Ăn cháo buổi sáng hay khi ốm cũng đừng ăn theo 4 cách này kẻo tiền mất tật mang
Cháo là thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn nên nhiều người thường chọn ăn vào buổi sáng hoặc ăn khi ốm đau.
Mặc dù cháo rất bổ dưỡng và dễ ăn nhưng vẫn có những lưu ý cần phải biết để tránh việc ăn cháo bồi bổ sức khỏe lại thành gây hại.
1. Ăn cháo quá thường xuyên
Thành phần chính của cháo hoàn toàn là tinh bột đun sôi, ít đạm, hầu như không có chất béo, ở trạng thái lỏng, tốc độ tiêu hóa nhanh và không tạo gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy, nhiều người cảm thấy dễ chịu bằng cách ăn một ít cháo khi bụng khó chịu.
Tuy nhiên, không nên dùng cháo làm thức ăn chính quanh năm. Mặc dù cháo có tác dụng nhất định trong việc nuôi dưỡng dạ dày nhưng nếu ăn cháo lâu dài sẽ làm giảm hoạt động nhai và sự tiết nước bọt. Điều này không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, do nhiều enzyme trong nước bọt đóng vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu.
Ngoài ra, do cháo là thức ăn bán lỏng nên nó sẽ khiến dạ dày nhanh rỗng, thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày rút ngắn lại. Việc này khiến nhu động của dạ dày và chức năng tiêu hóa tự nhiên sẽ bị suy giảm dần.
Ăn cháo thường xuyên ảnh hưởng tới nhu động ruột và dạ dày. (Ảnh minh họa)
2. Ăn cháo để giảm cân
Nhiều người nghĩ rằng cháo tương đối ít calo, thành phần chủ yếu là nước, nên ngây thơ cho rằng ăn cháo sẽ có lợi cho việc giảm cân. Thực tế nếu bạn thường xuyên uống nước cháo thì sẽ làm cho bạn béo lên.
Vì nấu cháo bằng gạo tẻ làm thành phần chính sẽ dễ tiêu hóa hơn gạo khô và dễ gây tăng đường huyết. Điều này dẫn đến tăng tiết insulin, dẫn đến tích tụ mỡ. Vì vậy, cháo nấu bằng gạo trắng tinh luyện không có lợi cho việc giảm cân, ảnh hưởng đến đường huyết.
Video đang HOT
Nếu đã thực sự quen với việc ăn cháo thì không nên chỉ ăn cháo gạo, tốt nhất nên cho 1/3 ngũ cốc thô và một số thực phẩm hoặc có thể cắt vài miếng khoai tây nhỏ rồi cho vào. Điều này có thể làm tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn và cũng có thể giúp trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu, giúp giảm cân.
Ăn mỗi cháo trắng để giảm cân thực tế không có tác dụng mà còn dễ mắc tiểu đường. (Ảnh minh họa)
3. Ăn cháo quá nóng
Khi thời tiết lạnh, mọi người thường thích ăn một bát cháo nóng. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng không hề có lợi cho sức khỏe. Sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Do đó, bạn không nên ăn cháo ngay khi còn nóng, nên chờ chúng nguội bớt rồi mới thưởng thức.
3. Cho trẻ ăn cháo thường xuyên vào buổi sáng
Cháo trắng không phải là lựa chọn tốt cho bữa sáng, bữa sáng nên ăn ít hoặc không ăn cháo trắng. Đối với trẻ em, chúng đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển quan trọng, cơ thể có nhu cầu cao hơn về chất đạm chất lượng cao.
Nếu thường xuyên cho trẻ ăn cháo trắng vào bữa sáng sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn theo cách này trong một thời gian dài sẽ chỉ làm chậm sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể trẻ. Ít nhất cần đảm bảo bữa sáng hàng ngày của trẻ có protein chất lượng cao như trứng và sữa. Một cốc sữa và trứng là những lựa chọn lành mạnh hơn so với việc ăn cháo.
Trẻ nhỏ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng khác, không nên chỉ ăn mỗi cháo buổi sáng. (Ảnh minh họa)
4. Cứ ốm là ăn cháo
Nhiều người cứ mỗi khi ốm bệnh liền nghĩ tới việc ăn cháo, cảm sốt ăn cháo, đau bụng ăn cháo,… nhưng thực tế, cháo không phải là lựa chọn tốt nhất khi bạn ốm.
Sau khi một người đổ bệnh, quá trình phục hồi của cơ thể đòi hỏi phải cung cấp đủ chất đạm và sự tham gia của nhiều loại vitamin và khoáng chất, đồng thời cần quan tâm đến lượng dinh dưỡng hơn bình thường. Ăn cháo trắng sau khi ốm sẽ khiến cơ thể không được bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng như đạm, ảnh hưởng đến sự phục hồi bình thường của cơ thể.
Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại, dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng để kiểm soát dịch bệnh. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để tạo ra kháng thể, nếu thèm ăn thì bạn phải ăn đủ sữa và trứng để bổ sung protein.
Nhiều người cũng cho rằng bị bệnh dạ dày nên ăn cháo. Quả thực, cháo trắng là thức ăn bán lỏng, dễ tiêu hóa, đối với người có chức năng tiêu hóa yếu, người bị bệnh dạ dày, tiêu chảy, cháo có thể giảm gánh nặng cho tỳ vị, dạ dày nên rất thích hợp cho người tỳ vị hư yếu, ăn không ngon.
Tuy nhiên, những người có tình trạng tiêu hóa kém, trước mắt có thể ăn cháo để phục hồi sức khỏe, nhưng sau khi cơ thể hồi phục thì nên ăn uống bình thường thay vì ăn cháo lâu dài hoặc có thể ăn một số thức ăn mềm để tiêu hóa tốt hơn.
Cháo rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn theo 3 cách này chẳng khác nào tự "giết chính mình"
Cháo là thực phẩm thích hợp đối với trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật kém,... Tuy nhiên, khi ăn cháo bạn cần tránh 3 điều cấm kỵ sau kẻo hối không kịp.
Ăn cháo không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe - Ảnh: Minh họa
Ăn cháo quá nóng
Vào những ngày lạnh, ăn cháo nóng khiến bạn cảm thấy ấm bụng. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng không hề có lợi cho sức khỏe. Trong khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 - 60 độ C. Sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống nóng hơn 65 độ C trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Chính vì thế, bạn không nên ăn cháo và các món đồ khác ngay khi còn nóng. Thay vào đó, hãy chờ món ăn nguội bớt rồi thưởng thức.
Ăn cháo trong thời gian dài
Cháo là loại thực phẩm lỏng, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên ăn cháo liên tục trong thời gian dài có thể làm phản tác dụng, gây hại cho dạ dày. Nguyên nhân là do ăn cháo lâu dài làm giảm hành động nhai và việc tiết nước bọt. Từ đó không có lợi cho hệ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn do thiếu enzyme trong nước bọt.
Sau khi ăn cháo, thức ăn bán lỏng đi thẳng vào dạ dày, tốc độ làm rỗng dạ dày được đẩy nhanh, thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày cũng ngắn. Đây là lý do khiến bạn cảm thấy nhanh đói khi ăn cháo.
Việc ăn cháo thời gian dài làm làm nhu động của dạ dày yếu đi, chức năng tiêu hóa suy giảm.
Ăn cháo không được ninh kỹ trong thời gian dài
Cháo không ninh kỹ cũng tương tự như cơm chan nhiều canh, ăn rất dễ vào nhưng không có lợi cho sức khỏe. Thông thường khi ăn cháo chúng ta thường ít nhai, làm thực phẩm đi trực tiếp xuống dạ dày. Các hạt gạo không được ninh kỹ cũng không được nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Nhóm người không nên ăn cháo
- Người có dạ dày kém
Những người có các triệu chứng như trào ngược axit và ợ nóng hoặc bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược và dạ dày chảy xệ không nên ăn cháo. Nguyên nhân là bởi cháo sẽ khiến các triệu chứng ợ nóng, trào ngược axit tồi tệ hơn.
Chưa kể, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có vấn đề về trao đổi chất
Những người có vấn đề về trao đổi chất, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường cũng không nên ăn cháo thường xuyên. Bởi cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, ăn vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cháo là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cháo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Các loại ngũ cốc khác có thể được thêm vào cháo để làm chậm sự thay đổi lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Đây là sai lầm nghiêm trọng khi ăn cơm của nhiều phụ nữ, không mau thay đổi bạn sẽ tăng cân nhanh và mắc đủ thứ bệnh Nhiều chị em cho rằng cơm là nguyên nhân gây béo phì, tăng đường huyết, vì vậy quyết định "nhịn miệng" và thay thế bằng các loại đồ ăn vặt mà không biết đây là một cách ăn gây hại cho sức khỏe. Việt Nam gắn liền với nông nghiệp lúa nước nên gạo trở thành món chính trong hầu hết các bữa...