Ăn bí ngô, tốt từ trong ra ngoài
Loại thực phẩm vàng này còn được gọi là bí đỏ, bí rợ, rất được ưa chuộng trong dân gian và khoa học đã khám phá ra những giá trị bất ngờ từ nó.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn quá nhiều bí ngô cũng không tốt vì trên bề mặt da sẽ có nhiều nếp nhăn, nước da sẽ chuyển sang màu vàng chanh do lượng caroten quá lớn. Khi bị hiện tượng nay, chỉ cần ngưng ăn một thời gian.
- Quả bí ngô non có thể dùng thay rau, nhưng ăn nhiều dễ bị tiêu chảy vì có nhiều nhựa non.
Vỏ bí ngô – Bảo vệ da
Mọi người thường hay gọt vỏ bỏ đi khi chế biến, nhưng thực ra lớp áo xù xì này chứa rất nhiều các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, vitamin C, vitamin E, selen) giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các chứng viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, vẩy nến, chàm…
Thịt bí ngô – như bác sĩ đa khoa
Trị quáng gà: Trong thịt bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nên có tác dụng chữa quáng gà, khô mắt rất tốt. Đặc biệt, chất beta-caroten rất nhiều trong loại ruột màu vàng sậm, khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyến hoá thành vitamin A khi cần thiết.
Video đang HOT
Tăng cường trí não: Axit glutamin trong bí có vai trò như một liều thuốc bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.
Giảm béo: Bí ngô chứa hàm lượng calorie và chất béo rất thấp. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều xenluylo, chất xơ và đường tự nhiên, không gây béo phì, tốt cho hệ tiêu hóa. Do vậy, bí ngô sẽ là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn giảm cân.
Trị tiểu đường: Chất beta-caroten của thịt bí chống ôxy hoá và hạn chế xơ động mạch tức là giúp cho glucozo phân tán được ra khỏi mạch máu. Hơn nữa, bí đỏ có ít chất bột nên rất phù hợp cho thực đơn người bệnh tiểu đường.
Thiếu máu: 2 loại vitamin quý hiếm là K và T có mặt ở thành phần bí ngô giúp tổng hợp protit của máu và mô xương và tạo ra các tế bào máu. Nhờ đó vitamin T rất hữu ích trong việc ngăn ngừa một số dạng thiếu máu.
Phòng tim mạch: Chất xơ trong bí đỏ “khóa chặt” hoạt tính của cholesterol và thải ra theo phân nên cholesterol và chất béo đều không vào máu. Do đó, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Lưu ý, nên nấu bí với cà chua, vì lycopen của cà chua giúp tăng hấp thụ caroten vào máu, tăng khả năng chống ôxy hoá, chống lão hoá, ngăn chặn các bệnh tim mạch và ung thư.
Hạt bí ngô – tăng tiết sữa
Trong hạt có rất nhiều chất dinh dưỡng như: cucurbitine, caroten, vitamine A, B1, B2, C, dầu béo, protit… Đặc biệt, chất delta 7-phytosterol ở hạt bí không có ở các loại dầu thực vật khác (đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu); có tác dụng tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch vành rất tốt.
Cách làm: Bỏ vỏ hạt sống, lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng vào buổi sáng và tối. Cần uống liền 3-5 ngày sẽ hiệu quả, mỗi lần uống 15-20g hạt.
Hoa, rau bí ngô – Thanh nhiệt
Hoa và rau bí ngô đều có tính thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hoa bí có vị hơi chát nên có khả năng cầm mồ hôi, chữa di tinh, mộng tinh; còn lá rau chứa hàm lượng chất xơ cao kích thích nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thích hợp cho những bữa ăn ngày nóng.
Theo SKGD
Chuối tiêu - thực phẩm vàng cho sức khỏe mọi nhà
Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.
Chuối tiêu thơm ngon, giàu dinh dưỡng do chứa bột đường (glucose, fructose, sucroe); protein là albumin và globulin, mà được cấu tạo bởi các acid amin cần thiết; các vitamin: A, B, C, H...; các nguyên tố Ca, Fe, Mg, K, Na, Zn... và nhiều enzym: amylase, invertase... Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.
Chuối tiêu - thực phẩm vàng cho sức khỏe mọi nhà.
Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin. Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh
Giảm nguy cơ đột quỵ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người nên ăn 2 - 3 quả chuối mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp đủ kali cho cơ thể, giảm nguy cơ bị cục máu đông trên não cũng như nguy cơ đột quỵ.
Trị huyết áp cao
Chuối rất giàu kali, vì thế những người bị huyết áp cao nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày sẽ giúp ích cho cơ thể.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày
Chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.
Trị táo bón, trĩ nội - ngoại
Chuối luộc, bạn dùng chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Giảm stress
Ăn 2 quả chuối mỗi ngày giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng, rất đơn giản phải không bạn hãy áp dụng mỗi ngày để có tinh thần thoải mái và vui khỏe nhé!
Theo Khoevadep
Bí đỏ - thực phẩm vàng giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh Bí đỏ (bí ngô) có rất nhiều vi chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ thì nó thực sự là một sản phẩm vàng giúp tăng cường sức khỏe, trí não. Giúp trẻ phát triển trí não Bí đỏ chứa nhiều chất axit glutamine, chất cần thiết cho hoạt động não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong...