Ăn trứng mỗi ngày, người phụ nữ nhận tin vui sau một năm
Sức khỏe xương khớp của bà Huang được cải thiện sau khi người phụ nữ ăn trứng đều đặn mỗi ngày.
Ở tuổi 63, bà Huang (Trung Quốc) thấy sức khỏe ngày càng suy giảm. Bởi vậy, bà quyết định thay đổi thói quen ăn uống bao gồm bổ sung một quả trứng mỗi ngày. Theo Aboluowang, một năm sau, khi đi bà Huang khám, bác sĩ ngạc nhiên khi thấy sức khỏe xương khớp cải thiện đáng kể.
Trứng luôn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của nhiều người. Trứng rất giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, vitamin và khoáng chất, là những yếu tố cần thiết để duy trì thể chất tốt.
Một số phân tích gây tranh cãi khi cho rằng ăn nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do hàm lượng cholesterol cao trong trứng. Tuy nhiên, ăn trứng ở mức độ vừa phải (chẳng hạn như một quả mỗi ngày) sẽ có lợi cho sức khỏe.
Trứng luộc tốt cho sức khỏe hơn trứng rán. Ảnh minh họa: AI
Tác dụng của trứng
Một quả trứng luộc chứa khoảng 77,5 calo với 6,3g protein, 0,6g carbohydrate và 5,3g chất béo. Trứng cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin. Lượng vitamin A, selen, vitamin B6, B9, B12, phốt pho, kẽm và sắt trong trứng khá cao.
Một quả trứng rán cùng kích cỡ có 90 calo và chứa 7g chất béo, cao hơn khi luộc. Healthline chỉ ra hàm lượng calo và chất béo nhiều hơn có thể do dầu mỡ hoặc bơ dùng để rán trứng. Ngoài ra, trứng rán chứa ít carbohydrate hơn một chút, khoảng 0,4g carbohydrate. Cả hai loại trứng đều cung cấp lượng protein, các loại khoáng chất và vitamin tương đương nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra ăn một quả trứng mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết hằng ngày. Lecithin trong trứng giúp phân hủy chất béo trong cơ thể và giảm gánh nặng trao đổi chất cho gan, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, trứng rất giàu các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho và sắt, củng cố xương, răng và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Lưu ý khi ăn trứng
Tuy nhiên, khi tận hưởng các lợi ích của trứng, chúng ta cũng nên chú ý đến cách chế biến. Nấu trứng ở nhiệt độ cao như chiên sẽ phá hủy chất dinh dưỡng và có thể tạo ra các chất có hại. Vì vậy, bạn nên ưu tiên luộc, hấp trứng ở nhiệt độ thấp có thể tối đa hóa giá trị dinh dưỡng đồng thời giảm lượng chất béo và calo nạp vào.
Không có cơ sở khoa học nào cho quan điểm “trứng và đường không thể ăn cùng nhau”. Những người làm bánh thường sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm này. Nếu sự kết hợp này thực sự độc hại thì tất cả các món bánh nướng sẽ trở thành vấn đề.
Nhưng chúng ta cần tránh một số phương pháp ăn uống không lành mạnh như ăn trứng sống hay “trứng có lông” (trứng lộn) tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Đại học Harvard thông tin các hướng dẫn sức khỏe trước đây đề xuất một cá nhân không nên ăn quá một đến hai quả trứng mỗi tuần, vì một quả trứng có khoảng 200mg cholesterol trong khi giới hạn là 300. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi. Harvard Health cho biết: “Một người khỏe mạnh có thể không bị ảnh hưởng xấu gì khi ăn tới 7 quả trứng mỗi tuần”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Blanca Garcia, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù trứng rất bổ nhưng không nên tiêu thụ quá 3 quả mỗi ngày.
Những điều cấm kỵ khi ăn cá
Cá có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, chế biến và ăn sai cách có thể khiến thực phẩm này phản tác dụng.
Cá chứa nhiều chất nào có lợi cho sức khỏe?
Chất béo bão hòa
Axit béo omega-3, protein
Sắt, vitamin B6
Theo Eat This, Not That, cá là thực phẩm dạng protein nạc và axit béo omega 3 lành mạnh. Omega-3 đóng vai trò thiết yếu trong não và được chứng minh làm giảm viêm, nguy cơ bệnh tim, có lợi cho sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Protein là chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu giúp hỗ trợ tăng trưởng và sửa chữa cơ bắp, tăng cảm giác no và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ có thể bị nhiễm:
Ký sinh trùng, trứng giun, giun xoắn
Sán dây, sán gạo
Liên cầu khuẩn
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Vì vậy, bạn không nên ăn cá sống, tái như các món gỏi để phòng ngừa nhiễm bệnh.
Bộ phận nào của cá chứa nhiều chất bẩn nhất?
Vây
Da
Ruột
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Ngoài ra, theo đại tá, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), ruột cá có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân và PCB, vì vậy cũng nên tránh ăn, đặc biệt là người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Ăn bộ phận nào của cá có thể gây trúng độc, sốc nhiễm khuẩn?
Mật
Bóng bì
Da cá
Mật cá cung cấp men, enzyme, nhưng cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu như mật cá trắm, rất nguy hiểm, có thể khiến ảnh hưởng đến tính mạng.
Đang uống thuốc ho, kháng sinh không nên ăn cá?
Đúng
Sai
Theo WebMD, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển, để tránh bị dị ứng. Cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khỏe. Sử dụng thuốc ho hay các thuốc kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Người có các vấn đề gì nghiêm trọng cần tránh ăn cá?
Dạ dày
Thực quản
Gan, thận
Thượng úy, thạc sĩ, bác sĩ Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết thực phẩm nhóm cá có hàm lượng protein phong phú, hấp thụ quá nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan, thận. Người có chức năng gan, thận bị tổn hại nghiêm trọng thì nên ăn cá theo định lượng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn cá với món này có thể gây dị ứng, nhiễm trùng da:
Sản phẩm từ sữa
Gừng
Thịt lợn
Theo India Times, ăn sữa, sữa đông hoặc các sản phẩm từ sữa khác với cá có thể gây khó chịu về tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da và dị ứng.
Sự kết hợp giữa sữa và cá có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa do hàm lượng protein cao và các hợp chất có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Dấu hiệu nhận biết cá bị ươn:
Nhớt cá trong suốt, độ dính cao, vẩy bám chặt vào da
Nhớt cá vón cục, đục dần, miệng cá há dần
Miệng mang khép chặt, vết cắt ngang vây ngực có màu đỏ tươi
Thượng úy, ThS.BS Bùi Thị Duyên, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), cho biết cá bị ươn có màu sắc tối dần, nhớt cá bị vón cục, độ nhớt giảm, đục, mùi chua thối. Đối với cá có vẩy thì vẩy tróc khỏi da. Với cá không vẩy thì màu sắc của cơ lưng thường chuyển sang nâu hoặc đỏ. Cá bị ươn có miệng mang há dần, mang chuyển sang màu xẩm đen, hoặc đen, mùi hôi.
Tần suất ăn chuối để ngăn ngừa sỏi thận Nếu không có bất ổn sức khỏe, bạn có thể ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ có sỏi thận. Theo báo cáo của Mayo Clinic, cứ 10 người thì có một người sẽ phải chịu đựng tình trạng sỏi thận trong đời. Sỏi thận gây ra những cơn đau nhói và dữ dội cho người bệnh. Đó là...