Ăn hành tỏi 2 lần mỗi ngày giúp giảm đến 67% nguy cơ ung thư
Những phụ nữ tiêu thụ sofrito 2 lần mỗi ngày, đã giảm nguy cơ ung thư vú đến mức độ đáng kinh ngạc – 67%, theo Natural News.
Những phụ nữ tiêu thụ sofrito 2 lần mỗi ngày đã giảm nguy cơ ung thư vú đến mức độ đáng kinh ngạc – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong một bước đột phá lớn, các nhà khoa học tại Đại học Buffalo, New York (Mỹ) và Đại học Puerto Rico (Mỹ) đã phát hiện những người ăn nhiều sofrito – một loại gia vị phổ biến của Puerto Rico – được làm từ hỗn hợp hành và tỏi, ít bị ung thư vú hơn.
Đặc biệt, những phụ nữ tiêu thụ sofrito 2 lần mỗi ngày, đã giảm nguy cơ ung thư vú đến mức độ đáng kinh ngạc 67%, theo Natural News.
Tác giả chính của nghiên cứu, phó giáo sư Gauri Desai từ Đại học Buffalo, cho rằng tác dụng chống ung thư của sofrito bắt nguồn từ sự kết hợp của các hợp chất hữu cơ mạnh mẽ trong hành và tỏi.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy tiêu thụ nhiều hành tỏi đã giúp giảm nguy cơ nhiều loại ung thư, gồm ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày, theo Natural News.
Nhưng ít ai biết về tác dụng của việc ăn hành và tỏi đối với nguy cơ ung thư vú.
Trong nghiên cứu, phó giáo sư Desai và các đồng nghiệp đã theo dõi gần 700 phụ nữ, trong vòng 6 năm, từ năm 2008 đến năm 2014.
Kết quả, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư (Mỹ), cho thấy những phụ nữ ăn kết hợp hành và tỏi, hoặc loại gia vị sofrito – 2 lần mỗi ngày, đã giảm 67% nguy cơ ung thư vú, so với những người không bao giờ ăn.
Tác dụng chống ung thư của sofrito bắt nguồn từ sự kết hợp của các hợp chất hữu cơ mạnh mẽ trong hành và tỏi – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Những phát hiện này đã chứng minh sự kết hợp của các hợp chất chống ung thư trong hành và tỏi, như quercetin, saponin và alliin, cũng có khả năng chống lại ung thư vú.
Tại sao hành tỏi có đặc tính chống ung thư?
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận đặc tính chống ung thư của hành, tỏi.
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra các nghiên cứu về vai trò của hành tỏi trong việc chống lại ung thư.
Kết quả đã phát hiện cây họ hành tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, carotenoid và tocopherols, có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Đặc biệt, các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ là những thành phần chống ung thư mạnh nhất của cây họ hành tỏi, theo Natural News.
Trong tỏi, các hợp chất này bao gồm diallyl thiosulfinate (allicin), diallyl trisulfide, allyl methyl trisulfide, diallyl disulphide và ajoene. Nhiều nghiên cứu cho thấy những thành phần này có thể ngăn chặn tình trạng viêm dẫn đến các bệnh mạn tính và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Còn hành có chứa a xít phenolic, thiosulfinat và anthocyanins đứng đầu các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ. Kết hợp với nhau, các thành phần này giúp ngăn chặn sự hình thành khối u.
Các nghiên cứu gần đây còn phát hiện Fisetin – một chất chống ô xy hóa trong hành, cũng là một chất hứa hẹn điều trị ung thư tổng thể, theo Natural News.
Bệnh tiểu đường và chứng hôi miệng có liên hệ gì?
Mọi người đều bị hôi miệng theo thời gian, chủ yếu là sau khi ăn các thực phẩm như hành tỏi. Nhưng có một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến mùi hôi.
Có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra hôi miệng như tiểu đường, vấn đề về thận, hen suyễn, xơ nang và ung thư phổi. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hôi miệng được gọi là chứng hôi miệng. Có một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể gây ra hôi miệng như tiểu đường, vấn đề về thận, hen suyễn, xơ nang và ung thư phổi.
Mùi trái cây ngọt ngào thường gặp trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Tương tự, các bệnh khác cũng có thể được nhận biết qua mùi hơi thở, theo Times of India.
Nhưng chính xác thì nguyên nhân gây hôi miệng ở bệnh nhân tiểu đường là gì và bạn có thể đối phó với nó như thế nào?
Hôi miệng ở bệnh nhân tiểu đường
Kiểm tra lượng đường trong máu - SHUTTERSTOCK
Hôi miệng có thể được gây ra ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do lượng xeton trong máu cao. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể trở nên kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin.
Do đó, các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để bù đắp cho điều này, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng nhằm thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. Khi chất béo dự trữ trong tế bào bị đốt cháy thay vì glucose, nó sẽ tạo ra xeton, bắt đầu tích tụ trong máu và nước tiểu. Mức độ cao của xeton trong cơ thể gây ra mùi hôi đó, theo Times of India.
Mức độ cao của xeton trong cơ thể thực sự có hại và có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm khác được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Tình trạng này phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và cần được giải quyết kịp thời.
Các triệu chứng phổ biến của xeton cao
Hơi thở thơm và có mùi trái cây.
Đi tiểu thường xuyên.
Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Mức đường huyết cao.
Khó thở hoặc lú lẫn.
Cách kiểm soát mùi hôi
Nếu mùi hôi là do nồng độ xeton trong máu cao thì chỉ có thể kiềm chế bằng thuốc. Nhưng đôi khi nó cũng có thể là do các vấn đề răng miệng. Vì vậy, bạn cần đánh giá kỹ tình hình trước khi đi đến kết luận, theo Times of India.
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
Đừng quên cạo lưỡi và xỉa miệng.
Giữ cho mình đủ nước.
Theo dõi lượng đường trong máu của bạn.
Sử dụng kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
Thường xuyên đi gặp nha sĩ.
Làm sao để chạy theo việc kiếm tiền mà vẫn hạnh phúc? Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tiền không mua được hạnh phúc, nhưng điều gì khiến việc theo đuổi tiền bạc làm ta không hạnh phúc? Có cách nào để vừa chạy theo mục tiêu tài chính mà vẫn hạnh phúc hay không? Tiền bạc là phương tiện chứ không nên là mục tiêu tối hậu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...