Ảnh hưởng dịch Covid-19, ít thí sinh quan tâm đến ngành học Du lịch
Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua lĩnh vực nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cũng bởi vậy trong mùa tư vấn tuyển sinh năm nay rất ít thí sinh quan tâm tới những ngành nghề này.
Chọn ngành chọn nghề là vấn đề được phụ huynh và học sinh cuối cấp quan tâm hơn bao giờ hết khi thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học đang đến gần. Qua công tác tư vấn hướng nghiệp trực tiếp cho các thí sinh lớp 12, TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, tại ngày ngội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp được tổ chức mới đây, tổ tư vấn nhận được rất ít những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, năm nay ít thí sinh quan tâm đến ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn. (Ảnh minh họa)
TS Nguyễn Đào Tùng cho rằng, nguyên nhân chính do dịch Covid-19 khiến những ngành này bị ảnh hưởng nặng nề, do đó thí sinh cũng e ngại hơn khi lựa chọn ngành nghề. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đang được khống chế tốt, nền kinh tế đã dần phục hồi. Trong khi đó, phát triển du lịch là chiến lược của Chính phủ, trong thời gian 4 -5 năm tới, đây vẫn sẽ là ngành có cơ hội bùng nổ.
“Tôi thấy năm nay rất ít thí sinh quan tâm đến ngành du lịch. Nhưng như năm 2011, khi thị trường tài chính sụp đổ, cũng rất ít thí sinh đăng ký học ngành này, nhưng sau 4 năm, khóa sinh viên này lại được các ngân hàng săn đón, đến tận trường để xin người”, TS Nguyễn Đào Tùng cho biết.
Bên cạnh ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, TS Nguyễn Đào Tùng cũng cho rằng, nghề đầu bếp cũng là một trong những ngành rất tiềm năng và sẽ “bùng nổ” trong thời gian tới. Trong khi đó, để trở thành một đầu bếp giỏi được săn đón với mức lương cao lại không nhất thiết phải học đại học mà có thể tìm kiếm những ngành đào tạo ở khối cao đẳng, trường nghề…
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương cho biết, ngành quản trị khách sạn có rất nhiều trường đào tạo, mỗi trường hướng đến một phân khúc đầu ra khác nhau. Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, trước khi ra đời chương trình đào tạo Quản trị khách sạn, ĐH Ngoại thương có một quá trình chuẩn bị 5 năm với những trải nghiệm từ chương trình đào tạo ngắn hạn.
“Nguồn nhân lực làm công việc về quản trị nhà hàng khách sạn 5 sao chủ yếu là người nước ngoài và rất ít người Việt, do đó nhà trường quyết định đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đối tượng là các khách sạn 5 sao. Chương trình của ĐH Ngoại thương cũng gắn với quản trị khách sạn 5 sao để sau khi ra trường sinh viên có thể làm trong lĩnh vực này”, PGS.TS Vũ Thị Hiền cho biết.
Video đang HOT
Còn theo ông Hà Đức Ngọc, Vụ Đào tạo chính quy (Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp – Bộ LĐ-TB-XH) cũng cho rằng, trong những năm tới, nhu cầu nhân lực ngành du lịch là rất lớn. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, các tỉnh đều đưa ra các giải pháp phát triển ngành du lịch, đặc biệt những tỉnh có thế mạnh về tài nguyên du lịch biển, di tích lịch sử…
Bên cạnh đó, ông Ngọc cũng cho rằng, nhu cầu về nguồn nhân rất lớn cộng thêm nhiều địa phương đang coi đây là ngành công nghiệp không khói, kinh tế mũi nhọn tập trung đầu tư để khai thác, phát triển, do đó thí sinh lựa chọn ngành về du lịch là hướng đi rất tiềm năng.
“Nhiều sinh viên trường cao đẳng du lịch được các doanh nghiệp đặt hàng ngay cả khi chưa ra trường. Đơn cử như nhiều khách sạn lớn ở Phú Quốc đến đặt hàng đào tạo với trường Cao đẳng du lịch Vũng Tàu. Theo đó, những doanh nghiệp này mời sinh viên của trường đến thực tập, hỗ trợ chỗ ăn chỗ ở và có lương hàng tháng. Ngoài các trường đại học đào tạo ngành về du lịch, nhà hàng khách sạn, các em có thể quan tâm đến các trường cao đẳng có đào tạo ngành này, bởi không phải nhà hàng khách sạn nào cũng cần đến trình độ đại học, tuy nhiên thí sinh cần chủ động trau dồi trình độ ngoại ngữ để có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường”.
Lưu ý thí sinh trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí, Phó trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, khi chọn ngành, chọn nghề cần nghĩ đến sở trường và sở thích của bản thân, không nên lựa chọn theo đám đông hoặc cảm tính. Vì khi lựa chọn 1 ngành nghề mà các em yêu thích, có thế mạnh sẽ dễ thành công hơn là một ngành xa lạ chỉ để không mang tiếng… tụt hậu./.
Tư vấn hướng nghiệp vào mùa: "Biết mình, biết ta"
Để thu hút người học, các trường ĐH-CĐ tung ra ngành học mới, tên gọi mỹ miều với nhiều phương thức tuyển sinh.
Chương trình Kết nối chuyên gia hướng nghiệp đến từng học sinh do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Quốc Anh
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) chia sẻ với Báo GD&TĐ về một số lưu ý với sĩ tử trước mùa tuyển sinh 2021.
Liệu cơm gắp mắm
- Trước mùa tuyển sinh, ông có lời khuyên nào dành cho thí sinh?
- Giáo duc hương nghiêp có vai trò quan trọng, giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động. Tuy nhiên, hiện giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, đặc biệt là học sinh THPT còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện, tháo gỡ.
Chuẩn bị bước vào mùa tuyển sinh, trước hết các em cần giữ gìn sức khỏe, đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Khi có đủ sức khỏe, HS mới thực hiện được việc học tập tốt và chọn lựa ngành nghề tương lai của mình. Chọn trường, chọn ngành nghề là việc lớn, liên quan đến tương lai bản thân, các em cần bình tĩnh, không nóng vội và chuẩn bị kỹ. Chọn đúng trường, ngành nghề, sở trường, các em có cơ hội học tập ổn định. Nếu chọn không đúng trường, ngành sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và lập nghiệp.
Quan trọng nhất, các em biết "liệu cơm gắp mắm", nghĩa là việc chọn trường, ngành cần dựa vào khả năng bản thân, sở trường, khả năng tài chính và mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Khi định hình được, các em sẽ chọn trường đào tạo chất lượng, theo học ngành nghề yêu thích và hoạch định tương lai nghề nghiệp một cách rõ ràng. Các em cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn, biết mình biết ta để không... nhầm đường từ phút ban đầu.
- Theo ông, thí sinh cần tìm hiểu như thế nào để nhận diện, chọn trường, ngành phù hợp?
- Như tôi đã chia sẻ ở trên, học sinh, nhất là ở cấp THPT cần sớm quan tâm đến việc chọn trường, ngành nghề cho bản thân. Việc này không khó, vì hiện trong trường đã có hoạt động tư vấn, hướng nghiệp. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu, lắng nghe tư vấn từ những người đi trước, từ thầy cô giáo, phụ huynh.
tCác em cần tìm hiểu kỹ về nhà trường, ngành học. Cụ thể là đầu vào thế nào, quá trình học tập, giá trị bằng cấp, học phí, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp và chất lượng cuộc sống khi làm việc. Các em cần tìm hiểu một cách thấu đáo, có như vậy mới chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp. Thực tế, có học sinh chọn được trường, ngành nghề nhưng học phí quá cao, quá khả năng của gia đình.
Nên cân nhắc trên cơ sở hoàn cảnh, năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân để lựa chọn trường, nghề nghiệp phù hợp. Các em cần tránh tình trạng lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính hoặc thích chọn các nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền... mà không cần biết có phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú, điều kiện bản thân và nhu cầu của thị trường lao động hay không.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ). Ảnh: NVCC
Tư vấn hướng nghiệp trong trường học
- Giữa danh tiếng của trường, độ "hot" của ngành nghề và sở trường, năng lực bản thân, thí sinh nên cân nhắc điều gì?
- Khi bản thân xác định rõ hoàn cảnh gia đình, năng lực, sở trường, sức khỏe... sẽ xác định được động cơ học tập. Học sinh cần tìm hiểu những ngành nghề mà mình yêu thích để từ đó tự ước lượng, đánh giá một phần nào đó về việc chọn lựa nghề nghiệp bản thân cho tương lai. Bên cạnh đó, các em cũng phải tự nhận thức được khả năng của mình để có quyết định chính xác nhất trong khâu chọn lựa nghề nghiệp. Ngoài ra, các em cũng nên tìm hiểu kỹ nhu cầu lao động của thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.
Chọn ngành nghề phù hợp chính là bí quyết quan trọng trong việc phát huy giá trị tài năng, đồng thời làm thỏa mãn đam mê của các em. Thực tế hiện nay, một số học sinh lớp 12 nhưng vẫn chưa có thông tin tiếp cận về việc lựa chọn ngành nghề, chưa được tham gia hướng nghiệp. Điều này khiến các em dễ chọn sai nghề, sai trường khiến tương lai khó có thể kiếm được việc làm như ý muốn. Nếu tập trung đến "nhãn", "mác" của trường đó hoặc theo sự áp đặt của phụ huynh mà quên rằng người học là mình và tương lai của mình, các em sẽ khó theo đuổi đường dài với nghề.
- Để không bị nhiễu loạn trước những thông tin tư vấn, định hướng, theo ông thí sinh cần phải làm gì?
- Học sinh THPT chỉ mới ở lứa tuổi trưởng thành, chưa trải nghiệm nhiều nên việc chọn trường, ngành nghề tương lai phải có sự hướng dẫn của người đi trước. Cụ thể là thầy cô giáo, phụ huynh và vai trò tư vấn của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, các chuyên gia...
Hiện có nhiều kênh tư vấn và không khó để tìm kiếm, tuy nhiên, học sinh phải biết chọn lọc, căn cứ vào nhu cầu của bản thân. Các em cần chọn lọc kênh tư vấn chính thống do ngành Giáo dục tổ chức hoặc thông qua hoạt động tư vấn của nhà trường, thầy cô giáo, anh chị đi trước. Với các kênh thông qua Internet, mạng xã hội cần chọn lọc kênh chính thống, người tư vấn có uy tín...
Tới đây, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Sở sẽ mời các trường, chuyên gia uy tín tham gia, qua đó giúp các em xác định được mục tiêu học tập; chọn trường, ngành nghề trong tương lai, tránh tình trạng mạnh ai nấy tư vấn khiến học sinh bị rối, thậm chí nhầm đường trong việc chọn trường, nghề.
- Xin cảm ơn ông!
Tuyển sinh đại học 2021: Giải đáp nhiều mối lo "mất ăn mất ngủ" của thí sinh Hôm nay (11/4), hơn 15.000 người đã có mặt tại Ngày Hội tư vấn Tuyển sinh- hướng nghiệp năm 2021 được tổ chức tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Tại buổi tư vấn Tuyển sinh- hướng nghiệp năm 2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết kỳ tuyển sinh năm nay các trường tăng cường các phương thức xét tuyển khác...