Anh: Đóng cửa trường học có nguy cơ khiến một thế hệ trẻ em béo phì
Nhà chức trách y tế Anh cảnh báo việc các trường học phải đóng cửa vì Covid-19 đang có nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ em béo phì. Việc thiếu tập thể dục có thể tạo ra những hậu quả lâu dài khi cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ thừa cân.
“Chúng ta cần đưa trẻ tới trường sớm nhất có thể vì sức khỏe của các em” – ông Russel Viner – người đứng đầu ĐH Hoàng gia về Nhi khoa và sức khỏe trẻ em cho biết – “mọi người trong giới dinh dưỡng đều lo ngại vấn đề này”.
Hầu hết trong số 10 triệu trẻ em từ lớp 1 đến lớp 10 sẽ ở nhà ít nhất 6 tháng do đại dịch.
Video đang HOT
Giáo sư Viner cho rằng cần cân nhắc các nguy cơ đối với trẻ khi các em không tới trường và sức khỏe tâm thần, ngủ kém, thiếu thể dục và béo phì.
Theo ông Viner, việc đi bộ tới trường, chạy nhảy xung quanh lớp học, đá bóng với bạn bè… là những cách mà trẻ em đốt năng lượng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra đối với đa số trẻ em khi phải ở nhà. Ngoài ra, một số thói quen tập thể dục tốt của một số gia đình áp dụng lúc ban đầu phong tỏa có thể không được thực hiện đều đặn.
Bên cạnh đó, một số gia đình tập trung vào ăn uống lành mạnh và không đi ra ngoài, nhưng những gia đình nghèo thì chỉ có thực phẩm rẻ tiền nhưng ít lành mạnh nhất.
Chính phủ Anh tuần trước đã từ bỏ kế hoạch đưa tất cả trẻ em tiểu học tới trường trước kỳ nghỉ hè vì lo ngại dịch lây lan. Tuy nhiên, một số nhóm HS trung học sẽ bắt đầu học trở lại vào tuần này nhưng sĩ số các lớp bị giới hạn.
Trẻ em béo phì dễ nguy cơ ung thư bàng quang
Trẻ em bị thừa cân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn khi trưởng thành, theo Annals of Human Biology.
Một nghiên cứu dựa trên hơn 315.000 trẻ em ở Đan Mạch, cho thấy, kích thước cơ thể có liên quan đến việc mắc bệnh sau này trong cuộc sống. Chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng trên mức trung bình trong thời thơ ấu, cân nặng khi sinh cao/thấp và chiều cao dưới trung bình cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Tiến sĩ Kathrine K Sorensen từ Bệnh viện Bispebjerg và Frederiksberg ở Đan Mạch cho biết, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thừa cân và béo phì cao hơn ở trẻ em ngày nay có thể góp phần làm tăng gánh nặng ung thư bàng quang trong tương lai.
Béo phì là nguyên nhân gây nhiều bệnh trong đó có ung thư. Ảnh: Cleantechloops.
Các phát hiện được kiểm tra liên quan đến 315.763 trẻ em sinh từ năm 1930 đến 1989 và ở độ tuổi 7- 13. Dữ liệu này gồm BMI, cân nặng khi sinh và chiều cao và được tham chiếu chéo với Cơ quan đăng ký ung thư Đan Mạch. Theo đó, số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang khi trưởng thành là 1.145, bao gồm 839 nam giới.
Nguy cơ phát triển bệnh sau này cao hơn 10% đối với một cậu bé 13 tuổi, chiều cao trung bình (154,5 cm) có BMI tăng 5,9kg so với bình thường (tương đương 42,5kg). Ngược lại, một cậu bé cùng tuổi và cao hơn trung bình 8cm (162,5 cm) có nguy cơ thấp hơn 6%, theo nghiên cứu. So với trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình (3,5 kg), nguy cơ này cao hơn 26% ở trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (2,5kg) và 36% ở trẻ sơ sinh có cân nặng lớn (4,5kg).
"Đối với hai cậu bé 13 tuổi có chiều cao trung bình (154,5 cm), chuyển từ cân nặng 42,5 kg lên 48,4kg tương đương với nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn 10% ở cậu bé nặng hơn", Tiến sĩ Jennifer L Baker chia sẻ thêm.
Berger - Giám đốc Trung tâm Khoa học, Sức khỏe và Xã hội Đại học Case Western, tại Cleveland, Mỹ cũng cho rằng, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư và khi những người béo phì mắc bệnh ung thư, họ có khả năng tiên lượng xấu hơn.
Ăn quá nhiều là khởi nguồn của bệnh tật Có những đất nước tạo ấn tượng mạnh bởi tình trạng béo phì ở người dân. Ăn ít để khỏe là một tác phẩm của tác giả Yoshinori Nagumo. Cuốn sách nói về lịch sử loài người đối với thức ăn, cách kiếm ăn và đặc biệt là giới thiệu phương pháp ăn khoa học, dù ít hơn nhiều người hình dung nhưng...