Bà bầu ăn mít tốt hay không tốt?
Nhiêu ngươi cho răng mit rất nóng, ăn mít trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Bai viêt sau se lam ban thay đôi quan điêm trên.
Trong mỗi múi mít có protein 0.6 – 1,5 %( tùy loại mít), glucit 11- 14 %( bao gồm đường đơn như fructose, glutose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), carotene, vitamin C, B2 … và các chất khoáng như sắt, canxi, photpho… Điều này chứng tỏ ra mít là loại trái cây giàu vitamin, chất khoáng và cung cấp năng lượng cho cơ thể bà bầu khi mang thai.
Nhưng lơi ich không tương tư qua mit co thê ba bâu chưa biêt
Củng cố hệ miễn dịch
Chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, ăn mít sẽ góp phần tăng cường “bức tường” miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là một biện pháp “ngọt ngào” giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi những căn bệnh thông thường.
Trị cao huyết áp cho bà bầu
Kali trong mít có tác dụng hạ huyết áp tuyệt vời. Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Bởi vậy, nếu mẹ bầu ăn mít trong thai kỳ sẽ góp phần duy trì mức huyết áp ổn định, đặc biệt với mẹ bầu có tiền sử bị cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong mít có thể đáp ứng được 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể, giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Ngoài ra, loại chất xơ này cũng có tác dụngloại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mẹ bầu thường xuyên ăn mít sẽ ngăn ngừa được bệnh thiếu máu do thiếu sắt bởi mít là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Mặc dù vậy, khác với sắt từng động vật, sắt từ thực vật thường khó hấp thu hơn nhiều.
Bảo vệ mắt và da
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, bà bầu ăn mít không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh về mắtmà còn có tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
Giúp xương chắc khỏe
Video đang HOT
Không chỉ giàu canxi, mít còn cung cấp cho cơ thể một lượng magie phong phú, giúp hỗ trợ việc hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp trong máu, làm tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu mẹ bầu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và em bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn mít thường xuyên góp phần duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp nhằm ngăn ngừa vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ.
Những tác dụng phụ của mít trong thai kỳ:
Ăn mít quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau hoặc khó chịu bụng do hàm lượng chất xơ khá nhiều.
Mít làm thay đổi tỷ lệ glucose cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì không nên ăn mít khi mang thai.
Nếu bà bầu bị thừa cân hoặc béo phì thì tốt nhất không nên ăn mít trong thời gian mang thai.
Nếu bà bầu từng bị dị ứng với mít hoặc bị rối loạn đông máu thì không nên ăn mít bởi có thể khiến tình trạng bênh trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ bầu nên ăn một lượng vừa phải từ 60 -80 g mỗi ngày để tận dụng những lợi ích của mít mà không gây bất lợi cho sức khỏe.
Theo www.phunutoday.vn
11 điều cấm kỵ không được làm sau khi ăn cơm để bảo vệ sức khoẻ ai cũng nên biết
Dù có mong muốn tới mức nào thì bạn hãy cố gắng "nhịn" làm những việc này sau 30 phút ăn cơm để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.
1. Uống trà
Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho con người, nhưng uống trà ngay sau khi ăn lại hoàn toàn phản tác dụng. Trà cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Hàm lượng axit tannic trong trà cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của dạ dày. Đó là lý do bạn không nên uống trà ngay sau bữa ăn.
2. Tráng miệng bằng hoa quả
Thức ăn lưu lại trong dạ dày 1 - 2 tiếng, việc ăn thêm hoa quả sau bữa ăn sẽ khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn.
Hơn nữa, trong trái cây còn có các loại đường đơn kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra các axit tactaric, axit citric tạo ra khí hơi trong dạ dày, gây cảm giác đầy hơi, khó chịu. Một số loại hoa quả khác như cam, quýt, nho, lê, hồng,... lại có chất plavon.
Chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này.
3. Hút thuốc sau bữa ăn
Hút 1 điếu thuốc ngay sau bữa ăn sẽ gây tác hại như bạn hút 10 điếu thuốc. Hệ thống tiêu hóa đang hoạt động hiệu suất cao sẽ khiến nicotine lien kết với oxy trong máu, gây tác động xấu. Vì vậy, bạn đừng giữ thói quen hút thuốc ngay sau bữa ăn như một cách "tráng miệng" nhé.
4. Đi tắm
Để tiêu hóa thức ăn đòi hỏi rất nhiều năng lượng và lưu lượng máu đến dạ dày của bạn. Nhưng khi bạn tắm, lượng máu được dẫn đến chân và cánh tay.
Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như đầy bụng, khó tiêu và không thoải mái trong một thời gian dài sau đó. Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ khoảng 30 phút để đi tắm sau khi ăn.
5. Ngủ ngay lập tức
"Căng da bụng trùng da mắt" khiến nhiều người có cảm giác muốn được đi ngủ ngay lập tức. Nhưng điều đó thật sự không tốt cho sức khỏe.
Ngay khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa bắt đầu chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, điều này có thể gây viêm đường ruột. Đó là lý do tại sao mọi người cảm thấy nóng rát trong miệng và cổ họng.
6. Đi dạo
Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.
Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.
7. Hoạt động mạnh
Nếu như bạn tiến hành những hoạt động mạnh như thể dục thể thao sau bữa ăn nhằm làm tiêu hao năng lượng mỡ thừa thì đó thực sự là một sai lầm nghiêm trọng. Lý do là khi bạn hoạt động mạnh, lượng máu dồn vào cơ bắp khiến máu phân chia tới bộ máy tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thụ.
8. Không nên uống nước ngọt sau khi ăn
Trong nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gaz có nhiều CO2 ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến bụng bạn bị to ra. Nếu không muốn như vậy thì tốt hơn hết bạn nên từ bỏ thói quen này.
9. Không nên uống nhiều nước
Uống quá nhiều nước sau khi ăn làm bụng bạn bị to, dạ dày căng ra, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước vào thời gian này cũng làm bạn đi vệ sinh nhiều, nếu kéo dài sẽ bị đau dạ dày.
10. Không nên ăn đồ ngọt
Sẽ không tốt cho cơ thể của bạn khi ăn bánh ngọt sau bữa cơm. Ảnh: Khánh Hòa. Ăn đồ ngọt sau bữa cơm sẽ làm cơ thể dễ hấp thụ chất béo, điều này dẫn đến căn bệnh béo phì. Hơn nữa điều này sẽ làm giảm lượng insulin, dễ gây ra căn bệnh tiểu đường.
11. Không nên đọc sách ngay sau khi ăn
Cũng giống như những thói quen không tốt ở trên, đọc sách ngay sau khi ăn sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, dẫn đến bị đau dạ dày.
Lời khuyên: Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động, đặc biệt không nên làm việc nặng, đọc sách báo hay suy nghĩ nhiều sau khi ăn.
Theo phunugiadinh
Tiên dược" ngừa ung thư, cả đời chẳng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, trị cao huyết áp hiệu quả hơn dùng thuốc tây "Tiên dược" ngừa ung thư, cả đời chẳng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, trị cao huyết áp hiệu quả hơn dùng thuốc tây nhà nào cũng nên biết. Nếp cẩm có thể dùng để thay thế các loại gạo thông thường hoặc để lên men thành một thứ cơm rượu gọi là cơm rượu nếp cẩm dùng như một món ăn nhẹ....