Bà bầu sốt do rubella cần làm gì để hạ?
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh Rubella. Do đó, áp dụng hợp lý và đúng đắn các biện pháp hạ sốt do bệnh Rubella giúp kiểm soát nhiệt độ của bệnh nhân một cách hiệu quả và an toàn hơn, từ đó giảm nhẹ các biểu hiện do bệnh Rubella gây nên.
Vấn đề hạ sốt do bệnh Rubella như thế nào, đặc biệt là đối với trẻ hay bà bầu bị sốt do Rubella thì cần làm gì là một trong nhiều vấn đề được quan tâm.
1. Hạ sốt do bệnh Rubella như thế nào?
Sốt là một trong các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân Rubella. Sốt thường là sốt nhẹ, kéo dài trong khoảng từ 1-4 ngày kể từ khi khởi phát bệnh và sẽ mất đi nhanh chóng khi bệnh nhân có biểu hiện phát ban ở ngoài da. Sốt liên tục có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, vì vậy hạ sốt do bệnh Rubella đúng cách là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng bệnh cho bệnh nhân.
Có nhiều phương pháp hạ sốt do bệnh Rubella bao gồm hạ sốt bằng thuốc và không sử dụng thuốc (Ảnh: Internet)
1.1. Hạ sốt do bệnh Rubella không sử dụng thuốc
Được khuyến khích ưu tiên sử dụng để hạ sốt do bệnh Rubella cho các trường hợp sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, và có thể sử dụng phối hợp với các loại thuốc hạ sốt khi sốt cao từ 38,5 độ C trở lên. Các phương pháp hạ sốt do Rubella không sử dụng thuốc bao gồm:
- Nới lỏng quần áo: Khi bệnh nhân bị sốt do mắc Rubella, cần nới lỏng và cởi bỏ bớt quần áo cho bệnh nhân. Mặc quá nhiều quần áo làm ngăn cản quá trình thải nhiệt của cơ thể và làm sốt khó hạ hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có cảm thấy lạnh cũng không nên đắp chăn.
- Lau mát: Sử dụng khăm nhúng nước ấm để lau người cho bệnh nhân là phương pháp hạ sốt do bệnh Rubella không sử dụng thuốc tương đối hiệu quả. Nước ấm sẽ làm giãn các mạch máu dưới da, tăng đào thải nhiệt qua da và giúp người bệnh hạ sốt. Tuy nhiên chỉ nên lau mát tại các vị trí như nách, bẹn, cổ của bệnh nhân, không nên lau khắp người dễ khiến bệnh nhân bị cảm lạnh, viêm phổi,…
- Giảm tình trạng mất nước: Cho bệnh nhân uống thêm các loại như nước gừng, nước khoáng, hoặc dung dịch oresol để ngăn chặn tình trạng mất nước do sốt gây nên.
Video đang HOT
1.2. Hạ sốt do bệnh Rubella bằng thuốc
Khi các biện pháp hạ sốt không sử dụng thuốc kém hiệu quả hoặc trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ nhiệt nhanh thì có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt.
Loại thuốc hạ sốt thường hay sử dụng nhất trên thực tế là Paracetamol với liều từ 10-15 mg/kg/lần. Mỗi lần sử dụng cách nhau ít nhất 4h-6h. Tổng liều thuốc paracetamol được sử dụng để hạ sốt do bệnh Rubella được khuyến cáo không nên vượt quá 60mg/kg/24h, khi sử dụng thuốc với liều quá lớn trong thời gian ngắn dễ làm tổn thương gan.
Nếu bệnh nhân hạ sốt kém với paracetamol thì có thể thay thế hoặc phối hợp với ibuprofen hoặc aspirin. Việc sử dụng các loại thuốc này cần lưu ý tránh các chống chỉ định của thuốc, đặc biệt các trường hợp có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa, bệnh nhân đang có hoặc có nguy cơ xuất huyết cao.
1.3. Hạ sốt cho phụ nữ mang thai bị rubella
Với đối tượng mắc bệnh Rubella là phụ nữ mang thai thì chỉ nên sử dụng paracetamol để hạ sốt bởi cho đến nay đây vẫn được xem là một loại thuốc hạ sốt an toàn với thai kỳ. Không nên sử dụng các thuốc thuộc nhóm kháng viêm không Steroid (NSAIDs) như ibuprofen hay aspirin để hạ sốt cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và dị tật thai nhi,…
2. Lưu ý gì khi hạ sốt do bệnh Rubella?
Khi hạ sốt do bệnh Rubella cho bệnh nhân, để đảm bảo an toàn và hạ sốt hiệu quả hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Chỉ sử dụng các loại thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn sử dụng về liều lượng, đường dùng, và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc vì làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Khi hạ sốt do bệnh Rubella bằng các biện pháp không dùng thuốc luôn phải lưu ý kiểm tra nhiệt độ của bệnh nhân, tránh gây hạ nhiệt độ quá mức khiến bệnh nhân bị cảm lạnh. Đồng thời mỗi lần tiến hành lau mát thì thời gian không nên vượt quá 10 phút liên tục.
- Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay nếu tình trạng sốt không hoặc kém đáp ứng với các biện pháp hạ sốt do Rubella dù đã áp dụng một cách tích cực, bệnh nhân sốt cao trên 39,5 độ C, hoặc có kèm theo các dấu hiệu cảnh báo biến chứng như đau đầu, nôn mửa, sợ ánh sáng, co giật, xuất huyết,…
Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay trong các trường hợp cần thiết (Ảnh: Internet)
Trên đây là một số các kiến thức cơ bản về hạ sốt do bệnh Rubella mà bệnh nhân và người nhà cần biết. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn và giải đáp cụ thể nhất.
Chẩn đoán và xử lý kịp thời khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella
Trong các triệu chứng của bệnh Rubella, sốt phát ban là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp hàng đầu. Do đó khi nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella gây nên, bệnh nhân cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh Rubella là căn bệnh truyền nhiễm tương đối phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Khi mắc bệnh bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó sốt phát ban do bệnh Rubella là một trong các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh.
Vậy sốt phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm như thế nào và nên xử lý như thế nào khi có sốt phát ban xảy ra?
1. Đặc điểm sốt phát ban do bệnh Rubella
Như đã nói, sốt phát ban là biểu hiện thường gặp nhất khi mắc bệnh Rubella. Tình trạng sốt phát ban thường sẽ bắt đầu sau thời gian diễn ra giai đoạn của bệnh (từ 12-23 ngày kể từ khi mầm bệnh xâm nhập cơ thể).
Khi bước vào giai đoạn phát bệnh, bệnh nhân thường sẽ bắt đầu biểu hiện bằng tình trạng sốt. Sốt do bệnh Rubella gây nên thường là sốt ở mức độ nhẹ. Thời gian sốt thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-4 ngày. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện phát ban trên da.
Các ban trên da do bệnh Rubella thường sẽ xuất hiện đầu tiên ở khu vực trán và mặt của bệnh nhân, sau đó phát ban lan ra thân mình và các phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp ban mọc không theo quy luật như trên. Khi bắt đầu có phát ban thì sốt do bệnh Rubella cũng bắt đầu giảm dần.
Do có hình thái tương tự với phát ban trong bệnh sởi, nên đôi khi rất dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, phát ban do bệnh Rubella có đặc điểm là các ban thường ở dạng sẩn nhỏ và có màu sắc sáng hơn so với phát ban trong bệnh sởi.
Phát ban do bệnh Rubella thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 1- 5 ngày sau khi xuất hiện, nhưng phổ biến nhất là tồn tại trong khoảng thời gian 3 ngày. Sau đó ban biến mất, khi ban lặn không để lại vết thâm.
Sốt phát ban do bệnh Rubella là triệu chứng rất thường gặp khi mắc bệnh (Ảnh: Internet)
Cùng với sốt phát ban do bệnh Rubella, bệnh còn có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác như sưng hạch, lách to hay đau khớp,...
2. Cần làm gì khi bị sốt phát ban do bệnh Rubella
Do bệnh Rubella chưa có thuốc đặc trị, do đó tất cả các điều trị áp dụng cho bệnh nhân đều là các biện pháp điều trị triệu chứng, trong đó có điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella. Điều trị sốt phát ban do bệnh Rubella gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Hạ sốt:
Để hạ sốt cho bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella. người bệnh có thể sử dụng phương pháp hạ sốt không dùng thuốc (cởi bỏ quần áo, nằm nơi thoáng mát, lau mát,...) hoặc sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C.
Thuốc được khuyến cáo sử dụng để hạ sốt khi bệnh nhân sốt phát ban do bệnh Rubella là paracetamol, tuy nhiên nếu bệnh nhân đáp ứng kém thì có thể sử dụng phối hợp hoặc chuyển đổi thành ibuprofen.
Lưu ý, nếu bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai thì chỉ nên sử dụng paracetamol để hạ sốt, không sử dụng paracetamol bởi gia tăng nguy cơ sảy thai và dị tật thai nhi.
Sử dụng thuốc còn cần biết Những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt paracetamol.
- Phát ban:
Khi có biểu hiện phát ban ngoài da, bệnh nhân cần phải được giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh cào gãi và không đắp bất kỳ gì lên vị trí phát ban để tránh nguy cơ bị bội nhiễm. Đồng thời, bệnh nhân bị sốt phát ban do bệnh Rubella cũng không nên tiếp xúc gió lạnh, rất dễ làm bệnh nặng thêm,...
Sốt phát ban còn được biết đến là một trong các biểu hiện phổ biến của bệnh Rubella. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ sốt phát ban do bệnh Rubella, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm Thời tiết mùa xuân với mưa phùn, nồm, khiến không khí ẩm ướt, nền nhiệt độ ẩm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh phát triển... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho bé trong những ngày nồm ẩm kéo dài, cần chăm...