Ăn rau cũng có thể khiến bạn tăng cân?
Rau củ cũng có thể khiến bạn tăng cân nếu không lựa chọn đúng loại thực phẩm và thời điểm tiêu thụ.
Rau củ quả có calo, vì vậy về mặt lý thuyết có thể gây tăng cân nếu bạn ăn một lượng lớn. Tuy nhiên, ăn rau thường sẽ giúp bạn giảm cân hơn là tăng cân, miễn là bạn tiêu thụ các loại ít calo và không trộn hoặc chế biến rau với thực phẩm quá nhiều chất béo hoặc calo cao.
Năng lượng trong rau
Theo Healthline, việc bạn tiêu thụ rau trong chế độ ăn uống không có nghĩa là ăn nhiều calo hơn nếu bạn ăn các loại rau không chứa tinh bột. Ví dụ trong 100 g bầu chỉ chứa 17 Kcalo ít năng lượng nhưng lại nhiều canxi, mangan, vitamin C, sắt… nên hạn chế được việc tích tụ mỡ thừa, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, các loại rau có tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, khoai lang hoặc ngô, có hàm lượng calo cao hơn nhiều rất nhiều, với mỗi khẩu phần chứa từ 90 đến 110 Kcalo. Do đó, đối với người giảm cân, các chuyên gia vẫn khuyên lựa chọn những loại rau củ chứa ít tinh bột nhất.
Rau quả và giảm cân
Rau không chứa tinh bột chứa rất nhiều nước và chất xơ, và ít calo trong mỗi khẩu phần, tức mật độ năng lượng thấp. Theo các chuyên gia, thực phẩm có mật độ năng lượng thấp có thể giúp giảm cân cho dù bạn có tiêu thụ rất nhiều để chống lại cơn đói.
Rau không chứa tinh bột sẽ giúp bạn giảm cân. Ảnh: Internet
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2009 cho thấy ăn nhiều rau có liên quan đến việc giảm cân nặng của cơ thể. Như vậy những người ăn ít rau xanh có khả năng tăng cân nhiều hơn so với người tiêu thụ rau xanh hằng ngày. Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obesity năm 2007 “những người ăn ít trái cây và rau quả mỗi ngày tăng cân nhiều hơn trong 10 năm so với những người ăn nhiều hơn. Điều này có thể là do những người ăn ít rau hơn có khả năng ăn nhiều thức ăn chứa nhiều năng lượng hơn”.
Rau quả được đề nghị
Hầu hết mọi người không ăn số lượng rau được đề nghị. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp 25-30 g chất xơ, tương đương khoảng 300 g rau và 200 g trái cây. Như vậy mỗi bữa ăn chính, bạn phải ăn 100 g rau – tức một chén đầy (không chứa nước) rau hay bầu, bí, dưa leo, cà chua… Với trái cây cũng phải ăn cả vỏ, cả múi, cả thịt trái thì mới có chất xơ chứ không chỉ uống nước ép là được. Còn Healthline, cũng đưa ra mức rau xanh cho từng đối tượng. Phụ nữ nên ăn ít nhất hai đến 2,5 chén rau mỗi ngày và đàn ông nên ăn từ hai đến ba cốc rau. Mỗi cốc rau xanh được tính bằng 1/2 chén.
Video đang HOT
Điều quan trọng là ăn nhiều loại rau khác nhau trong tuần, vì mỗi loại rau có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác nhau. Điều đó không có nghĩa là bạn loại bỏ hoàn toàn các loại rau chứa nhiều tinh bột ra khỏi thực đơn, miễn là bạn ăn đủ số lượng rau đã được khuyến cáo trong ngày.
Các loại rau và mẹo chuẩn bị
Các loại rau có tinh bột, chẳng hạn như khoai tây và các loại rau được chế biến từ các thành phần có hàm lượng calo cao có nhiều khả năng dẫn đến tăng cân. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2011 cho thấy rằng trong khi hầu hết các loại rau đều liên quan đến việc giảm cân, thì mỗi khẩu phần bổ sung của bất kỳ loại khoai tây nào đều có liên quan đến tăng cân.
Cố gắng giới hạn bơ, kem chua, kem, mayonnaise, phô mai, nước xốt đóng hộp hoặc một lượng lớn nước sốt xà lách đầy chất béo; những bổ sung này giúp bạn có khả năng vượt quá lượng calo trong ngày và tăng cân. Một muỗng canh bơ thêm 100 calo, ngay cả kem chua giảm béo cũng có 22 calo mỗi muỗng canh.
Việc thêm bơ hoặc sốt vào rau xanh sẽ làm tăng lượng calo trong bữa ăn. Ảnh: Internet
Rau hấp, rang, ăn sống là lựa chọn tốt hơn nhiều so với những loại được chiên, hoặc ăn kèm sốt, bơ, kem…
Các cách lành mạnh khi tiêu thụ rau xanh
- Không thêm quá nhiều muối hoặc chất béo khi ăn rau xanh. Sử dụng các loại rau gia vị như thì là, lá chanh, giấm… để tăng hương vị cho món rau thay vì sử dụng sốt làm sẵn.
- Nên mua rau tươi, nên dùng trong ngày để tránh giảm lượng vitamin.
- Rửa dưới vòi nước chảy, tránh ngâm nước khiến vitamin bị rửa trôi.
- Nấu rau chín tới trong thời gian ngắn, với ít nước hoặc mỡ để tránh phân hủy vitamin bởi nhiệt độ cao; không hâm nóng qua lâu.
N.HÀ
Theo plo.vn
Chế độ ăn Super Carb: Xu hướng ăn kiêng mới nhất!
Những người "hâm mộ" tinh bột (carb) ơi! Các bạn sẽ muốn biết những gì các chuyên gia dinh dưỡng nói về món ăn yêu thích này của bạn đấy.
Carbs bị đánh giá một cách khá tiêu cực trong mắt nhiều người, bởi mọi người cho rằng ăn những thức ăn chứa nhiều tinh bột-đường sẽ luôn đi đôi với việc bị tăng cân. Đa số những người có nhu cầu giảm cân đều đi theo chế độ ăn kiêng "low-carb, high-fat" và họ cho rằng chúng thật sự có tác dụng. Nhưng mới đây, một chế độ ăn uống hoàn toàn mới được lan truyền rộng rãi khắp thế giới và đây là thực đơn tuyệt vời dành riêng cho những người yêu cơm, phở, bánh mì mà lâu nay phải kìm hãm vì sự gia tăng ám ánh của carb: chế độ ăn kiêng super carb (hay còn gọi là chế độ ăn kiêng siêu carb).
Tên nó là vậy, nhưng chế độ ăn không khuyến khích bạn chỉ ăn carbs. Chế độ ăn này được sáng lập bởi một cựu huấn luyện viên, Bob Harper. Ông cho rằng chế độ ăn super carb ưu tiên sự cân bằng giữa tất cả các chất dinh dưỡng - protein, chất béo và carbs. Harper nói mỗi bữa ăn chính hay ăn nhẹ bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 40% protein, 30% chất béo và 30% carbs.
Theo tỷ lệ phân chia giữa các chất đó, bạn sẽ không bị ăn một lượng carbs lớn trong mỗi bữa ăn. Nhưng các carbs bạn ăn phải thật "siêu cấp", tức là thực phẩm đó phải chứa nhiều chất xơ, phải thế chúng mới tạo năng lượng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa. Một số thực phẩm như là bánh mì, mỳ, gạo nguyên cám, gạo lứt sẽ là lựa chọn tốt khi bạn tìm thực phẩm chứa carb "siêu cấp".
Chế độ ăn siêu carb của nhà sáng lập
"Tôi không muốn sống một cuộc sống mà các thực phẩm giàu tinh bột - đường không có mặt trong thực đơn của tôi", Harper chia sẻ. Sau khi bị lên cơn đau tim vào tháng 2 năm 2017, anh đã tạo ra chế độ ăn kiêng super carb để đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà vẫn duy trì cân nặng và khả năng phục hồi.
Chế độ ăn điển hình trong ngày của Harper bao gồm 3 bữa ăn chính và 1 bữa ăn nhẹ. Với bữa sáng, anh thường làm bánh mì Ezekiel kẹp trứng. Với bữa trưa, anh chọn ức gà với một phần tư trái bơ, ăn cùng với rau hấp và gạo lứt. Bữa cuối cùng trong ngày Harper sẽ chọn một loại thịt đỏ hoặc cá để ăn cùng với gạo lứt hoặc mì ống quinoa, và đương nhiên không thể thiếu rau củ luộc.
Thỉnh thoảng, anh lên cơn thèm ngọt, anh đối phó với chúng bằng cách bỏ dầu mỡ ra khỏi bữa tối và thay vào đó là bơ đậu phộng ăn kèm với món tráng miệng. Nhìn chung, bí quyết số một của anh là gắn bó với những loại chế biến càng nhanh càng tốt. "Đó là một cách để mọi người bắt đầu nghĩ về những gì họ đang ăn, chứ không chỉ ăn một cách vô thức", Harper nói.
Chế độ ăn đã có trong nhiều thập kỷ
Hóa ra, phương pháp của Harper không có vẻ mới. Nhà soạn thảo dinh dưỡng y tế Cynthia Sass, MPH, RD kể rằng: "Các chuyên gia dinh dưỡng đã đề xuất phương pháp ăn uống cân bằng này trong nhiều thập kỷ". Sass nói Harper đúng, carbs vốn không gây béo phì.
Vậy tại sao mọi người lại có thể giảm cân nhờ chế độ ăn low-carb? Những người nhận được kết quả như thế có khả năng là họ đã ăn quá nhiều carbs tinh chế.
Sass giải thích: "Loại bỏ hoàn toàn carbs không phải là giải pháp, mà là chọn các loại carbs giàu dinh dưỡng, chưa tinh chế để cơ thể phải dành nhiều năng lượng để tiêu hóa nó".
Mặc dù kế hoạch ăn uống này có thể không đi vào lịch sử ngành dinh dưỡng, nhưng chuyên gia Sass khuyên mọi người nên xem xét về việc tuân theo chế độ ăn này bởi nó có khả năng cân bằng các chất dinh dưỡng. Chuyên gia tin rằng super carb chắc chắn mang lại lợi ích cho bạn trong việc giảm cân.
Sass khuyến nghị nên tiêu thụ các loại carbs lành mạnh như khoai lang, quinoa, đậu, đậu lăng và đậu xanh.
"Một lần nữa, ý tưởng của chế độ ăn là sự cân bằng, với mục tiêu sử dụng đúng và đủ số lượng để có thể giảm cân mà không cướp đi bất kể các chất dinh dưỡng quan trọng nào của cơ thể", Sass nói. "Vì vậy, nó không phải là một chế độ ăn uống carb cao hay một chế độ ăn uống carb thấp, mà là một chế độ ăn uống với lượng carb vừa phải".
Hồ Tiên
Theo Dân trí
Giảm cân có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú? Nguy cơ ung thư vú của phụ nữ tăng dần theo độ tuổi, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy có những bước mà phụ nữ có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer thấy rằng phụ nữ giảm cân sau khi mãn kinh ít phát triển ung thư vú xâm lấn...