Ăn đêm ở Chợ Lớn
Người Sài Gòn thường bảo nhau: “Ăn cơm Tàu…”. Ai đến Chợ Lớn mà không ăn cơm Tàu thì thật đáng tiếc. Ban đêm, dọc theo các con đường huyết mạch dẫn từ Sài Gòn vào Chợ Lớn có rất nhiều nơi để ăn. Tuy nhiên, bạn không thể bỏ qua ẩm thực đặc sắc của vùng Chợ Lớn.
Đi ăn đồ tiềm
Mỳ vịt tiềm (Ảnh: Sài gòn tiếp thị)
Có thể nói, món tiềm với người Hoa rất đỗi quen thuộc, là món ăn bổ dưỡng với gia vị tiềm là các loại thảo mộc có tính dược, bồi bổ lục phủ ngũ tạng sau những ngày lao động vất vả. Trước kia, món tiềm chỉ lan truyền trong phạm vi gia đình, cộng đồng nhỏ lẻ nhưng nay đã phổ biến rộng rãi ra các hàng quán bày bán khắp nơi vùng Chợ Lớn.
Một trong những con đường tập trung món tiềm độc đáo với số lượng đông đảo hàng quán bán các món tiềm là đường Phan Xích Long ngay đoạn giao với đường 3.2, thuộc phường 16 quận 11. Con đường vắng vẻ ban ngày nhưng khi chiều đến, độ từ 16h trở đi, cả con phố dài chừng 200m tấp nập xe cộ ra vào, đèn hộp sáng trưng với các quán tiềm nằm san sát trông thật huyên náo, nhộn nhịp.
Món đứng đầu trong thực đơn của phố tiềm là gà ác tiềm thuốc bắc, một món ăn rất đặc trưng kiểu người Hoa được thực khách rất ưa chuộng. Những con gà vừa cỡ nắm tay, nằm lọt thỏm trong chiếc thố đã lên nước cũ xì rạn màu thời gian, ngập trong đủ các vị thuốc bắc quen thuộc như đảng sâm, đương quy, hoài sơn, nhục túc, xuyên khung, kỷ tử, thục địa… qua thời gian tiềm cùng thịt gà, thố tiềm trở thành một liều thuốc bồi bổ ngon ngọt, đậm đà thật khó quên.
Có ít nhất tám quán tiềm trên đoạn ngắn của con đường với những tên gọi quen thuộc phổ biến của các quán ẩm thực người Hoa như Thuận Phát, Hồng Phát, Chấn Phát, Lương Ký, Lâm Ký, Văn Ký, Hải Sơn, Dương Thành… Ngoài món đặc trưng nhất là gà ác tiềm, đặc sản phố tiềm còn có các loại đồ tiềm khác như óc heo, tim, gan, cật, các loại xúp cá, xúp cua… cùng những món ẩm thực đặc trưng kiểu người Hoa như há cảo, sủi cảo, cơm chiên dương châu, mì xào giòn… đều có đủ.
Video đang HOT
Khác hẳn với những phố ẩm thực khác của Sài Gòn, phố tiềm Phan Xích Long ngoài thực đơn phong phú, dù các món tiềm đều giống nhau tên gọi nhưng khẩu vị mỗi quán mang một đặc trưng, có tính gia truyền. Chị Ken, một người Hoa gốc Phước Kiến, chủ tiệm Chấn Phát ở 95 Phan Xích Long, cho biết: “Món tiềm là món truyền thống, giống nhau tên gọi và cách tiềm, nhưng ở mỗi tiệm, cách gia giảm gia vị và lượng thảo dược khác nhau nên sẽ tạo nên đặc trưng của từng tiệm…”. Chính nét đặc trưng của khẩu vị từng tiệm đem lại cho con phố nhiều dạng thực khách khác nhau, hoạt động ăn uống tấp nập đến tận khuya mới nghỉ.
Đặc sản cháo Tiều
Cháo Tiều (Ảnh: anchoigiaitri.vn)
Được gọi bằng thổ âm là món “ciae mué” (chè muế), ăn với “kềm xại” (cải chua) và “từ tố” (lòng heo) hay còn gọi là “tư khoan xoại”. Món cháo này thường dành cho giới lao động nghèo, ngoài chuyện giá cả bình dân, món cải chua lòng heo của cháo Tiều nhìn vẻ ngoài cũng rất đơn giản. Một nồi nước lèo lủng củng trong đó là cải chua, lòng heo, huyết heo, thịt mỡ, giò heo, tàu hũ, đậu phụng… dồn chung vào đó, để lửa sôi riu riu hầm hết ngày này qua ngày khác, ăn béo ngậy, phục vụ cho giới bình dân dùng chung với cháo trắng.
Ở Chợ Lớn, món cháo Tiều vẫn duy trì được những phẩm vị nguyên thuỷ của cháo Tiều từ vùng huyện Kiết Dương, Triều Châu do tám anh em của anh Trịnh Văn Tường nối nghiệp từ thời ông nội, bán ở 63 Hồng Bàng, phường 6, quận 6. Anh Tường cho biết: “Từ thời ông nội ở Triều Châu nhà đã bán cháo rồi, khi ông nội sang Việt Nam mang nghề này theo, truyền cho ba, và đến giờ là tám anh em trai gái nối nghiệp…”. Cháo Tiều rất đơn giản, chỉ là cháo trắng, ăn kèm với cải chua lòng heo và các món muối từ rau củ đến động vật. Cháo Tiều nấu lạt, không nêm nếm gia vị, hạt gạo nấu cháo vừa nở bung (người Việt thường gọi cháo hoa) là xong.
Ở các quán cháo Tiều, nồi nước lèo là tinh hoa của cả tiệm cháo bởi trong đó gia vị đều lấy từ các vị thảo dược, mỗi tiệm có một bí quyết riêng để tạo nên vị đặc trưng. Ở tiệm cháo của gia đình anh Tường cũng vậy, anh cho biết thêm: “Cách chế biến thực phẩm cũng phải tuân thủ các kỹ thuật như hồi xưa, ví dụ giò heo hầm, khi làm lông phải dùng dao lam cạo thật kỹ, không thui qua lửa, như vậy khi hầm món giò da heo sẽ láng mịn, căng bóng lưỡng nhìn rất bắt mắt. Giò heo hầm phải thiệt nhừ, nhưng không nát thịt, chỉ cần xoi đũa là thịt bung ra, nhờ hầm với cải chua, có tác dụng rút mỡ, vị chua giúp cho món giò ăn không ngán”.
Trải qua ba đời, tiệm cháo của gia đình anh Tường hiện được xem là tiệm cháo Tiều hiếm hoi còn sót lại của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn.
Sủi cảo Quảng Đông
Sủi cảo (Ảnh: Vietmaisau.org)
Nhắc đến sủi cảo nổi tiếng ở khu vực Chợ Lớn, không ai không nghĩ đến phố sủi cảo Hà Tôn Quyền, nằm cắt ngang đường 3.2 quận 11 và Nguyễn Chí Thanh quận 5. Con đường này trở nên tấp nập, sáng đèn từ chiều tối trở đi cho đến khuya. Phố sủi cảo Hà Tôn Quyền được nhiều người biết đến với khoảng chục tiệm bán sủi cảo nằm san sát nhau như Ngọc Ý, Thiên Thiên, Hằng Phát, 193… Có thể nói đây là khu phố bán sủi cảo ngon nhất Sài Gòn, chất lượng tuyệt hảo, phục vụ nhiệt tình. Giá cả của các quán tại đây không mắc lắm. Một tô sủi cảo được bán với giá 15.000 đồng. Quán nào giá cả cũng như nhau. Người đến lần đầu còn được chỉ cho cách ăn.
Khách có thể ăn sủi cảo mì, sủi cảo xương hay sủi cảo thập cẩm. Chủ quán người Quảng Đông gọi sủi cảo thập cẩm là “cảo xập”, tức sủi cảo ăn với mực, tôm, cá viên, rau cải… Nếu không ăn kèm các món trên, khách có thể chỉ ăn sủi cảo với cải ngọt mà thôi. Nhiều người không quen với món ăn của người Hoa cũng rất thích món này. Chị Mỹ Tiên, một thực khách, cho biết: “Sủi cảo tại đây đúng là ngon. Giá cả cũng vừa phải. Tôi và gia đình thường ghé đến đây ăn”.
Mùa mưa trời lạnh, ăn sủi cảo nóng, húp nước canh thì không gì tuyệt bằng. Viên sủi cảo to, nóng hổi. Nhân bánh sủi cảo được làm bằng thịt heo băm và cá quết nhuyễn bọc một con tôm sú to, giòn và ngọt. Vỏ sủi cảo được làm bằng vỏ bột mì dùng để gói hoành thánh. Sủi cảo ăn với nước chấm gồm giấm đỏ, hắc xì dầu và sa tế, có vị chua ngọt và cay. Nước lèo ngọt và thanh được nấu từ nước hầm xương với cải ngọt, mực và các loại hải sản, thực sự là thú tận hưởng trên đời.
(Theo saigontiepthi)
Gié bò Phú Phong Miếng ngon miền đất võ
Tây Sơn, Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền đất võ mà nơi đây còn sản sinh ra nhiều món ăn dân dã vô cùng đặc sắc, nổi tiếng xa gần, trong đó có gié bò Phú Phong
Nếu có dịp đến Phú Phong - một huyện lỵ Tây Sơn mà bạn không thưởng thức món đặc sản gié bò thì thật là uổng phí. Không biết món ăn này có từ lúc nào nhưng theo một vài bô lão còn sống thì đây là một món ăn của người dân tộc thiểu số Ba Na hay Jơ Rai chứ không phải của người Kinh. Trong món lòng bò xào phổ biến nhất ở Bình Định chỉ có: gan, kèo ngựa, cổ hũ, tổ ong mà không có món gié như ở lòng bò Phú Phong.
Nguồn ảnh: nongnghiep
Có thể nói đây là món ăn khá đặc biệt mà chỉ có dân sành ăn và giới nhậu ưa thích bởi gié bò có vị rất đặc trưng và đăng đắng. Quy trình làm món gié bò cũng không hề đơn giản từ khâu lựa nguyên liệu đến chế biến. Phải lựa chọn con bò to khỏe, lông vàng đậm mới lấy được bộ ruột non ngon để chế biến món gié bò. Gié non được lộn trái để loại bớt phần "cơm" rồi mới cắt từng miếng nhỏ sau đó ướp gia vị hành, tiêu, ớt để bớt mùi cỏ. Lá dang giã dập cho vào. Sau khi tẩm ướp gia vị cùng lá dang xong khoảng chừng 20 phút thì đem cho vào nồi bầu - thứ nồi đất lớn nấu chín. Đun đến khi nào mùi thơm bốc lên lan tỏa. Miếng gié bò màu ngà lấm tấm những lá dang xanh xanh cùng với màu đỏ của ớt là được.
Nguồn ảnh: cuocsongviet
Khi thưởng thức, gié bò được múc vào tô với giá cũng chỉ bằng tô bún phở. Và khi ăn dù là mùa đông hay mùa hè thì ăn nóng vẫn là ngon nhất, bởi khi đó gié bò mới mang hết những vị nhân nhẩn, béo béo, cay nồng. Gié bò không dai như gié heo mà hơi giòn, sừng sực ăn kèm với rau thơm và bánh tráng mè thì thất tuyệt vời!
Nguồn ảnh: đienantayson
Mùa mưa đã đến với những cơn gió mang hơi lạnh của biển Nha trang, nếu được quay quần bên những quán nhỏ với li rượu Bầu Đá và món đặc gié bò nghi ngút khói, ăn vào hơi đăng đắng nhưng lại đầy phong vị thì dường như những tình cảm, những câu chuyện và cả những tâm sự càng thêm ấm áp
hơn!
Quý Tùng
TapchiMonngon.com
Thưởng Thức Quà Vặt Hải Phòng Ẩm thực đường phố là một trong những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Có gì thú vị bằng khi đến miền đất lạ, lang thang trên đường phố, ghé một gánh hàng nào đó, tự mình khám phá những món ngon bình dân và ngắm dòng người xuôi ngược. Có lẽ điểm dừng chân đầu tiên để làm...