Ăn dặm thế nào để bé dễ mọc răng?
Con tôi hơn 10 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa chịu mọc răng, toàn phải ăn cháo rây loãng như bé 6 tháng, tôi rất lo lắng…
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Thụy Minh Anh (30 tuổi, quận 4, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói con nít từ khi biết ăn dặm nên ăn cháo ngày càng đặc. Nhưng có vấn đề là con người ta 6 tháng đã bắt đầu mọc răng, con tôi đến nay hơn 10 tháng tuổi vẫn chưa thấy cái răng nào, không biết lấy gì mà nhai nên chỉ dám cho ăn cháo rây loãng hay bột như hồi 6 tháng. Tôi cho cháu ăn như vậy có đúng không? Có cách nào điều chỉnh việc ăn uống hay uống thuốc gì để cháu mau mọc răng hơn ?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng, nên cho bé tập ăn bột từ loãng đến đặc, rồi cháo từ loãng đến đặc. Bạn không nên nghĩ là bé chưa có răng, không nhai được nên cho ăn cháo quá loãng như trẻ 4 – 6 tháng mãi. Thật ra chính quá trình ăn những thực phẩm đặc dần, các mầm răng sẽ được kích thích giúp bé mau mọc răng hơn. Ngoài ra hệ tiêu hóa cũng sẽ được luyện tập từ từ để thích nghi với các món ăn ngày một đặc hơn.
Về việc mọc răng của bé, bạn không nên quá lo lắng, vì tuổi mọc răng của mỗi cháu mỗi khác. Đúng là nhiều bé đã có những chiếc răng đầu tiên từ 6 tháng tuổi, nhưng cũng có bé 1 tuổi mới thấy răng.
Để giúp bé được phát triển tốt, bao gồm mọc răng tốt, bạn cần cho bé ăn đầy đủ chất. Cháo của bé cần được xay thêm thịt, cá, rau, thêm 1 muỗng dầu, tốt nhất là dầu hướng dương.
Cần bảo đảm bé được cung cấp đủ lượng canxi, bao gồm việc ăn, uống các món giàu canxi như hải sản, sữa, thịt, trứng, các loại hạt, các loại rau màu xanh lá đậm. Nếu nghi ngờ bé thiếu canxi, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc bổ sung phù hợp, tuyệt đối không nên tự mua uống.
2 ngày nín thở lấy mảnh gương vỡ khỏi bụng bé trai 10 tháng tuổi
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) vừa cứu sống một bé trai 10 tháng tuổi nuốt mảnh gương vỡ khá to dẫn đến ói ra máu liên tục.
Ngày 20-6, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã chia sẻ về ca bệnh đáng chú ý vừa mới được xuất viện. Đó là một bé trai tên Đ.P.Q.Kh (10 tháng tuổi, ngụ quận 8 - TP HCM), nhập viện trong tình trạng nôn ói liên tục, quấy khóc, khó chịu. Các bác sĩ khai thác bệnh sử, người mẹ nói rằng bé đã lượm và nuốt một cái gì đó trên sàn nhà trong lúc chị đi pha sữa cho cháu. Thấy con khóc, ói và máu chảy ở miệng, chị vội đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố.
Cháu bé đã khỏe mạnh - ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP
Qua trò chuyện, người mẹ tiết lộ lúc sáng chị có làm vỡ một tấm gương soi, sau đó đã dọn dẹp. Nghi ngờ bé nuốt phải mảnh gương vỡ, các bác sĩ đã tức tốc cho chụp X-quang bụng - ngực và chuẩn bị phẫu thuật nội soi để gắp dị vật.
Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy, mảnh gương vỡ khá to so với thân hình và đường ruột cháu bé đang đi nhanh qua thực quản, dạ dày, môn vị, xuống tá tràng... Việc nội soi gắp dị vật sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, dạ dày, thực quản... vì bản thân mảnh vỡ đã rất bén.
Phim X-quang cho thấy mảnh gương vỡ khá lớn so với thân hình cháu bé - ẢNH DO BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CUNG CẤP
Sau đó, cháu bé bớt ói và quấy khóc nên các bác sĩ đã có quyết định táo bạo: để đó theo dõi, chụp X-quang mỗi 4-6 giờ, sử dụng thuốc băng dạ dày, thuốc làm mềm phân... để bé có thể tự đẩy dị vật khỏi cơ thể khi đi tiêu. Một ê-kíp phẫu thuật vẫn luôn trực chiến để can thiệp ngay nếu bé đau bụng hay phát hiện mảnh gương vỡ bị mắc kẹt, cứa vào các vị trí trong đường tiêu hóa gây tổn thương...
Rất may sau 2 ngày, bé đã đi tiêu ra mảnh vỡ kích thước 0,3x1 cm.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo: "Qua trường hợp này chúng tôi lưu ý đến quý phụ huynh chú ý luôn có người giữ trẻ nhỏ liên tục, dọn dẹp kỹ nhà cửa, không cho trẻ chơi đồ chơi có kích thước nhỏ vì trẻ có thể ngậm, nuốt gây dị vật đường tiêu hóa hoặc đường thở, gây tắc nghẽn, suy hô hấp, cũng như các tổn thương khác có thể nguy hiểm tính mạng trẻ. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không để trẻ ngậm muỗng, nĩa, đũa, bút... dễ gây tổn thương khi trẻ té hoặc bị va chạm với trẻ khác".
Đừng chần chừ tiêm ngừa khi bị chó cắn Bạn đọc Trần Thị Thu (quận Gò Vấp, TP HCM) hỏi: Tôi vừa mới chuyển nhà, xóm mới rất nhiều nhà nuôi chó, 2 con tôi còn nhỏ nên rất lo lắng. Tôi nghe nói vắc-xin dại "hành" dữ lắm, nhiều người sợ tiêm. Tôi cũng đọc được còn có phương án là nhốt chó lại theo dõi 14 ngày, nếu chó không...