Áp lực tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022 tại các quận, huyện không thay đổi nhiều so với năm trước, áp lực vào các lớp đầu cấp sẽ không giảm
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo nhiều phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) tại TP HCM cho biết theo thống kê ban đầu, số lượng học sinh (HS) trong độ tuổi đến trường của năm học này không chênh lệch nhiều so với các lớp tốt nghiệp ra trường. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh tại một số trường theo mô hình tiên tiến vẫn giữ nguyên, thậm chí giảm so với năm trước.
Số trẻ vào lớp 1 sẽ tăng
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết hiện quận đang làm thống kê, số liệu còn cập nhật nhưng dự kiến năm học này chỉ tiêu tuyển sinh tại quận tương đương năm học trước. Quận Bình Tân là một trong những quận gặp sức ép lớn về tuyển sinh đầu cấp, nhất là bậc tiểu học, do tốc độ tăng dân số hằng năm, mỗi năm gồng gánh đến 65% dân nhập cư. Ở năm học trước, quận Bình Tân tăng hơn 4.000 HS với số trẻ vào lớp 1 là 14.160 HS, trong khi đó ở bậc THCS chỉ có 5.400 HS tốt nghiệp lớp 9 nhưng có đến 8.400 HS vào lớp 6.
Một số quận khác cũng trong tình trạng thấp thỏm vì tình trạng dân nhập cư tăng hằng năm. Điển hình như quận 12, đây là quận mỗi năm dao động từ 9.000-12.000 HS vào lớp 1 (mỗi năm tăng trung bình 3.000 HS). Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 12, cho biết trong nhiều năm, tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày tại quận rất thấp. Năm học 2018-2019 chỉ có 20% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày, trong khi bậc THCS là 10%, đến năm 2019-2020 tăng lên 15% ở bậc THCS.
Dân số cơ học mỗi năm một tăng, tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày giảm, trong khi năm học 2021-2022, tiếp tục là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo lãnh đạo các phòng GD-ĐT, các trường đã phải xoay xở đủ kiểu để đáp ứng yêu cầu chương trình. Tại quận 12, một số trường học đủ khả năng tổ chức học 2 buổi/ngày đã nâng sĩ số lên 45-50 HS/lớp. Nơi nào không đủ phòng để tổ chức học 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số thì tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy.
Tại quận Bình Tân, để bảo đảm đủ chỗ học cho tất cả HS trên địa bàn, quận tổ chức cho 32% HS lớp 1 học 2 buổi/ngày như các năm trước, còn lại học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy, để bảo đảm yêu cầu về số tiết học theo chương trình mới.
Video đang HOT
Học sinh vào lớp 1 tại TP HCM năm nay sẽ tăng ở nhiều quận, huyệnẢnh: Tấn Thạnh
Giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường điểm
Theo hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1, thời điểm này đã có nhiều phụ huynh tìm hiểu thông tin và muốn xin cho con vào trường. Tuy nhiên, việc tuyển sinh phải theo quy định của UBND quận. Mặt khác, trong nhiều năm, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 1 tại trường không tăng, được xác định dựa trên số HS lớp 5 tốt nghiệp ra trường. Do vậy, vẫn giữ nguyên 6 lớp 1, sĩ số 35 HS/lớp.
“Năm học vừa qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều phụ huynh cho con theo học trường quốc tế song không kham nổi tài chính nên muốn xin cho con vào trường công. Nhưng nếu không đáp ứng các quy định tuyển sinh thì chúng tôi cũng không dám nhận” – vị này cho biết.
Tại quận 1, trước áp lực tuyển sinh vào các trường điểm, hằng năm UBND quận này yêu cầu siết chặt các hồ sơ trái tuyến hoặc những trường hợp có hộ khẩu tập thể. Cụ thể, đối với tuyển sinh lớp 1, các trường hợp hộ khẩu tập thể (có sổ hộ khẩu, giấy khai sinh lập tại các phường của quận 1) hoặc nhập hộ khẩu… thì Ban Chỉ đạo xóa mù chữ – Phổ cập giáo dục quận 1 sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp để phân tuyến về các trường còn khả năng tiếp nhận.
Không chỉ các trường tại khu vực quận 1 giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh, những trường theo mô hình tiên tiến tại một số quận, huyện theo dự kiến cũng giữ nguyên chỉ tiêu so với năm trước. Theo một phó phòng GD-ĐT phụ trách tiểu học, những trường theo mô hình tiên tiến dù đóng mức học phí cao hơn các trường nhưng phụ huynh vẫn mong muốn cho con được vào, lý do là các trường này phải giữ sĩ số chuẩn là 35 HS/lớp theo yêu cầu của mô hình; ngoài ra còn được học 2 buổi và các chương trình tiếng Anh cần thiết. Khi tuyển sinh vào những trường này, không yêu cầu HS phải cư trú tại địa bàn phường đó, miễn có hộ khẩu trong quận nhưng vì số HS đáp ứng yêu cầu như trên quá đông, nên hằng năm các trường đều phải đưa ra chỉ tiêu HS có hộ khẩu thường trú từ 5 năm trở lên mới được tiếp nhận.
Tuyển sinh đầu cấp tại TP Thủ Đức ra sao?
Ngày 24-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM cho biết trên nguyên tắc, các quy định về tuyển sinh các lớp đầu cấp do UBND các quận, huyện quy định nhưng về cơ bản, năm học 2021-2022, tuyển sinh tại TP Thủ Đức vẫn giữ ổn định như các năm, đó là HS được phân tuyến theo địa bàn như trước đây. Đối với tuyển sinh lớp 10 cũng không có sự xáo trộn hay thay đổi gì. “Chỉ thay đổi về mặt hành chính chứ không thay đổi các quy định về tuyển sinh” – vị này cho biết.
TP.Hồ Chí Minh: Không nhận học sinh trái tuyến trong tuyển sinh đầu cấp
Tại TPHCM, công tác tuyển sinh đầu cấp vào các trường công lập năm học 2020-2021 diễn ra muộn hơn so với mọi năm, tập trung trong tháng 7 và tháng 8.
Điểm mới năm nay là tuyển sinh lớp 1 tại TPHCM đảm bảo tất cả học sinh khối này được học 2 buổi/ngày để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Số lượng đăng ký tăng nhưng chỉ tiêu giảm so với năm ngoái khiến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 càng trở nên căng thẳng. Ảnh: N.Huyên
Đây là một yêu cầu khá khó khăn mà các trường phải sắp xếp thực hiện do áp lực về sĩ số và cơ sở vật chất. Quy định cũng không nhận các em học sớm và học sinh trái tuyến ngoài quận huyện.
Với lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tiếp tục là trường duy nhất thực hiện kết hợp xét tuyển và tham gia khảo sát năng lực bằng tiếng Anh để tuyển sinh. Các trường THCS công lập còn lại sẽ không tổ chức khảo sát mà chỉ xét tuyển theo quy định của từng quận, huyện.
Do áp lực dân số cơ học khiến các quận/huyện sẽ phải xét theo đúng tuyến, sĩ số không quá 45 em mỗi lớp. Nhiều nơi phải gồng mình để đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh.
Với tuyển sinh vào lớp 10, năm nay số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 là hơn 82.015, tăng so với năm ngoái (hơn 80.618). Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh lại giảm từ 63.685 xuống còn 62.465. Điều này khiến cho "cuộc đua" giành 1 suất vào công lập sẽ căng thẳng hơn.
Theo số liệu đăng ký nguyện vọng ban đầu (chưa điều chỉnh), các trường THPT tốp đầu tại TPHCM đều có tỉ lệ "chọi" tuyển sinh vào lớp 10 tăng so với năm 2019. Cao nhất và tăng "đột biến" là Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (1:4,4), tăng cao so với năm ngoái (1:2,61). Tiếp sau đó là THPT Gia Định (1:3,18), Trung học Thực hành Đại học Sư phạm (1:2,79), THPT Mạc Đĩnh Chi (1:2,55), THPT Nguyễn Thị Minh Khai (1:2,32), Trung học thực hành Sài Gòn (1:2,25). Năm nay, một số địa bàn do áp lực dân số tăng nên tỉ lệ "chọi" các trường này cũng có tăng như khu vực Quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân.
Là nhà giáo có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển sinh, thầy giáo Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (Quận 1) cho rằng sau khi đã so sánh được tỉ lệ chọi của trường, học sinh có thể dự đoán điểm chuẩn để quyết định điều chỉnh nguyện vọng.
"Nếu đã đánh giá tương đối chính xác được khả năng của mình tương ứng với điểm chuẩn trường nào rồi và tỉ lệ "chọi" trường đó không thay đổi nhiều thì các em không cần phải điều chỉnh nguyện vọng. Học sinh sẽ chỉ thay đổi nguyện vọng khi trường đó tỉ lệ "chọi" đã cao mà còn thay đổi tăng thêm quá nhiều", ông Minh chia sẻ.
Ngoài ra, để chắc suất vào lớp 10 công lập với 3 nguyện vọng vào lớp 10, thầy Minh khuyên học sinh nên chọn nguyện vọng 2 phải thấp hơn nguyện vọng 1 từ 3 điểm trở lên. Tương tự, nguyện vọng 3 phải thấp hơn nguyện vọng 2 từ 3-4 điểm để an toàn được đậu vào 1 trường công lập.
Học sinh có thể ước lượng năng lực của mình bằng cách lấy điểm kỳ thi học kỳ II, lớp 9, sau đó "trừ hao" 10%-15% vì đề thi tuyển sinh lớp 10 sẽ có phân loại nên khó hơn.
Giáo dục Vĩnh Phúc và những dấu ấn tạo đà phát triển cho năm 2021 Ngành Giáo dục Vĩnh Phúc tiếp tục khẳng định vị trí tốp đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; hoàn thành mục tiêu kép năm học 2019-2020. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đối thoại với ngành Giáo dục tỉnh. Cơ sở vật chất được nâng cao cho...