Bà bầu mang thai 7 tháng tử vong sau khi ăn món khoái khẩu nhiều người thích, lời cảnh báo không thừa cho các mẹ
Sau cái chết của người phụ nữ mang thai 7 tháng do ăn vẹm xanh chưa qua chế biến nhiệt xảy ra tại Thái Lan vừa qua, các bác sĩ đã phải đưa ra lời cảnh báo đối với những bà mẹ đang mang bầu.
Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhất và có nhiều trải nghiệm nhất trong cuộc đời của người phụ nữ bởi trong họ đang nuôi nấng một cơ thể mới, một sinh linh mới. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà các bà bầu phải cân nhắc tất cả mọi thứ, cái gì được ăn, cái gì không được ăn bởi việc ăn những đồ ăn không được phép sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà thậm chí còn gây ra cái chết đới với cả mẹ và con. Đây hoàn toàn không phải là lời cảnh báo mà nhiều người chỉ nghĩ là “đe dọa”.
Trường hợp tử vong của người phụ nữ mang thai 7 tháng sau khi ăn Vẹm xanh (một loại động vật thân mềm, hai mảnh vỏ sống ở các hồ nước ngọt, … sông, những vùng nước mặn thủy triều lên xuống bên bờ biển) xảy ra tại Thái Lan mới đây là một bài học đối với các bà mẹ đang trong thời kỳ mang thai.
Vẹm xanh có ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương, ngoài ra, nó còn được nuôi nhiều tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Theo lời kể của cơ quan cảnh sát và các nhà chức trách địa phương nơi người phụ nữ này sinh sống, cô đã bị tử vong vì nhiễm khuẩn do ăn thức ăn chưa được nấu chín.
Được biết, người phụ nữ này đang mang thai 7 tháng. Cô sống một mình trong căn phòng thuê. Hàng xóm của cô cho biết, vài ngày trước ngày được phát hiện tử vong, cô đã mua vẹm xanh về ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn, cô bắt đầu bị đau bụng và tiêu chảy. Mức độ của các triệu chứng khá nghiêm trọng khiến cô không thể tiếp tục đi làm. Tuy nhiên, thay vì gặp các bác sĩ ngay lập tức, đến ngày 1/10, tức là 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, cô mới đến bệnh viện để khám và chữa trị.
Thế nhưng, một vài ngày sau đó, hàng xóm của cô không còn thấy cô ra khỏi phòng. Nghi ngờ có chuyện không hay, một người hàng xóm đã nhìn vào phòng cô qua ô cửa sổ và giật mình phát hiện cô đã bất tỉnh. Cảnh sát đã có mặt ngay sau đó và xác định cô đã tử vong.
Mẹ bầu người Thái Lan tử vong vì ăn vẹm xanh chưa qua chế biến kỹ càng.
Video đang HOT
Không phát hiện thương tích ngoài da trên người, mọi thứ trong căn phòng không có dấu hiệu của một cuộc ẩu đả, cảnh sát ban đầu xác định đây không phải là án mạng.
Tuy chưa có kết luận cuối cùng, tuy nhiên câu trả lời rõ ràng nhất hiện nay về cái chết của người phụ nữ mang thai này là ngộ độc thực phẩm.
Vẹm xanh là một loại thực phẩm phổ biến tại Thái Lan và có thể được biến hóa thành các món ăn khác nhau, từ hấp, luộc, chiên, thậm chí ăn sống. Ở các vùng nông thôn Thái Lan, vẹm xanh thường được ăn trực tiếp không qua chế biến nhiệt kèm với các loại nước sốt tự làm.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư Teerapong Chareewit, hiện đang làm nghiên cứu tại Sản phụ khoa thuộc Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, đã đưa ra lời cảnh báo về việc ăn vẹm sống không chỉ đối với phụ nữ mang thai mà tất cả mọi người.
“Không chỉ riêng gì phụ nữ mang bầu, tôi muốn cảnh báo tới tất cả mọi người rằng không nên ăn vẹm, sò hay các loại động vật cùng họ khác khi chúng chưa được qua chế biến nhiệt, đồng thời phải biết chúng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo vệ sinh hay không. Bởi tiêu chảy, tưởng chừng là một triệu chứng bình thường, nhưng khi đã ở mức độ nặng hoàn toàn có thể gây tử vong”, PGS Chareewit nói.
Trường hợp tử vong không đáng có xảy ra tại Thái Lan này là một lời nhắc nhở không thể bỏ ngoài tai đối với những phụ nữ đang mang thai. Nên tránh tất cả các loại thực phẩm thô, tức là thực phẩm chưa qua chế biến, trong đó có hải sản.
Vậy thực phẩm sống nguy hại như thế nào đối với sức khỏe mẹ bầu?
Thứ nhất, chúng ta hoàn toàn không thể biết một cách chắc chắn rằng những món ăn tươi sống, không qua chế biến nhiệt, có nguồn gốc như thế nào, được nuôi trồng ở đâu. Hơn nữa, việc rửa sạch bằng nước hay bằng các phương pháp khác, sẽ không hoàn toàn loại bỏ được hết vi khuẩn có hại trong thực phẩm, tác nhân chính dẫn đến tiêu chảy.
Thứ hai, đối với hải sản sống, và đặc biệt là các loại động vật thân mềm, hai mảnh vỏ như sò, trai, vẹm, hàu… chứa rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng, trong đó một vài tác nhân, có thể chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ, nhưng vô số tác nhân khác có thể theo đường dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển đứa trẻ, thậm chí là tử vong.
Trong số các vi khuẩn có trong hải sản tươi sống, Listeria là loại vi khuẩn dễ gây ra tổn thương nhất đối với phụ nữ mang thai. Khi vào cơ thể mẹ qua thức ăn, Listeria có khả năng di chuyển đến thai nhi qua nhau thai, cơ thể của người mẹ sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nhiễm trùng Listeria có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, lưu thai hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Thứ ba, đối với thịt sống, các vi khuẩn không chỉ xuất hiện ở bề mặt miếng thịt do quá trình vận chuyển và đóng gói, mà còn phát triển ở bên trong các thớ thịt. Các bà mẹ đang mang thai khi ăn thịt sống hoặc chưa chế biến kỹ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi qua nhau thai. Một số hậu quả có thể xảy ra đó là ảnh hưởng đến thần kinh của đứa trẻ, trẻ chậm phát triển, hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là lưu thai.
Thứ tư, đối với trứng chưa nấu chín, khi ăn loại thực phẩm này, bà mẹ và thai nhi có nguy cơ nhiêm khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn gây ra một loạt các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Một vài trường hợp hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, Salmonella trong trứng sống sẽ gây ra hiện tượng chuột rút cổ tử cung, sinh non và lưu thai.
Nguồn: Parents
Bà bầu tắm nước nóng tăng nguy cơ dị tật thai nhi, dễ gây sinh non, sẩy thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu tắm nước nóng có thể gặp rủi ro bất trắc và cản trở sự phát triển của thai nhi.
Tắm nước nóng giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, xoa dịu các v, nhức xương thường đến trong giai đoạn mang thai. Nhưng bà bầu thích tắm nước nóng và ngâm mình trong nước nóng quá lâu liệu có thật sự an toàn?
Không thể phủ nhận nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cảm giác đau nhức các cơ, tăng lưu thông máu, giữ cho tinh thần thật thoải mái khi ngâm mình trong bể nước nóng. Tuy nhiên, có những trường hơp cần được cảnh báo nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nước nóng. Phụ nữ mang thai tắm nước nóng ở nhiệt độ quá cao có thể gây ảnh hưởng không tốt đến người mẹ và đứa bé.
Vì sao bà bầu tắm nước nóng không tốt?
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường. Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
Ngoài việc gây ảnh hưởng cho thai nhi, tắm nước nóng cũng không tốt cho sức khỏe của người mẹ, chẳng hạn như làm giảm huyết áp đột ngột. Đây là biến chứng nguy hiểm cần tránh trong thai kỳ. Huyết áp giảm sẽ kéo theo tình trạng bào thai không nhận đủ dinh dưỡng và oxy, từ đó làm tăng nguy cơ bị sẩy thai, sinh non, thậm chí là tử vong.
Hơn nữa, nhiều mẹ bầu sử dụng vòi sen để xả nước nóng trực tiếp vào cơ thể cũng tăng nguy cơ gây tổn thương cho da. Nó dễ làm khô da, gây ngứa da, tạo nếp nhăn.
Đồng thời, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ tắm nước nóng trong 3 tháng đầu thai kỳ còn tăng nguy cơ gây khuyết tật ống thần kinh và tình trạng mất nước về sau. Nguyên do là khi bà bầu tắm nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ làm ngăn cản quá trình vận chuyển oxy đến bào thai.
Hơn nữa, trong 5 -10 tuần đầu tiên, phần xương sống của thai nhi vẫn chưa hoàn thiện, nhiệt độ nước quá nóng dễ làm bé mắc phải dị tật cột sống hoặc sẩy thai.
Bà bầu tắm nước nóng thế nào để an toàn cho mẹ và con?
Mặc dù bà bầu được khuyên nên hạn chế hoặc tránh tắm nước nóng tuy nhiên nếu muốn tắm nước nóng để thư giãn, mẹ bầu có thể chọn cách tắm an toàn nếu đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không tắm ở nhiệt độ nước quá cao;
- Bà bầu nên tắm bằng vòi sen thay vì tắm bằng bồn tắm, nhiệt độ thích hợp từ 35 - 37 độ C;
- Nếu ngâm mình trong bồn tắm, bà bầu không nên sử dụng nước có nhiệt độ cao hơn 39 độ C và thời gian ngâm không quá 10 phút;
- Khi cơ thể bị cảm hoặc không khỏe, mẹ tắm càng nhanh càng tốt, tốt nhất chỉ nên lau mình qua nước ấm;
- Để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu không nên tắm hơi hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng;
- Bà bầu tắm vào ngày nắng nóng có thể dùng nước bình thường để tắm cho thoải mái và uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước dễ khiến mẹ bầu bị choáng. Đây là biện pháp giúp giảm nguy cơ gây hại sức khỏe cho cả người mẹ lẫn con.
Như vậy, các chuyên giá khuyến cáo bà bầu nên tránh hoặc hạn chế tắm nước nóng trong thai kỳ để bảo vệ an toàn cho thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên, nếu tắm đúng cách thì đây hình thức thư giãn rất tốt cho bà bầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai.
Theo Webtretho
Hai lần sinh con cách nhau bao lâu là an toàn cho mẹ và con? Để an toàn, khoảng thời gian từ lúc sinh tới lúc mang thai lần tiếp theo của phụ nữ cần ít nhất là 12 tháng. Khoảng cách sinh nở này là quan trọng với những phụ nữ trên 35 tuổi, kết hôn muộn và muốn sinh nhiều con. Khoảng cách giữa lần sinh này với mang thai tiếp theo ở phụ nữ cần...