AMM 53: Hợp tác ASEAN-Trung Quốc hướng tới tầm cao mới
Ngay 9/9, một loạt Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao vê Hợp tác Đông Á đã được tổ chức theo hinh thưc trưc tuyên, trong đo các bên tập trung thao luân cac biên phap hơp tác trong tinh hinh dịch bênh và tiến hành trao đổi chuyên sâu.
Theo phong viên TTXVN tai Băc Kinh, Tân Hoa xã cùng ngày đã có bài viết nhận định với tư cách là lực lượng chính dẫn dắt và thúc đẩy hợp tác Đông Á, ASEAN va Trung Quốc cam kêt tiếp tục xây dựng sư đồng thuận và hợp tác sâu rộng hơn nữa trong hai nhiệm vụ lớn là cùng nhau chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, đông thơi góp tiếng nói mạnh mẽ nhât vao viêc duy trì hòa bình, ổn định khu vực cung như thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Kê từ khi bùng phát đại dịch COVID-19, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa ASEAN va Trung Quốc không bị chững lại, ngược lại bước sang một giai đoạn phát triển toàn diện mới. Hai bên cùng hợp tác chống dịch bệnh, ổn định kinh tế và bảo đam dân sinh, đồng thời tiếp tục tạo động lực mới ngay cang sâu săc cho hợp tác khu vực Đông Á và lam sâu săc thêm nội hàm mới của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc.
Container hàng hóa được xếp tại cảng ở Giang Tô, Trung Quốc, ngày 30/10/2019. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Hơp tác kinh tế và thương mại giữa ASEAN va Trung Quốc đã thúc đẩy sự phục hồi bền vững của nền kinh tế khu vực Đông Á. Kể từ đầu năm nay, hợp tác thương mại và đầu tư ASEAN-Trung Quốc tăng trưởng ổn định. Tổng giá trị thương mại trong 8 tháng đầu năm là 2.930 tỷ Nhân dân tệ, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu năm nay, đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 53,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là ASEAN đã lần đầu tiên vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đạt được bước đột phá lịch sử khi hai bên là đối tác thương mại lớn nhất của nhau, thể hiện tiềm năng to lớn và khả năng phục hồi mạnh mẽ của quan hê hợp tác cùng có lợi.
Video đang HOT
Quan hệ ASEAN-Trung Quốc là quan hệ năng động nhất và phong phú nhất trong quan hệ đối tác ASEAN và cac nươc đối thoại. Nhìn lại lịch sử quan hệ ASEAN-Trung Quốc dù là khủng hoảng tài chính châu Á hay khủng hoảng tài chính quốc tế, sau mỗi cuộc khủng hoảng, quan hệ này lại gắn bó hơn, hợp tác ngày càng chặt chẽ.
Năm 2021 là dip kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa ASEAN va Trung Quốc. Hai bên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN-Trung Quốc với tương lai chung, đồng thời sẽ tiếp tục ủng hộ vững chắc chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, tạo thuận lợi hơn nữa cho hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời tìm ra những điểm phát triển mới cho hợp tác, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN với các đối tác, tăng cường phối hợp ứng phó với Covid-19, giảm thiểu tác động của đại dịch và thúc đẩy phục hồi.
Chiều 7/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chủ trì họp báo về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị liên quan.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị liên quan từ 9 - 12/9. AMM-53 và các Hội nghị liên quan là một trong những đợt Hội nghị quan trọng nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Canada...) và Tổng Thư ký ASEAN sẽ dự các Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị vào sáng ngày 9/9.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chủ trì buổi họp báo quốc tế
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp bởi cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, căng thẳng gia tăng ở một số điểm nóng; dịch bệnh Covid-19 với các làn sóng lây nhiễm mới, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế-xã hội của các nước thành viên ASEAN.
Dù hoạt động hợp tác ASEAN chịu nhiều ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19, Việt Nam đã và đang cố gắng hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN, đề xuất nhiều sáng kiến, duy trì và thúc đẩy hợp tác cả trong phòng chống dịch bệnh cũng như xây dựng Cộng đồng, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN.
Trên cơ sở đó, các Bộ trưởng sẽ rà soát tiến độ và đảm bảo chất lượng triển khai các ưu tiên, sáng kiến lớn đã thoả thuận cho năm 2020 như Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trình Cấp cao 37 ghi nhận, Đánh giá triển khai Hiến chương ASEAN, treo cờ ASEAN tại các công sở các nước thành viên, xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025... Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các sáng kiến, đề xuất hợp tác ứng phó dịch Covid-19 như thúc đẩy vận hành hiệu quả Quỹ hợp tác ứng phó dịch Covid-19, Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, thông qua Tài liệu khái niệm và TOR của Kho dự trữ vật tư y tế khu vực, thông qua Tài liệu khái niệm của Khung phục hồi tổng thể ASEAN để đi vào xây dựng Khung phục hồi.
Các Bộ trưởng cũng kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN với các đối tác, tăng cường phối hợp ứng phó với Covid-19, giảm thiểu tác động của đại dịch và thúc đẩy phục hồi, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ chế đối thoại và hợp tác do ASEAN dẫn dắt. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng xem xét và cho ý kiến đối với 1 số đề nghị thiết lập quan hệ đối tác mới...
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, sẽ có khoảng 20 hội nghị, phiên họp cấp Bộ trưởng như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với đối tác (PMCs 1), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN 3 lần thứ 21, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10; Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27...
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng sẽ chủ trì Phiên họp đặc biệt của Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) về phát triển tiểu vùng, Đối thoại Bộ trưởng ASEAN về thúc đẩy vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh bền vững, và Đối thoại giữa các BTNG ASEAN và Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR).
Dự kiến sẽ có khoảng 40 văn kiện được xem xét, ghi nhận và thông qua tại các Hội nghị. Trong đó, đáng chú ý là Thông cáo chung của Hội nghị AMM-53, Kế hoạch hành động Hà Nội II của ARF nhằm định hướng cho hoạt động và hợp tác của ARF giai đoạn 2020-2025... Các Hội nghị Bộ trưởng khác (PMCs 1, ASEAN 3, EAS, ARF...) sẽ có Tuyên bố Chủ tịch về các kết quả chính của từng hội nghị. Cũng trong dịp này, sẽ thông qua một số Kế hoạch hành động mới cho giai đoạn 2021-2025 với các Đối tác.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, với sự tham gia của 28 đoàn đến từ 4 châu lục và có múi giờ khác nhau, công tác tổ chức và sắp xếp lịch họp cho đợt họp này là một thách thức lớn đối với nước Chủ tịch. Tuy nhiên, Việt Nam đã cố gắng hài hòa, xử lý yêu cầu của các bên; đồng thời đảm bảo mạch hội nghị và thông lệ của ASEAN.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo về tiến triển của việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, ký kết RCEP là một trong những ưu tiên của ASEAN trong năm nay. Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam phấn đấu để thúc đẩy ký hiệp định này vào cuối năm nay. Vừa qua, cuộc họp của các Bộ trưởng Kinh tế RCEP cũng đạt được một số thỏa thuận giữa các nước. Việt Nam hy vọng trong các cuộc họp cấp Bộ trưởng sắp tới, các nội dung của thỏa thuận RCEP sẽ được hoàn tất và rà soát để ký kết trong năm nay.
Phó Thủ tướng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao trực tuyến G20 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của G20 trong chống dịch COVID-19, quá trình nghiên cứu vắcxin và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)...