỉ tiêu, vấn đề nằm ở số lượng biên chế giáo viên.
Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học Quy Nhơn cũng nhận được số lượng đặt hàng rất ít từ các địa phương, chủ yếu là Bộ giao chỉ tiêu cho trường.
Địa phương đặt hàng thì phải dựa trên cơ sở chỉ tiêu biên chế. Rõ ràng thống kê là thiếu giáo viên nhưng đặt hàng lại rất ít, đây là mâu thuẫn đang tồn tại.
Ngay trong năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu khẩn trương tuyển dụng 27.850 . Bộ Nội vụ cần khẩn trương giao số lượng biên chế của từng địa phương, trên cơ sở đó các địa phương đặt hàng cho các cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên sư phạm được miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt và thêm cơ chế ra trường có việc làm thì chắc chắn chất lượng đầu vào sẽ cao, tương lai sẽ có đội ngũ giáo viên chất lượng để phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Cũng phải sớm đảm bảo đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình mới, biên chế theo từng năm phải có con số cụ thể. Giao số lượng cho năm học này nhưng cũng phải tính toán những năm tiếp theo để việc thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 có lộ trình cụ thể.
Đây là năm thứ hai chúng ta thực hiện Nghị định 116, nhưng việc này phụ thuộc vào quyết định đặt hàng của các địa phương. Ngoài đặt hàng của địa phương, trường sư phạm đào tạo để đảm bảo các nhu cầu khác, như đào tạo đáp ứng nhu cầu của các cơ sở giáo dục ngoài công lập,...tính toán dôi dư vì sẽ có những sinh viên học xong chưa làm việc ngay mà học tập nâng cao.
Có biên chế là một tín hiệu tích cực, kịp thời nhưng cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết bài toán nhân lực.
"Có thể nói, biên chế giáo viên chính là "nút thắt" đối với việc thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116, tuy nhiên, muốn gỡ "nút thắt" này cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, thống nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Bộ Nội vụ cũng như ở các địa phương.
Xác định số lượng, nhu cầu đào tạo giáo viên là việc hoàn toàn có thể thực hiện. Các ngành kinh tế, kỹ thuật đào tạo theo thị trường thì khó xác định nhu cầu nhưng trong ngành giáo dục, dựa vào số biên chế, số giáo viên nghỉ hưu, số lượng học sinh,... là có thể dự báo được.
Tôi tin rằng quyết định bổ sung biên chế sẽ khai thông việc thực hiện Nghị định 116. Triển khai thành công Nghị định 116 sẽ quyết định chất lượng nguồn nhân lực ngành sư phạm trong tương lai", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Mỹ khẳng định.
Sách mới, nỗi lo cũ Chuẩn bị bước vào năm học mới, nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng không biết năm học này trường sẽ dùng bộ sách giáo khoa (SGK) nào, giá cả ra sao? Vì theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, mỗi trường phổ thông có thể chọn 1 bộ SGK của các nhà xuất bản (NXB) khác nhau, những bộ sách đã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
19:34:52 30/03/2025
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
19:02:24 30/03/2025
Động đất Myanmar: Tâm chấn Mandalay tiếp tục rung chuyển
Thế giới
19:01:51 30/03/2025
Amad Diallo báo tin vui cho MU
Sao thể thao
18:59:36 30/03/2025
Đỗ Mỹ Linh "bất lực" với chồng và con gái
Sao việt
17:56:46 30/03/2025
Sự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt Nam
Nhạc việt
17:54:00 30/03/2025
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh
Trắc nghiệm
16:03:09 30/03/2025
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết
Ẩm thực
15:58:38 30/03/2025
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk
Tin nổi bật
15:15:41 30/03/2025
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến
Pháp luật
14:39:44 30/03/2025