Bắc Giang có thêm 7 thầy, cô được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
Ngành Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang vinh dự vừa được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 7 thầy cô giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nhà giáo Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường THPT Lạng Giang số 3 cùng các em học sinh.
Sáng 23/4 thông tin với báo GD&TĐ, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang cho biết, trong tổng số 917 thầy cô được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) thì Bắc Giang có 7 thầy cô.
Cụ thể, Nhà giáo Trần Thanh Hải (SN 1962), Hiệu trưởng Trường THPT Bố Hạ có 35 năm công tác trong ngành, trong đó 18 năm trực tiếp giảng dạy. Trường THPT Bố Hạ từng đạt danh hiệu Tập thể xuất sắc, được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Cờ thi đua UBND tỉnh.
Nhà giáo Nguyễn Văn Bông (SN 1960) nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Yên số 2 (đã nghỉ hưu). Trong quá trình công tác thầy vinh dự có 5 lần được nhận Bằng khen của UBND tỉnh, 8 Bằng khen của Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành T.Ư, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huy chương Vì thế hệ trẻ…
Nhà giáo Phạm Thị Thanh Bình (SN 1974), giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Bắc Giang có 23 năm trong ngành. Trong quá trình giảng dạy, cô có nhiều sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, cấp bộ, ngành và được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ.
TS. Trần Thúy Hoàn (SN 1972), Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Bắc Giang có 27 năm công tác trong ngành. Trong đó, 21 năm trực tiếp giảng dạy. Đến nay, TS. Hoàn có 11 năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giúp đỡ 5 giáo viên giỏi cấp tỉnh, bồi dưỡng 38 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia. Ngoài ra, TS. Hoàn cũng là tác giả của 11 sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, có nhiều bài báo tham gia các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Nhà giáo Nguyễn Văn Nam (SN 1962), Hiệu trưởng Trường THPT Lạng Giang số 3 có 36 năm công tác trong ngành. Trong đó, 14 năm trực tiếp giảng dạy. Tại những nơi thầy đảm nhiệm vai trò là hiệu trưởng gồm: Trường THPT Lạng Giang số 2, Trường THPT Lạng Giang số 3 liên tục đạt Trường tiên tiến xuất sắc, được nhận Bằng khen, Cờ thi đua UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ.
Nhà giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (SN 1971), hiện nay là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cao Thượng (Tân Yên) có 29 năm công tác. Trong đó, 10 năm trực tiếp giảng dạy, cô có 13 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng hiệu quả trong quản lý và giảng dạy; 16 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 3 lần đạt Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 13 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương.
Nhà giáo Vũ Thị Xuân (SN 1966), Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Vôi (Lạng Giang) 16 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 3 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; 15 lần được nhận Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, Liên đoàn lao động tỉnh..
Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, dự kiến, lễ công bố quyết định và trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú diễn ra vào tháng 5 tới đây.
Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT: Quan tâm phụ đạo, đánh giá năng lực học sinh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT có ý nghĩa quan trọng với học sinh lớp 12 bởi kết quả này được sử dụng xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Còn hơn hai tháng nữa, hơn 20 nghìn thí sinh Bắc Giang chính thức bước vào kỳ thi nên thời gian này các trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang gấp rút ôn thi và tư vấn định hướng nghề nghiệp.
Kiểm tra, chỉ đạo sát sao
Để nâng chất lượng công tác ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, đầu năm học 2020- 2021 và cao điểm là từ tháng 3/2021 đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thường xuyên chỉ đạo các trường tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học, cách thức tổ chức ôn tập.
Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, qua kiểm tra, các trường đã quan tâm đối chiếu kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra để đánh giá sát năng lực, sự tiến bộ cũng như hạn chế về nhận thức, kỹ năng làm bài của học sinh ở từng bộ môn.
Trường THPT Bố Hạ (Yên Thế) điều chỉnh kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12.
Các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn cấp trường hoặc cụm trường THPT nhằm phân tích cấu trúc, ma trận đề thi minh họa năm 2021 Bộ GD&ĐT mới ban hành từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch giảng dạy phù hợp. Phân công, sắp xếp giáo viên có trình độ, kinh nghiệm tham gia ôn tập.
Từ đầu năm đến nay, các trường đã tổ chức từ 3-5 lần thi thử, khảo sát năng lực làm bài các môn sẽ thi tốt nghiệp THPT cho học sinh khối 12. Tổ chức kiểm tra chéo giữa các trường trong cụm thi đua để nâng cao chất lượng bài thi.
Năm 2020, tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 99,16%, xếp thứ 19 toàn quốc (bình quân cả nước là 98,34%). Qua phân tích năm trước, tỷ lệ bài thi đạt điểm trung bình trở lên đạt 73,61%, tăng 11,9% so với năm 2019. Tuy nhiên, số bài điểm dưới trung bình còn 26,4%.
Đáng chú ý có 11 bài từ 1 điểm trở xuống (điểm liệt) tập trung ở các môn tiếng Anh (7 bài), Sinh học (3 bài) và Lịch sử (1 bài) khiến thí sinh mất cơ hội xét tốt nghiệp. "Chúng tôi đã yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường thường xuyên rà soát, phân tích khắc phục triệt để những hạn chế của kỳ thi trước; giao chỉ tiêu phấn đấu nhằm đạt mục tiêu năm 2021 tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn tỉnh đạt từ 97,5% trở lên", ông Bạch Đăng Khoa nhấn mạnh.
Năm nay, Trường THPT Bố Hạ (Yên Thế) có gần 500 em khối 12 chuẩn bị tham gia thi tốt nghiệp. Theo thầy giáo Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng nhà trường, qua đợt thi thử tháng 3 mới đây, chất lượng bài thi các môn không đồng đều, nhiều bài điểm trung bình hoặc thấp hơn.
Vì vậy, cùng với hoàn thành kế hoạch năm học, nhà trường yêu cầu giáo viên dạy lớp 12 tiếp tục điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hai hướng: Vừa tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm bài cho học sinh có nguyện vọng dự tuyển đại học; vừa quan tâm phụ đạo học sinh hoàn cảnh khó khăn theo phương châm "mỗi giáo viên giúp một học sinh yếu kém", "bạn giúp bạn vượt vũ môn". Ngoài học chính vào các buổi sáng, hiện nay học sinh lớp 12 đăng ký tham gia học thêm 4 buổi/tuần.
Tư vấn hướng nghiệp
Toàn tỉnh có khoảng 20 nghìn học sinh đang học lớp 12 sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức vào ngày 7 và 8/7 (chưa tính số thí sinh tự do). Sau kỳ thi này, các em sẽ sử dụng kết quả để xét tuyển vào các trường đại học, học viện hoặc chuyển hướng học nghề, đi lao động.
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, hôm nay (ngày 20/3), Sở GD&ĐT tổ chức phổ biến những điểm mới trong quy chế thi cho gần 300 cán bộ là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ công nghệ thông tin các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có học sinh đang học lớp 12.
Từ 27/4 đến 11/5 là thời gian các em đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT nên những ngày này hoạt động tư vấn, hướng nghiệp được các trường tăng cường.
Nét mới của công tác này năm nay là đa số các trường đã chủ động liên kết với trường đại học, học viện, doanh nghiệp, đoàn thanh niên đổi mới hình thức cung cấp thông tin như: Đưa học sinh các lớp tham gia ngày hội hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức hoặc mời cựu học sinh, đại diện các trường uy tín, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, hướng nghiệp về tư vấn định hướng.
Qua đó giúp học sinh có nguồn thông tin phong phú về chỉ tiêu, điều kiện tuyển sinh của các trường, các ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lai. Em Nguyễn Thị Kim Ngân, học sinh lớp 12 chuyên tiếng Trung, Trường THPT Chuyên Bắc Giang chia sẻ: "Sau khi được nhà trường giới thiệu tham gia ngày hội tuyển sinh tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội em có thêm thông tin bổ ích về cơ hội sử dụng tiếng Trung trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển hội nhập. Em sẽ chia sẻ với bố mẹ để tính toán đăng ký hồ sơ dự tuyển đúng với nguyện vọng, khả năng".
Được biết, hiện nay quy chế tuyển sinh đại học có nhiều điểm mới như cho phép các trường đại học tuyển thẳng hoặc ưu tiên tuyển thí sinh có kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, đạt trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế... Để không lỡ mất cơ hội, các em học sinh lớp 12 cần thường xuyên theo dõi thông tin, chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự tuyển kịp thời, phù hợp với năng lực, nguyện vọng.
Theo các chuyên gia, năm nay, xu hướng chọn đăng ký học nghề khối ngành kinh tế, kỹ thuật, thời trang, các lĩnh vực sử dụng ngoại ngữ (quản lý khách sạn, quản trị nhân lực, ngoại giao)... được nhiều em quan tâm. Phụ huynh mong muốn Sở GD&ĐT quan tâm hơn đến việc giám sát, quản lý hoạt động tư vấn định hướng nghề nghiệp tại các trường bảo đảm cung cấp đến học sinh thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác. Dự kiến cuối tháng 5, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức thi thử lần thứ hai trên quy mô toàn tỉnh, đây là dịp để các em học sinh một lần nữa đánh giá lại khả năng của mình trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.
Học sinh hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Làm gì để không bị bỏ lại trong thời 4.0? Chúng ta đang được thừa hưởng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 cùng với nhiều thách thức. Các em hãy chuẩn bị thật kỹ hành trang để tự tin bước chân vào. Ngày 16/01/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Trường Trung học phổ thông Nhã Nam (Tân Yên, Bắc Giang) tổ chức buổi hội thảo "Khởi...