Ba loài hoa đẹp, thơm giúp ngăn chặn côn trùng
Không chỉ muỗi, các loài côn trùng như bọ, rệp cũng không dám đến gần ngôi nhà thân yêu của bạn khi có sự hiện diện của các loài hoa này.
Hoa tươi được nhiều người yêu thích trồng tại nhà bởi nó góp phần tạo nên bầu không khí ấm áp, lôi cuốn và bắt mắt cho không gian sống. Dù bạn có nhận thấy hay không thì những bông hoa xinh đẹp còn có nhiều chức năng hơn là chỉ để trang trí. Một trong số đó phải kể đến khả năng đuổi lũ côn trùng tránh xa khỏi ngôi nhà của chúng ta.
Có rất nhiều loài hoa sử dụng mùi hương của mình để đuổi các loại côn trùng như muỗi, bọ cánh cứng và nhiều loài khác ra khỏi nhà và ngăn chúng quay trở lại. Những loài hoa này còn rất thân thiện với trẻ nhỏ cũng như thú cưng.
Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc cũng có thể được trồng trang trí nhà cửa.
Hoa ngũ sắc hay còn được gọi là hoa cứt lợn, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi. Tuy có tên gọi dân gian khó nghe – hoa cứt lợn nhưng loài hoa này lại rất có ích. Hoa ngũ sắc là một loài cây thân nhỏ, thân nhiều lông mềm, hoa nhỏ màu tím, xanh.
Hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả nên được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi. Tuy nhiên, không nên chà xát hoa ngũ sắc trực tiếp lên da vì nó có thể gây kích ứng da. Vì vậy, cách tốt nhất là tận dụng công dụng của nó bằng những cây tươi được trồng trong đất. Hoa ngũ sắc mọc thành chùm khá lớn, phát triển tốt trong các loại chậu, bồn hoa hoặc vườn đá trong nhà.
Chúng có khả năng đuổi muỗi hàng đầu và đã được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chống muỗi.
Màu sắc của hoa cũng vô cùng phong phú, từ trắng, tím, hồng, xanh, tím…
Video đang HOT
Hoa cúc vạn thọ
Những đóa hoa cúc vạn thọ đường kính lớn và có màu vàng tươi sáng không chỉ đẹp, tinh tế mà còn có khả năng xua đuổi côn trùng. Loài hoa này tỏa ra hương thơm mạnh mẽ khiến côn trùng phải bỏ chạy. Những người trồng vườn hữu cơ thường trồng cúc vạn thọ xung quanh vườn, ruộng và cây trồng để đuổi các loài rệp và muỗi gây hại.
Cúc vạn thọ nổi tiếng là loài hoa có hương thơm ngào ngạt, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Hoa cúc vạn thọ có rất nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều phát triển cao khoảng 25 – 40 cm. Màu sắc phổ biến nhất là màu vàng tươi, da cam hoặc trộn lẫn hai màu trên. Cúc vạn thọ yêu thích ánh sáng, do đó, chúng nên được trồng ở những có ánh nắng dồi dào.
Mùi hương của cúc vạn thọ khiến con người thích mê nhưng khiến các loài côn trùng sợ hãi mà chạy xa.
Một vài chậu cúc vạn thọ sẽ khiến không gian sống của bạn trở nên tươi sáng và quên đi nỗi lo về các loài côn trùng xâm nhập vào trong nhà.
Hoa sen cạn
Hoa sen cạn có kích thước nhỏ, cánh mỏng manh như tờ giấy lụa và có rất nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau. Sen cạn không chỉ là một loài hoa trang trí độc đáo mà nó còn được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến súp, sa lát và nhiều món ăn khác.
Sen cạn là một trong những loài hoa trang trí tuyệt vời nhờ vào vẻ đẹp mỏng manh và tinh tế.
Ngoài ra, loài hoa này cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của côn trung vào nhà, vườn cây ăn trái và vườn rau xanh. Sen cạn có thể đuổi được một số loài côn trùng như ruồi, bọ cánh cứng, các loài rệp gây hại….
Ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn, sen cạn dễ dàng xua đuổi rất nhiều côn trùng, ruồi, muỗi ra khỏi nhà.
Bên cạnh những loài hoa vừa đề cập ở trên còn có một số loài cây khác cũng được biết đến với tác dụng tránh côn trùng như cây húng quế, cây lưu ly cây bạc hà, cây tỏi, hoa phong lữ và rất nhiều loài cây – hoa khác.
Cây húng quế.
Cây bạc hà
Hoa phong lữ thảo
Theo VNE
Viêm da tiếp xúc do côn trùng
Những tuần gần đây, số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng đang tăng lên. Bệnh có thể nặng thêm hoặc bội nhiễm nếu bị chẩn đoán nhầm hoặc tự điều trị.
Cần đi khám da liễu khi bị viêm da tiếp xúc - Ảnh: Shutterstock
Bệnh nhân nữ (ở Q.Đống Đa, Hà Nội) đến bệnh viện khám trong tình trạng xuất hiện một vệt đỏ tấy kéo dài phía sau cổ xuống gần vai. Chị cho biết: "Buổi tối khi đi bộ thể dục tôi bỗng thấy ngứa nhói ở cổ, đưa tay lên gãi thì thấy có dính ra tay một con muỗi giống như con thiêu thân, rất nhỏ màu xanh nhạt bị dập nát. Sau đó, không chỉ ngứa mà còn có cảm giác rát ở vùng da bị đốt. Sáng hôm sau, cảm giác ngứa và rát tăng lên, lan rộng hơn".
Một bệnh nhân nữ khác đến khám trong tình trạng mắt phải sưng phù, nổi mụn đỏ sát ngay mi mắt dưới. "Tôi ngủ dậy thì thấy sưng phồng, tối hôm trước chỉ cảm giác ngứa, rát", bệnh nhân cho biết.
Trường hợp khác là bệnh nhân nam, 24 tuổi, cho biết khi ngủ dậy thấy vệt ngứa dài ở phía trong cánh tay, tấy đỏ và có nốt phỏng nước nhỏ li ti. "Tôi ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi theo hướng dẫn của người bán hàng, nhưng đến ngày thứ hai thì các nốt sưng tấy hơn, có đốm mụn mủ".
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Da liễu quốc gia, những tháng cuối năm thường là mùa côn trùng phát triển, gia tăng các trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng. Theo phản ánh của người bệnh, nguyên nhân thường do kiến ba khoang và một số côn trùng có cánh rất nhỏ đốt.
"Côn trùng đốt gây cảm giác ngứa nên người bị đốt có phản xạ đập, gãi. Việc này khiến bề mặt da tiếp xúc nhiều hơn với chất tiết của côn trùng. Chất tiết chính là nguyên nhân gây ngứa, rát. Mức độ ngứa và phỏng rát phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với chất tiết", bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, lưu ý.
Các bệnh nhân bị côn trùng đốt đến khám, thường trên bề mặt da có vệt tấy đỏ dài theo vệt gãi có dính chất tiết của côn trùng. "Mức độ phỏng rát nhiều hơn nếu bị côn trùng đốt ở vùng da mỏng. Nặng nhất là bị đốt ở da vùng mặt (má, mắt); vùng da có nếp gấp (bẹn, khoeo tay)", bác sĩ Nguyễn Minh Quang cho biết.
Theo bác sĩ, để giảm thiểu những khó chịu (ngứa, phỏng rát, sưng tấy) do côn trùng đốt, ngay khi phát hiện nên xối rửa vết đốt dưới nước sạch để giảm độ đậm đặc của chất tiết lên da; không chà xát, gãi khiến chất tiết ngấm sâu hơn, làm tăng mức độ ngứa, phỏng.
Khi bị viêm da tiếp xúc, nên đến khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng, vì cần phân biệt với viêm da tiếp xúc do côn trùng với các nguyên nhân khác - như do hóa chất, sơn, do zona, thậm chí do lá cây.
Bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng đốt được dùng các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn nhẹ. Trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tránh việc tự dùng thuốc có thể gây nguy hiểm.
Theo VNE
Mùa gặt coi chừng bệnh viêm da do côn trùng Một số khu dân cư tại Hà Nội bắt đầu xuất hiện côn trùng gây bệnh viêm da tiếp xúc như: các loại bướm, kiến ba khoang... Tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, có ngày số ca mắc chiếm 20% tổng số bệnh nhân đến khám. Sống ở tầng 5 một khu chung cư tại La Thành (Hà Nội), cách đây 2...