Ba cải cách mạnh mẽ giúp giảm áp lực cho giáo viên
Một số chính sách đối với giáo viên thời gian vừa qua đã thể hiện những nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong quyết tâm giảm tải áp lực cho giáo viên – lực lượng nòng cốt cho quá trình đổi mới giáo dục.
Cô trò điểm trường Chè Lỳ A, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng (Ảnh: DUY LINH)
Giảm tối đa gánh nặng sổ sách
Với con số hơn 1,4 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước, các thầy cô giáo chính là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và quyết định thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục. Người đứng đầu Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với cam kết sẽ nỗ lực để “ giảm áp lực cho giáo viên” đã có những việc làm cụ thể để thực thi quyết tâm này.
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm thực thi nghiêm chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2019, gỡ bỏ những quy định về sổ sách không cần thiết, giúp giáo viên tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó, yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuyệt đối không được quy định thêm hoặc yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định. Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích tăng cường sổ sách điện tử nhằm tạo chuyển biến trong việc giảm hồ sơ, sổ sách cho giáo viên.
Để hạn chế tối đa gánh nặng sổ sách cho giáo viên đầu năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo điều lệ mới, tính tự chủ, dân chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục được tăng cường mạnh mẽ. Vì vậy, sổ sách của giáo viên tiếp tục được giảm thiểu đáng kể.
Thay đổi quy định hội thi giáo viên dạy giỏi
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT đã quyết liệt giảm áp lực cho giáo viên thông qua việc cắt bỏ nhiều cuộc thi không thiết thực đối với học sinh; thay đổi quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi để tạo thành hoạt động sinh hoạt chuyên môn; thay đổi quy định về kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh theo hướng nhẹ nhàng, linh hoạt.
Xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Bởi trên thực tế, trong quá trình đào tạo các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên vẫn tiếp tục phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, dù việc phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là hình thức, chưa thiết thực.
Sự vất vả tốn kém từ những chứng chỉ này đã khiến giáo viên thêm áp lực, khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp. Để gỡ bỏ khó khăn này cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất, sẽ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã hoàn tất các quy trình soạn thảo văn bản để ban hành các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập; trong đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ không còn yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; không quy định giáo viên dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ thứ 2; không quy định giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ dạy tiếng dân tộc. Dự kiến các thông tư này sẽ có hiệu lực từ tháng 2-2021.
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Pleiku-Gia Lai): Nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn trường
Thầy, cô và trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đóng chân trên địa bàn TP.Pleiku, đã và đang nỗ lực hết mình nhằm thực hiện hiệu quả công tác dạy và học, từ đó giúp các em chuẩn bị tốt nhất hành trang cho các cấp học kế tiếp.
Theo đó, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, ngay từ đầu các năm học, ban lãnh đạo nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, coi trọng việc đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo từng năm học thực chất, công bằng. Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong dạy học, chấp hành quy chế chuyên môn; đề cao trách nhiệm của người thầy trong kiểm tra và đánh giá nhận xét học sinh.
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
Ngôi trường mới được đầu tư, nâng cấp khang trang tạo điều kiện tốt nhất cho cô, trò yên tâm học tập, giảng dạy.
Tham gia có hiệu quả các hội thi như thi giáo viên dạy giỏi; tổ chức hội thảo "Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh"; đổi mới SHCM nghiên cứu bài học đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn công tác giáo dục trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Song song với đó, nhà trường luôn triển khai các kế hoạch đăng ký, kiểm tra và xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm ngay đầu năm học; tổ chức xét duyệt và công nhận theo đúng yêu cầu của hội đồng cấp trên. Ngoài ra, tất cả giáo viên, nhân viên được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho giáo viên.
Trường đã và đang tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh; dạy học phân hóa, dạy học cá thể, dự án, dạy học ngoài trời, ngoại khóa, dạy học bằng trải nghiệm, ứng dụng CNTT. Đặc biệt, quan tâm hơn đến từng em học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc chủ động sưu tầm thông tin để nâng cao chất lượng học tập và giúp cho học sinh có điều kiện tự quản.
Tiếp tục tổ chức và thực hiện đánh giá hiệu quả các chuyên đề đã được triển khai, như môn Mỹ thuật theo phương pháp mới theo công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5|2016 của Bộ GD&ĐT, về việc triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới ở tiểu học và trung học cơ sở.
Thực hiện tích hợp dạy học môn Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (giáo dục đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; giáo dục an toàn giao thông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS. ..) vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Lãnh đạo nhà trường xác định, việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, không gây áp lực đối với học sinh và giáo viên. Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn trong cụm.
Cùng với đó, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, góp ý xây dựng giúp giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy.
Để làm tốt các công tác trên, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho giáo viên thường xuyên về nghiệp vụ công tác giáo dục, công tác chủ nhiệm và đổi mới phương pháp dạy học. Xác định, đây là mục tiêu chuẩn trong việc xét khen thưởng cuối năm. Ngoài ra, còn kết hợp tốt bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ với công tác tổng kết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên, công nhân viên. Thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ, thao giảng, chuyên đề của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy...
Được biết, hiện nay trường có 35 cán bộ, giáo viên và nhân viên với 765 học sinh của 21 lớp học thuộc 5 khối. Với sự đoàn kết, các giáo viên có tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tập thể giáo viên đã xây dựng được lề lối làm việc khoa học, kỷ cương trong sinh hoạt, trong công tác, có ý thức ham học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Cô Hoàng Thị Tân (Hiệu trưởng nhà trường), cho biết: "Trong năm học 2020-2021, trường đã vạch ra các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp tình hình thực tiễn dạy và học. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và lòng yêu nghề, yêu trò của tập thể nhà trường. Cùng với đó, triển khai có hiệu quả việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phóng cách Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
Tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Một tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới.
Với những bước đi thiết thực hiệu quả, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã và đang phát triển vượt bậc nhằm nâng cao việc dạy và học thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Từ đó, xây dựng thế hệ trẻ có đầy đủ "Đức-Trí-Thể-Mỹ" vững hành trang để tiếp bước trên con đường học tập ở các khóa trên và ứng xử tốt với môi trường xã hội cũng như khi ở nhà.
Bình Liêu: Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Những năm qua, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành GD&ĐT huyện Bình Liêu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về...