Ăn gì để ngừa hạ đường huyết?
Thỉnh thoảng tôi lại bị hạ đường huyết, xây xẩm mặt mày, phải nằm nghỉ một lúc. Tôi nên ăn uống và phòng bệnh thế nào?
Nguyễn Thị Hà (Bắc Giang)
Ảnh minh họa
Trước tiên, để chữa trị bệnh hiệu quả, bạn cần đi khám để biết nguyên nhân hạ đường huyết vì sao và có cách xử trí phù hợp. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa hạ đường huyết. Để phòng hạ đường huyết, người bệnh cần ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết. Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
Hơn nữa, người bệnh nên kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu. Khi xuất hiện các triệu chứng nặng của hạ đường huyết, bạn nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường để tránh gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Cách để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và an toàn
Để tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa khoảng 15 gram carbs đơn giản như đường, mật ong, nước ép trái cây...để nhanh chóng phục hồi lượng đường trong máu.
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp và cần được phục hồi nhanh chóng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng và biến chứng như run rẩy, lú lẫn, co giật hoặc thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Ăn một thìa đường có thể giúp tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Ảnh: NHẬT LINH
Dưới đây là những điều bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng của hạ đường huyết và những cách an toàn nhất để tăng đường huyết một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân hạ đường huyết
Thông thường, hạ đường huyết thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường. Evan Barnathan, bác sĩ gia đình tại Central Maine Healthcare ở Lewiston, Maine, Hoa Kỳ cho biết đây cũng có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
Bác sĩ Barnathan cho biết, những bệnh nhân không ăn đủ ba bữa một ngày và vẫn dùng thuốc hạ đường huyết rất dễ bị hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu cũng có thể gây hạ đường huyết. Thông thường, khi bạn chưa ăn và lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone kích hoạt gan giải phóng glucose dự trữ vào máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải xử lý rượu, về cơ bản nó ngăn cản giải phóng glucose.
Các bệnh về gan, thiếu hụt hormone và nhịn đói lâu ngày cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết, theo Insider.
Các triệu chứng của lượng đường trong máu thấp
Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp, bạn có thể gặp các triệu chứng ban đầu bao gồm: nhịp tim nhanh hoặc bất thường, mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, đổ mồ hôi, cáu gắt, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má...
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: lũ lẫn, nhìn mờ, co giật, mất ý thức.
Barnathan cho biết, nếu tình trạng hạ đường huyết không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm hôn mê và thậm chí tử vong.
Thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu
Bác sĩ Barnathan cho biết, cách nhanh nhất để tăng lượng đường trong máu là ăn hoặc uống thứ gì đó.
Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp và cần tăng cường nhanh chóng, bạn sẽ cần một thứ gì đó có chứa carbohydrate (carbs) để có thể khôi phục lại lượng đường trong máu. Nhưng bạn không nên lạm dụng nó.
Uống một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda để tăng lượng đường trong máu. Ảnh: NHẬT LINH
Tốt nhất nên ăn hoặc uống thứ gì đó có carbs đơn giản để hấp thụ nhanh chóng và dễ phân hủy. Chỉ cần nạp khoảng 15 gram carbs đơn giản là lý tưởng nhất, chẳng hạn như:
- Một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda thông thường.
- Một thìa đường.
- Một thìa mật ong hoặc xi-rô.
- Bốn hoặc năm viên kẹo cứng hoặc kẹo cao su (hãy kiểm tra nhãn để biết số lượng nên dùng).
Các bác sĩ khuyên rằng, sau khi ăn xong hãy đợi khoảng 15 phút và kiểm tra lượng đường trong máu một lần nữa trước khi ăn lại, để tránh tăng lượng đường trong máu quá nhiều.
Nếu bạn nhận thấy lượng đường trong máu của mình có thể đang giảm xuống, nhưng cơ thể vẫn chưa bị hạ đường huyết, tốt nhất là nên thêm một số chất đạm và chất béo vào hỗn hợp, như ăn một thanh protein hoặc bánh mì thịt.
Protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, trì hoãn sự gia tăng glucose. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm ngay sau đó. Vì lý do này, những người bị kháng insulin nên thường xuyên bổ sung protein và chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mình, theo Insider.
Muốn ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết, cả đời chỉ cần nhớ 5 chữ này trong ăn uống là đủ Ăn uống điều độ, đúng bữa không chỉ ngăn ngừa ung thư mà còn ổn định lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe của chúng ta. Thói quen ăn uống có hại có thể gây ra hơn 30 loại ung thư. 1/3 số bệnh nhân chết vì ung thư mỗi năm có liên quan đến...