Ẩm thực Miền Nam Dân dã, đạm bạc nhưng không kém phần tinh tế
Bên trong ẩm thực Việt Nam là một sự đa dạng mà mỗi vùng mỗi miền lại có một sự khác biệt nhất định. Khác với ẩm thực miền bắc và miền trung, ẩm thực miền nam là sự hòa quyện tinh tế giữa vị ngọt, vị béo, và cả sự tươi mới.
Món ăn đầu tiên, món ăn linh hồn của Sài Gòn, một trong những món ăn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam không gì khác ngoài cơm tấm. Món ăn này khiến người ta mê mẩn đến độ có thể ăn cả ngày từ sáng, trưa đến chiều tối.
Đến với Sài Gòn, hằng hà sa các quán cơm tấm mở ra phục vụ đủ mọi đối tượng, từ cao cấp đến bình dân, từ các quán vỉa hè đến các quán máy lạnh. Chỉ cần thấy quán cơm tấm là bạn sẽ thấy thực khách nườm nượp ra vào.
Món cơm tấm thông thường chỉ có ba món là sườn, bì và chả hoặc thêm một trứng chiên. Tuy nhiên để thỏa mãn thực khách với mọi khẩu vị khác nhau, ngày càng nhiều kiểu biến tấu cơm tấm thu hút thực khách chẳng hạn như sườn, bì, chả, xíu mại, đùi gà, lạp xưởng,…
Tất nhiên nhắc đến cơm tấm ai cũng nghĩ ngay đến một đĩa cơm và miếng sườn nướng. Để làm ra được miếng sườn đòi hỏi người đầu bếp phải nấu nướng rất kỳ công. Miếng sườn phải mỏng, phải vừa có xương vừa có thịt và cả mỡ nữa.
Bí quyết để làm nên một món cơm tấm sườn ngon nằm ở công thức ướp sườn. Hiện nay mỗi quán cơm tấm nổi tiếng lâu đời ở đất Sài Gòn này ai cũng sở hữu cho mình một công thức bí mật riêng khiến cho miếng sườn vừa đậm vị lại vừa giòn tan.
Đặc điểm của cơm tấm là gạo tấm nấu cơm hơi khô nên người ta thường bỏ thêm mỡ hành để cho hạt cơm dễ nuốt hơn. Về mặt thẩm mỹ, sự kết hợp mỡ hành và một ít tóp mỡ ngẫu nhiên mang lại sự hài hòa về màu sắc cho người thường thức.
Đặc biệt, chén nước mắm và đồ chua là hai thứ không thể thiếu khi gọi một dĩa cơm tấm. Nước mắm ăn cơm tắm không được quá mặn, nó phải thật keo. Đồ chua ăn kèm thường là cà rốt hay củ cải trắng được bào thành sợi rồi đem ngâm giấm đường tạo độ thanh cho món ăn.
Cơm tấm Sài Gòn là linh hồn của ẩm thực miền nam
Quả là một thiếu sót nếu nhắc đến ẩm thực miền nam mà không nhắc đến hủ tiếu đặc biệt là hủ tiếu Mỹ Tho. Vậy điều gì đã làm nên món ăn đặc sắc trong nền ẩm thực miền nam này?
Đến với Mỹ Tho, bạn ít nhiều đã nghe mọi người truyền tai nhau về món hủ tiếu Mỹ Tho. Tương tự như cơm tấm Sài Gòn, Mỹ Tho đâu đâu cũng là các hàng quán bán hủ tiếu đông nghẹt người mua nhất là ở khu Cầu Quay đến vườn hoa Lạc Hồng.
Hương vị riêng của hủ tiếu Mỹ Tho nằm trong sự chỉn chu từ khâu chọn bột gạo làm ra cọng bánh cho đến quá trình nấu ra nồi nước lèo, tất cả đều được người đầu bếp nấu cực kì dụng tâm. Tuy nhiên yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của món ăn nằm ở nước lèo. Một nồi nước lèo ngon phải có vị ngon đến từ xương ống được hầm kỹ, thịt và cả khô mực nướng kết hợp với một số nguyên liệu và gia vị kèm theo.
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho đầu đủ phải bao gồm hủ tiếu đã được trụng nước sôi cho mềm và đổ ngay vào tô để vẫn có độ dai nhất định. Bỏ thêm một số nguyên liệu khác chẳng hạn như giá, hẹ, giò heo, bao tử hay gan cùng với củ cải trắng, hành phi, cải bắc thảo và cuối cùng cũng như quan trọng nhất là nước lèo.
Một tô hủ tiếu truyền thống thường được trang trí một con tôm để tăng tính thẩm mỹ tuy nhiên hiện nay, nhiều người chuộng ăn chung với miếng sườn hay cặp trứng cút hơn.
Món này ăn nóng là ngon nhất. Khi ăn bạn có thể bỏ thêm một số gia vị như xì dầu, chanh, ớt hoặc tiêu. Đối với những người muốn ăn nhiều rau, giá hay nhiều nước lèo, bạn hoàn toàn có thể gọi thêm miễn phí.
Hủ tiếu Mỹ Tho – món ăn đặc trưng của Mỹ Tho
Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng của ẩm thực miền nam bộ Việt Nam. Món ăn này găn slieenf với quá trình khai hóa đất phương nam của dân ta. Đặc điểm nổi bật nhất của món ăn này là bạn không cần sơ chế trước khi nấu ăn. Điều này đồng nghĩa bạn không cần mổ bụng, không tẩm ướp bất kỳ gia vị nào.
Cá lóc được bắt từ dưới sông lên sau đó rửa sạch và xiên bằng một que dài dọc theo thân mình cá. Sau đó vùi cá vào một đống rơm khô rồi châm lửa đốt. Ngoài ra bạn cũng có thể chế biến bằng cách cắm que có cá xuống đất rồi lấy rơm phủ lên để đốt.
Cá lóc nướng trui nhất định phải thui bằng rơm thì thịt cá mới đảm bảo độ thơm ngon và không bị hun khói. Chờ đến khi cá chín, bạn chỉ cần cạo lớp vảy cháy xém ra. Sau khi cạo ra, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì thịt bên trong trắng và thơm phức.
Nước chấm của món ăn này cũng hết sức độc đáo, bạn xẻ dọc cá để lấy bộ lòng rồi cho vào bát nước mắm tỏi me để trộn lên làm nước chấm. Mặc dù cách chế biến của món ăn đặc trưng của ẩm thực miền nam này có phần lạ lùng, song hương vị chắc chắn sẽ khiến bạn khó cưỡng lại được.
Cá lóc nướng trui mang đậm tính dân dã của ẩm thực miền nam
4. Lẩu mắm
Lẩu mắm miền tây đã góp phần vào sự đa dạng của ẩm thực miền nam nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Mảnh đất miền tây được ưu ái ban tặng cho những con sông đầy ắp tôm cá và cây trái. Mỗi mùa nước lũ, phù sa bồi đắp đã mang lại lượng lớn tôm cá với đủ chủng loại.
Video đang HOT
Tận dụng món quà tặng đến từ thiên nhiên, người dân tại đây đã dung hòa sáng tạo ra một biến thể từ cá đó là mắm. Từ mắm, con người đã tận dụng nó chế thành nhiều món phong phú chẳng hạn như món lẩu mắm – một điểm sáng tinh hoa trong ẩm thực miền nam.
Lẩu mắm có xuất xứ từ Cần Thơ tuy nhiên nếu xét về nguyên liệu làm ra món lẩu mắm này thì nó xuất phát từ vùng Châu Đốc, cái nôi của mắm cá sặc và mắm cá linh. Mặc dù nguyên liệu làm nên món lẩu là mắm, song nền tảng của một món lẩu ngon lại đến từ xương heo và dừa tươi để tạo ra sự béo ngậy nhưng không kém phần thanh mát.
Nước lẩu sau khi được nấu với xương ống và nuocs dừa thì được pha loãng với mắm cá và hầm ở nhiệt độ thích hợp. Khi đó lẩu sẽ mang vị mắm đặc trưng. Công thức nấu và nêm nếm cũng hết sức đa dạng, nó nằm ở mỗi người đầu bếp khác nhau mà có vị riêng khác nhau.
Để ăn chung với lẩu, bạn có thể lựa chọn đa dạng các loại thịt như ba rọi hay các loại thủy sản như cá basa, cá tra, tôm tép. Đặc biệt không thể thiếu nguyên liệu rau. Rau ăn chung với lẩu mắm cũng hết sức đa dạng, từ bông điên điển đến rau đắng, rau nhút, bắp chuối hay bông súng.
Một nồi lẩu như vậy vừa không làm mất đi nét bình dị dân dã đặc trưng của ẩm thực miền nam mà còn mang trong mình sự tinh tế đến từ tầng tầng lớp lớp hương vị.
5. Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Đến Tây Ninh mà không ăn bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là chưa biết Tây Ninh. Đây là câu nói thân thuộc của người dân Tây Ninh mỗi khi chào đón từng người đến thăm vùng đất này.
Thế mới chứng minh được sự nổi tiếng của món ăn này không chỉ trong khuôn khổ ẩm thực miền nam mà còn trong khuôn khổ ẩm thực Việt Nam. Hương vị riêng của bánh tráng phơi sương mang lại cho thực khách một ấn tượng khó phai.
Để làm ra một chiếc bánh tráng phơi sương chất lượng đòi hỏi con người phải lựa chọn nguyên liệu làm bánh kỹ càng đồng thời phơi bánh tráng tỉ mỉ cẩn thận đúng kỹ thuật. Khi bánh trắng được đem đi phơi, thường là vào thời điểm tờ mờ sáng, bánh đã có đủ độ ẩm và mềm ra, người làng nghề sẽ bắt đầu công việc đi thu gom bánh tráng.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng thường được sử dụng để ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau từ món thịt đến các món cá như cá lóc nướng, cá lóc hấp,… Không gì tuyệt vời hơn thưởng thức món bánh tráng phơi sương với một ít cá hấp kèm theo các loại rau chát chát, chua chua.
Rau ăn chung với bánh tráng Trảng Bàng khá đa dạng, thông thường người ăn sẽ chọn một số loại rau có vị chát như rau mặt trăng, sơn máu, củ kiệu chua hay giá sống để tăng hương vị cho món ăn. Khung cảnh đồng quê thân thuộc càng để lại ấn tượng khó quên hơn khi được tận hưởng món ăn chứa đựng tinh hoa ẩm thực miền nam này.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
6. Lẩu cá đuối
Không chỉ có các bãi biển đẹp hay những địa điểm du lịch nổi tiếng để thỏa thích ngắm cảnh, Vũng Tàu còn được biết đến là một cái nôi của hàng loạt những món ăn hấp dẫn bao gồm cả lẩu cá đuối.
Cá để nấu trong món lẩu cá đuối phải là cá đuối không xương. Cá đuối được chế biến và làm sạch sau đó đem đi ướp với gia vị. Lẩu cá đuối được bày lên với cá được ướp sẵn trông khá bắt mắt. Nồi lẩu nghi ngút sôi sùng sục khiến nhiều người nhìn vào là thấy thèm.
Lẩu cá đuối đặc sản cho những ai khi đến Vũng Tàu
Món lẩu cá đuối phải được nấu cùng với măng chua rừng thì mới thật sự là lẩu cá đuối Vũng Tàu. Thông thường người ta sẽ ăn rau muống và một số loại rau khác chung với lâu. Bởi cá không được nhúng ngay từ đầu mà nhúng đến đâu ăn đến đó nên thịt vừa săn chắc vừa mềm và đặc biệt tươi. Ngoài ra nước mắm chấm đậm đà pha chút ớt cay và rau xanh chín tươi mang lại sự kết hợp tuyệt vời và hết sức ngon miệng.
Có thể nói ẩm thực miền nam mang trong mình nét hoang dã và hào phóng đặc trưng của vùng đất phương nam. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ có sẵn, con người đã tạo nên cả một sắc thái riêng bên trong mỗi món ăn. Nếu có dịp du lịch miền nam Việt Nam, bạn đừng ngần ngại thử thưởng thức ẩm thực miền nam bạn nhé!
Đặc sản miền Tây làm đắm say lòng du khách
Miền Tây Nam Bộ vốn nổi tiếng với thiên nhiên phong phú, ẩm thực dồi dào và con người hào sảng. Hãy cùng Thế giới ẩm thực sẽ giới thiệu đến các bạn 15 món đặc sản khó cưỡng khi về miền Tây nhé.
Đặc sản miền Tây - Đuông dừa.
Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,...nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó.
Đuông dừa là một loại thức ăn bổ, sạch, chứa nhiều protein và cung cấp nhiều vitamin A, C, B1, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như : đuông chiên giòn, gỏi đuông tầu hữu dừa, đuông lăn bột,...
2. Đặc sản miền Tây - Bún cá.
Bún cá là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị. Đây là một món ăn phổ biến ở miền Tây với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng,...
Không giống món bún cá của người miền Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây.
3. Đặc sản miền Tây - Cá lóc nướng trui
Bạn phải chọn cá lóc lớn khoảng 400 - 500g là vừa, lớn quá khó nướng, để nguyên con không cạo vảy, dùng que tre hoặc thanh trúc lụi từng con từ đuôi ra lòng cá, sau đó đặt lên bếp nướng.
Bếp được tạo nên bởi mấy hòn gạch xếp lên, lửa được đốt bằng rơm chứ không phải bằng than. Nướng cho đến khi cá cháy khét nhưng phải trở mặt cá cho đều. Trong thời gian nướng dùng "chổi" thoa mỡ hành lên mình cá.
Khi nước mỡ từ cá chảy xuống lửa than xèo xèo thì nhắc con cá ra, dùng đao cạo sạch vảy sẽ làm lộ ra lớp da cá vàng cháy. Sau đó xẻ đôi con cá dọc theo lưng, lấy bộ đồ lòng của cá cho vào chén nước mắm đường đầm me, tỏi, ớt để làm nước chấm.
4. Đặc sản miền Tây - Cơm tấm
Ở miền Tây, cơm tấm là một món ăn phổ biến mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu. Không chỉ có cơm tấm sườn, món ăn này được biến tấu khá nhiều như cơm tấm phá lấu, cơm tấm Long Xuyên,...
Tuy không có gì đặc biệt, chỉ với một đĩa cơm tấm, bên trên là sườn, phá lấu hay chả cùng ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái ngon riêng.
5. Đặc sản miền Tây - Cháo cá lóc
Đây là món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây nhưng lại là một đặc sản để đón tiếp du khách. Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi.
Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh.
6. Đặc sản miền Tây - Cháo cua đồng
Cháo cua đồng là món ăn dễ thấy và cũng dễ kiếm ở non nước miền Tây. Đây là món ăn rất bổ, thanh mát, giúp hạ đường huyết nên thường được dùng vào mùa hè.
Món cháo cua đồng khi ăn sẽ kèm thêm một hột (trứng) vịt lộn và thêm 5 loại rau: rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Chính sự hòa quyện giữa vị thơm ngậy của cua đồng và 5 loại rau trên tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn của món ăn mà du khách nhất định sẽ không thể cưỡng lại.
7. Đặc sản miền Tây -Chuột đồng
Thịt chuột là món ăn "khoái khẩu" không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần.
Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.
8. Đặc sản miền Tây - Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua.
Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc - An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.
9. Đặc sản miền Tây - Lẩu cua đồng
Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau... Dù có biến tấu như thế nào, nó vẫn giữ được hương vị ngọt thanh mát đặc trưng của cua đồng. Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, được thưởng thức hương vị thơm ngon, thanh mát của nồi lẩu cua đồng bốc khói thì không còn gì lý tưởng bằng.
10. Đặc sản miền Tây - Lẩu bông cá linh điên điển
Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng.
Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà.
11. Đặc sản miền Tây - Bò tùng xẻo
Nói đến Nam Bộ mà thiếu món bò tùng xẻo hay bò gác chéo thì quả là sai lầm. Bò được cắt lấy tiết, làm lông sạch, mổ lấy hết ruột rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô.... xong khâu chặt lại. em bò đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng. Lúc ăn người ta cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
12. Đặc sản miền Tây - Bánh xèo
Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Tây Nam bộ. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột.
Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột thật mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
13. Đặc sản miền Tây - Bánh pía
Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà.
Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ. Có thể gọi bánh pía là một món ngon miền Tây "được lòng" du khách nhất.
14. Đặc sản miền Tây - Bánh canh
Bánh canh miền Tây có nhiều loại gồm bánh canh giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm nước cốt dừa... Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm.
Món ăn này đã trở nên quen thuộc với đời sống ẩm thực của người miền Tây và họ có thể ăn món này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
15. Đặc sản miền Tây - Hủ tiếu
Một trong những món ăn ngon được nhiều người ưa chuộng ở miền Tây là hủ tiếu. Nước lèo hủ tíu trong veo, thơm lừng mùi mực nướng, mùi tôm khô, mùi hành phi,... Xương ống, giò heo và sườn non chặt miếng được hầm mềm rượi.
Còn sợi hủ tiếu thì nhỏ rứt như sợi bún có độ dai vừa phải, không quá dai mà cũng không quá bở. Đây là món ăn giữ chân du khách bởi mùi vị rất riêng của mình./.
Những món ngon miền Tây ăn một lần là nghiện "ngay tắp lự" Du khách không chỉ bị "đốn tim" bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi những món ngon miền Tây hấp dẫn như cá lóc nướng trui, lẩu mắm hay bún cá Châu Đốc. Cá lóc nướng trui Cá lóc nướng trui là một món ăn đặc sản của Châu Đốc, An Giang nói riêng và của vùng Tây Nam Bộ...