Ăn để ‘đánh bật’ bệnh tim
Tạo lập cho mình một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn vừa có một cơ thể khỏe mạnh, vừa giữ được nhịp đập trái tim luôn đều đặn, “bỏ” lại bệnh tật ngoài cơ thể bạn.
Ngũ cốc nguyên phần có lợi cho người bệnh tim.
Tạo lập cho mình một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp bạn vừa có một cơ thể khỏe mạnh, vừa giữ được nhịp đập trái tim luôn đều đặn, “bỏ” lại bệnh tật ngoài cơ thể bạn.
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một chiều cao nhất định và số cân nặng cũng tương ứng với chiều cao đó. Tỷ lệ này được tính bằng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index): là tỷ số giữa cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Giá trị bình thường của chỉ số này dao động từ 18 – 24,9. Dưới 18 là người gầy, từ 25 – 29 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Trái tim của bạn cũng được sinh ra chỉ để giúp cơ thể mang trọng lượng đủ với BMI từ 18 – 24,9. Giả sử bạn thừa 15kg, điều đó có nghĩa là hàng ngày bạn phải khoác trên lưng một “ba lô đựng 15… viên gạch” kể cả khi đi ngủ! Điều này sẽ làm trái tim bạn phải làm việc quá sức. Nên tạo cho mình một khẩu phần ăn vừa đủ cả về lượng và chất.
Ăn nhiều rau và hoa quả tươi
Rau quả tươi có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng các loại. Hơn nữa, lượng calorie trong rau quả lại thấp và nhiều chất xơ (một chất nhuận tràng hữu ích). Rau quả cũng chứa các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt nhất là bạn nên chọn các loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Nếu là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn những loại được cất giữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh; loại rau quả đóng hộp có hàm lượng muối, đường thấp hoặc loại nước hoa quả đơn thuần. Tránh các loại hoa quả đóng hộp có hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…
Video đang HOT
Ăn ngũ cốc nguyên phần
Ngũ cốc nguyên phần là ngũ cốc chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài chứ không xát, giã kỹ, ví dụ như gạo lứt. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic, folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion, kali và natri. Người ta tính rằng, gạo đã xay giã trắng sẽ mất đi khoảng 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ. Một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg magiê, trong khi đó, ở gạo trắng chỉ có 19mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol. Nên có một chế độ ăn gạo lứt thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Hạn chế chất béo có hại và cholesterol
Duy trì một chế độ ăn có lượng các chất béo bão hòa dưới 7% và lượng chất béo chuyển đổi dưới 1% trong khẩu phần ăn hàng ngày (hai loại chất béo này có nhiều trong mỡ động vật). Duy trì lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Các loại chất béo được lựa chọn là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc…, hạn chế các loại chất béo như bơ, mỡ động vật, thịt nướng nhiều mỡ, xốt kem, dầu dừa, dầu chà là, dầu bông…
Chọn loại thịt ít mỡ
Nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo kèm theo. Khi chế biến, nên bỏ lớp bì hoặc da vì phần này thường chứa nhiều mỡ. Nhiều loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn chứa nhiều chất omega-3 là một loại acid béo rất tốt cho tim mạch. Một số loại đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng chứa nhiều protein nên có thể thay thế được thịt động vật. Hạn chế sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt nướng, sườn nướng trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn nhạt
Ăn mặn có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên từ 8 – 10mmHg. Lượng muối trong ngày đối với người khỏe mạnh không nên quá 1 thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ngày đối với người trên 50 tuổi, người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận. Với người có thói quen ăn mặn, nên giảm dần lượng muối cho quen và thay thế bằng các gia vị khác.
Cần lập kế hoạch và tuân thủ đúng chế độ ăn
Cần lập một kế hoạch cụ thể về chế độ ăn trong tuần và tuân thủ đúng theo chế độ ăn đó. Việc này hoàn toàn không phải là dễ dàng do nhiều khi bạn phải tham gia vào các bữa liên hoan, tiệc tùng, giỗ Tết…Trong trường hợp này, vẫn nên cố gắng hạn chế lượng calorie đưa vào và nếu có quá đà, lượng calorie của các bữa sau sẽ phải giảm đi.
Theo Sức khỏe đời sống
Nguy cơ tăng cân vì bổ sung vitamin sai cách
Hai nguyên tắc quan trọng của việc giảm cân là giảm lượng và tăng sự tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường các bài tập cùng một lúc để tăng cường hiệu quả giảm cân.
Ảnh minh họa: Internet
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người, bởi nó là những chất xúc tác không thể thiếu trong các quá trình chuyển hóa chất. Do đó, bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết.
Đồng thời, việc bổ sung vitamin có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Trong thực tế, nhiều trường hợp khi cơ thể thiếu vitamin, người ta sẽ ăn nhiều hơn để bổ sung mức vitamin cần thiết và điều này sẽ khiến bạn tăng cân. Hiện nay, cuộc sống hiện đại là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu vitamin, việc thiếu vitamin ngay trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nguyên nhân vì chúng ta tiêu hao năng lượng do vận động ít hơn, lao động chân tay ít nên ăn ít hơn. Khẩu phần ăn hạn chế này không cung cấp đủ các loại vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Thường là thiếu nhiều loại vitamin cùng một lúc, nên khi điều trị cần phối hợp nhiều loại vitamin. Nếu bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp bình thường hóa quá trình trao đổi chất mà không làm tăng trọng lượng cơ thể.
Các nguồn chính của vitamin bao gồm ngũ cốc thô, rau, trái cây và trứng. Lương thực thô chứa nhiệt hàm lượng vitamin dồi dào. Những người muốn giảm cân có thể sử dụng ngũ cốc thô để thay thế các loại thực phẩm chủ yếu, vì thực phẩm thô có thể không chỉ đối phó với cơn đói mà còn giúp mọi người giảm cân.
Béo phì được gây ra bởi sự mất cân bằng của sự thay thế. Vitamin B hỗn hợp chỉ là một loại chất dinh dưỡng quan trọng để ảnh hưởng đến thay thế của cơ thể con người. Vì vậy, việc thiếu vitamin B hỗn hợp có thể gây ra bệnh béo phì.
Nhiều người từ chối ăn các loại lương thực, thực phẩm chủ yếu chứa tinh bột. Họ cũng không ăn trứng và thịt, cholesterol cao có trong những thực phẩm này có thể gây ra bệnh béo phì và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, các loại thực phẩm đã đề cập ở trên chứa phong phú vitamin B hỗn hợp.
Nếu mọi người luôn luôn từ chối những thực phẩm này, lượng vitamin như vậy sẽ có thể gây ra thiếu vitamin nghiêm trọng. Ví dụ, thiếu vitamin B1 có thể cản trở việc chuyển đổi glucose thành nhiệt, thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa chất béo bên trong cơ thể con người và gây ra sự tích tụ mỡ, thiếu vitamin B12 sẽ cản trở sự chuyển hóa của béo axit và gây ra việc sử dụng không đúng các protein, chất béo và carbohydrates.
Việc từ chối những thực phẩm này có thể gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng của các chất dinh dưỡng, và tạo thành một loại vòng luẩn quẩn. Trong thực tế, mỗi loại thức ăn hay chất dinh dưỡng có chức năng riêng của nó. Do đó, trọng lượng lý tưởng cần được thực hiện trên cơ sở của chế độ ăn uống cân bằng.
Thời điểm uống vitamin tốt nhất
Khi hấp thu vào cơ thể, có 4 loại vitamin phải tan trong mỡ mới hấp thu được, đó là vitamin A, K, D, E. Còn lại là các vitamin tan trong nước. Vì thế, người ta khuyên nên uống các loại vitamin sau bữa ăn.
Có thể uống riêng từng loại vitamin hoặc uống chung một lúc đều được, bởi tất cả chúng đều được hấp thu trong ruột non mà không hề có sự tương tác lẫn nhau.
Theo Vn Media
Công dụng thần kỳ và bất ngờ từ rau khoai lang Khoai lang là món rau được nhiều gia đình ưa chuộng, bên cạnh đó nó còn có những công dụng chữa bệnh thần kỳ. Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu...