Chữa viêm xoang hiệu quả nhờ cây cỏ hôi
Theo Đông y, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu…
Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra có tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.
Cỏ hôi hay còn có tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 – 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.
Loài cây này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.
Một số bài thuốc thường dùng:
Video đang HOT
Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.
Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.
Bài 4: Chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 – 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.
Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.
Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc 30 – 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã
Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo... là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy.
Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc... Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ rau bợ.
Bài 1:
Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan...
Bài 2:
Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 - 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém ...
Bài 3:
Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy...
Bài 4:
Cỏ bợ 50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát... Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.
Bài 5:
Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại...
Bài 6:
Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể...
Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.
Theo Trí Thức Trẻ
12 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ quả mướp Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Bộ phần nào trên cây mướp cũng có thể dùng để chữa bệnh Mướp là một loại quả vừa ngon, bổ, lại mát cho bữa ăn mùa hè. Mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt cho...