Ăn mía để phòng chống sâu răng, chống nôn, trị trào ngược dạ dày
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng.
Mía có nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Hình minh họa.
Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng 500 – 1.000g, ép lấy nước.
Sốt khô họng, tiểu dắt
Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Trị trào ngược dạ dày thực quản
Nước mía ép 30 – 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Video đang HOT
Viêm họng cấp và mãn tính
Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
Chống sâu răng
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.
Nôn do thai nghén
Nước mía 1 ly, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.
Lưu ý khi dùng nước mía
- Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
- Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Lưu ý cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Khỏe&Đẹp
Pháp Luật TPHCM
Giọng nói bỗng thay đổi: Dấu hiệu bệnh gì?
Hầu hết chúng ta không chú ý nhiều tới giọng nói cũng như những thay đổi của chúng. Tuy nhiên, những biến đổi dù rất nhỏ trong giọng nói có thể đang thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn.
1, Khan tiếng: Trào ngược dạ dày
Đừng chủ quan khi thấy giọng nói của bạn trở nên khàn khàn sau một thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Nó có thể là một dấu hiệu của trào ngược axit. Ngoài ra, khan tiếng cũng cảnh báo những triệu chứng của nhiều vấn đề khác nhau. Bà Amy Cooper- Giám đốc Viện các Bệnh lý về giọng nói thuộc Bệnh Viện Mount Sinai, New York cho biết bất cứ thay đổi tronggiọng nói đang báo động các bệnh lý lành tính và nguy hiểm hơn là ung thư thanh quản .
2, Giọng nghẹt mũi: Viêm xoang mãn tính
Cảm lạnh thông thường khiến bạn khó chịu và tắc mũi. Triệu chứng nghẹt mũi cộng với việc phải thở bằng miệng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng Rhinosinusitis- viêm mũi và viêm niêm mạc. Những bệnh nhân Rhinosinusitis mãn tính sẽ phát triển thành viêm xoang mãn tính.
3, Khàn giọng, yếu giọng: Bệnh tuyến giáp
Một sự thay đổi trong giọng nói của bạn có thể là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp dẫn đến tác động tiêu cực đến âm giọng.
Những dấu hiệu thông thường của bệnh nhân mắc các vấn đề về tuyến giáp là giọng nói ngày càng khàn trầm, yếu. Ung thư tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh mà thường chỉ một bên. Điều này sẽ dẫn đến tê liệt một bên thanh quản. Giọng nói sẽ yếu dần và mất hẳn tiếng.
4, Giọng nói đơn điệu, yếu ớt, nói nhịu: Bệnh Parkinson
Giọng nói bỗng trở nên nhỏ, khó nghe hay nói ngọng bất thường là dấu hiệu thường thấy của bệnh Parkinson. Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson có thay đổi về giọng nói. Bà Cooper cho biết thêm " Bệnh nhân Parkinson hầu hết gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát và phát ra tiếng nói".
5, Khản giọng: Ung thư thanh quản
Trong giai đoạn đầu của ung thư thanh quản, giọng nói sẽ biến đổi. Đó là do sự rung động của dây thanh quản bị ảnh hưởng khi có sự bất thường trong cổ họng, dẫn đến khàn giọng. Tuy nhiên, khản giọng cũng do viêm thanh quản và tình trạng có thể kèo dài trong nhiều tuần.
Hãy luôn lắng nghe giọng nói của bạn và của người thân hàng ngày. Nó có thể đang tiết lộ điều gì đó về tình trang sức khỏe của bạn và gia đình !
Theo Minh Anh
Sức khỏe đời sống
Viêm thanh quản mạn tính do đâu? Viêm thanh quản mạn tính xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được lưu ý điều trị triệt để, viêm thanh quản có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, ung thư thanh quản... Viêm thanh quản mạn tính thường kéo dài vài tuần đến hàng tháng với triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, ho khan, nói...