Ai không được ăn mứt Tết?
Mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Mứt là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Trước đây chỉ có chừng chục loại nhưng ngày nay mứt tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, gừng…đến tất cả các loại quả như đào, lê, mận, táo, dâu, kiwi…đều được chế biến thành mứt.
Tuy nhiên, PGS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Viện Phó viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.
Ngoài ra, một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân giải do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin.
Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế sự ăn trong 2 bữa ăn chính.
Video đang HOT
Đặc biệt, mứt tế trên thị trường hiện nay cũng có nhiều báo động khi thực trạng an toàn thực phẩm như hiện nay. PGS Lâm cho biết hiện nay tồn tại nhiều loại mứt Tết ba không: Không nguồn gốc, không nhãn mác, không hạn sử dụng. Nếu người tiêu dùng không để ý có thể mua phải hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.
Mối nguy hại cho sức khỏe từ những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do nhập khẩu từ Trung Quốc hay từ những cơ sở sản xuất thủ công mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, hay tiềm ẩn dùng các loại phụ gia không được phép sử dụng trong ngâm, tẩm ướp hay tạo mầu sắc bắt mắt… đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Các cơ quan chức năng và các chuyên gia thị trường đã và đang phối hợp thanh kiểm tra chặt chẽ các mặt hàng mứt tết.
Hiện nay cũng nhiều gia đình đã tự chế biến mứt cổ truyền cho ngày Tết, nếu không quá bận rộn. Điều này cần khuyến khích để giữ được hương vị ngày Tết và chị em lại thêm được dịp nữ công gia chánh “khéo tay, hay làm”. Hoặc các bà mẹ nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Tuy nhiên, PGS Lâm khuyến cáo dưới khía cạnh dinh dưỡng: tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày Tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt Tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan, riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu không tốt cũng có hại cho sức khỏe.
Để bảo đảm ATVSTP cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần lưu ý khi lựa chọn mua mứt Tết, đặc biệt phải biết rõ về chủng loại nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng của mặt hàng này.
Ngoài ra, những người mắc đái tháo đường cũng cần kiêng đồ ngọt, đặc biệt ngọt nhân tạo như: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… và các vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…thì người tiểu đường cũng cần hạn chế đến mức tối đa, vì người bị tiểu đường nếu nạp nhiều những đồ ngọt vào, lượng đường trong máu sẽ dễ vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép.
Theo infonet
Bà bầu cần chú ý gì ngày Tết?
Ngày Tết, bác sĩ cho rằng những người mang thai phải hết sức chú ý từ khâu di chuyển tới việc ăn uống như thế nào đặc biệt là mứt tết, các loại bánh kẹo ngọt.
Ảnh minh họa.
Chị Trương Thị Oanh - 23 tuổi, Hà Nội mang thai 15 tuần chia sẻ năm nay là năm đầu tiên chị về quê chồng ăn Tết nên rất háo hức. Tuy nhiên, chị Oanh lại đang mang thai, việc đi lại di chuyển từ Hà Nội về Nghệ An cũng là một thách thức với chị Oanh.
Để chuẩn bị hành trang về Tết, chị Oanh đi khám thai đầu tiên. Tuy nhiên, khi khám thai bác sĩ lại cho biết chị Oanh bị bánh nhau bám thấp và được khuyến cáo ít di chuyển, vận động vì có thể làm bong bánh nhau.
Nghe bác sĩ tư vấn, vợ chồng chị Oanh buồn vì năm đầu tiên kết hôn ai cũng háo hức có tết ở bên gia đình nội ngoại. Cuối cùng, chị Oanh đành chọn về quê chị ở Hừng Yên còn chồng chị về quê ăn Tết một mình. Chị Oanh cũng thấy mình may mắn vì nếu không đi khám trước mà cứ yên tâm di chuyển về quê đi lại nhiều khi ra tàu, ra ga dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Chị Nguyễn Hải Yến - Gia Lâm, Hà Nội ân hận vì Tết năm ngoái vợ chồng chị về quê ăn Tết dù lúc đó chị đang mang thai được 9 tuần. Chị Yên nghĩ rằng thai nhỏ nên vô tư đi lại. Nhưng về quê tới mùng 5 Tết, chị Yến bỗng dưng thấy ra huyết. Khi đi khám thai thì các phòng khám ở quê chưa mở. Chị Yến phải lên bệnh viện tỉnh cách nhà 35 km để siêu âm.
Bác sĩ cho biết chị đã bị lưu thai. Điều này khiến vợ chồng chị Yến vô cùng ân hận. Chị Yến kể cưới nhau 5,6 tháng mong mỏi mới có tin vui nhưng không ngờ Tết nhất đi lại nhiều đã khiến chị bị lưu thai.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thắm, Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết không có bất kì một khuyến cáo chuyên môn nào về tuần tuổi thai cần hạn chế thai phụ di chuyển đi về quê. Thai phụ có thể đi bất cứ lúc nào trong thai kỳ nếu như điều kiện sức khỏe cho phép.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, việc di chuyển lâu có thể làm thai phụ nghén nặng hơn, 3 tháng giữa thì có thể di chuyển thoải mái an toàn, 3 tháng cuối thì không nên đi những địa điểm phải di chuyển lâu.
Bác sĩ Thắm khuyến cáo: Khi di chuyển bằng xe trong thời gian trên 5 giờ, thai phụ nên chọn xe giường nằm thay vì ghế ngồi và nên sử dụng với dự phòng huyết khối tĩnh mạch để tránh bị tắc huyết khối chân. Tóm lại, thai phụ nên cân nhắc tình trạng sức khỏe bản thân và nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi quyết định đi về quê.
Khi có thai phụ nữ thường thiếu oxy nên lúc nào cũng tránh chỗ đông người. Khi đi xe nên đi các loại xe thoáng, có thể đi máy bay, đi tàu.
Chị em phụ nữ cần giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh. Khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra huyết cần đến bác sĩ khám ngay.
Khi mang thai, thai phụ nên chú ý thực phẩm tốt. Ba tháng đầu thai phụ thường ăn uống kém hơn do nghén nên thai phụ cần đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, bác sĩ Thắm nhấn mạnh, bà bầu chỉ có nhu cầu protein, khoáng chất tăng và không cần chất ngọt vì thế bà bầu nên kiêng ngọt như bánh kẹo, các loại hoa quả ngọt, nước ngọt...tránh làm tăng đường huyết.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt. Ngoài ra, trong ba tháng đầu cũng không cần áp lực phải tăng cân nên thai phụ không cần lo lắng tới cân nặng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngày Tết, cần chú ý giữ sức khỏe, tránh mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella...
Theo infonet
Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo không ăn hạt hướng dương theo 2 cách này vì có thể gây hại cho sức khỏe Hạt hướng dương là loại hạt nhiều người thích ăn, đặc biệt là hướng dương được mọi người ăn nhiều trong dịp lễ tết. Tuy nhiên không ít thông tin cho rằng "ăn hạt hướng dương sẽ gây hại cho sức khỏe của gan". Vậy thông tin này đúng hay sai? Lợi ích của hạt hướng dương với sức khỏe - Hạt hướng...