9 triệu chứng mãn kinh dễ bị phụ nữ bỏ qua
Nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe.
Phụ nữ mãn kinh thường phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hoả, đau nhức xương khớp, khô âm đạo… Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu bất thường khác ít được chị em chú ý.
1. Dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn mãn kinh
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia sức khỏe sinh sản, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu khi mức độ estrogen của người phụ nữ bắt đầu suy giảm. Thông thường điều này xảy ra trong 3-5 năm trước khi mãn kinh gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.
Tuổi mãn kinh thường ở độ tuổi đầu 50 nhưng có thể xảy ra ở trong độ tuổi từ 40-58. Trong thời kỳ tiền mãn kinh có đến 8 trong số 10 phụ nữ có các dấu hiệu: kinh nguyệt thất thường, suy giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, loãng xương, da và tóc thay đổi…
Các triệu chứng có thể bao gồm khô âm đạo, bốc hỏa và thay đổi cảm xúc kéo dài trung bình hơn 7 năm sau kỳ kinh cuối cùng. Mỗi cá nhân trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau.
Mãn kinh gây nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ.
2. Những triệu chứng mãn kinh ít được chú ý
Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm tới 75% phụ nữ trải qua triệu chứng này cùng với một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, thay đổi tâm trạng… Nhưng có một số triệu chứng mãn kinh khác mà ít người chú ý, đó là:
Ngực mất đi sự căng đầy
Sau khi mãn kinh, một số phụ nữ chợt nhận thấy ngực của họ không còn đầy đặn như trước khi sờ nắn, soi gương hoặc cảm thấy áo lót có vẻ lỏng hơn một chút. Theo các chuyên gia nội tiết sinh sản, điều này là do nồng độ estrogen đang thay đổi, nhưng thường rất ít phụ nữ chú ý đến sự thay đổi này.
Mất ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng mãn kinh phổ biến nhưng nhiều người lại cho rằng do cơ thể mệt mỏi hoặc do những vấn đề sức khỏe khác ở độ tuổi trung niên. Nhưng nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ đến tuổi mãn kinh khó ngủ vì nồng độ estrogen giảm và khả năng kiểm soát nhiệt độ trong não của họ gặp khó khăn khi hoạt động. Ngoài ra, do những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm khiến chị em khó chịu, thức dậy và thường sau đó không thể ngủ lại được.
Tóc mỏng
Đến tuổi mãn kinh, tóc của nhiều phụ nữ trở nên mỏng hơn. Các chuyên gia cho biết, mọi thứ đều liên quan đến việc giảm lượng estrogen. Ngoài ra, vì da khô hơn nên da đầu cũng bị khô dẫn đến tóc dễ gãy rụng và mỏng.
Khô miệng và các vấn đề về răng
Video đang HOT
Khi nồng độ estrogen giảm, toàn bộ cơ thể, bao gồm cả miệng sẽ trở nên khô hơn. Khi miệng bị khô, vi khuẩn có thể phát triển gây sâu răng và khiến nướu bị chảy máu hoặc tụt lợi.
Mùi cơ thể khó chịu
Nồng độ estrogen giảm làm tuyến dưới đồi của cơ thể sẽ bị đánh lừa rằng nó đang quá nóng, điều đó khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều như khi bốc hỏa dẫn đến mùi cơ thể không mấy dễ chịu.
Vị kim loại trong miệng
Sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến vị giác và khiến bạn nhạy cảm hơn với cơn đau. Đây là một dấu hiệu hiếm gặp nhưng một số phụ nữ có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát ở lưỡi, môi, nướu hoặc các vị trí khác trong miệng. Một số ít cũng có cảm nhận ăn loại thực phẩm có mùi vị khác nhau để lại vị kim loại trong miệng.
Suy giảm trí nhớ
Mãn kinh cũng ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ và các chức năng khác liên quan đến trí nhớ. Khi mức estrogen giảm xuống, phụ nữ dường như gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc nhớ lại những gì đã có trong đầu. Một nguyên nhân khác gây ra suy giảm trí nhớ là chứng mất ngủ thường đi kèm với thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ dễ mệt mỏi và kém tập trung hơn.
Móng tay khô, giòn
Phụ nữ mãn kinh có thể nhận thấy móng tay khô và dễ gãy hơn bình thường. Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ, bất kỳ thay đổi mới nào trên móng tay đều có thể do nồng độ estrogen thấp khiến da bạn khó giữ ẩm hơn.
Da khô và ngứa
Một dấu hiệu khác của thời kỳ mãn kinh là da khô và ngứa. Nguyên nhân có thể do buồng trứng của phụ nữ đang sản xuất ít estrogen hơn. Da cần estrogen để có độ đàn hồi, nếu không có nó, da có thể trở nên khô căng và ngứa, đặc biệt là vào ban đêm khi đang ngủ.
Da khô và ngứa là một trong những triệu chứng có thể gặp khi mãn kinh.
3. Khi nào cần đi khám?
Nếu những triệu chứng mãn kinh làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thay đổi lối sống, duy trì tập thể dục, tránh căng thẳng và ăn uống lành mạnh sẽ góp phần cải thiện hiệu quả những triệu chứng khó chịu.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ, chị em nên cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối, tránh sử dụng màn hình điện tử trước khi đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Ngoài ra, cần đảm bảo phòng ngủ mát mẻ, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối. Chú ý giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh da sạch sẽ, thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày giúp làm dịu làn da khô và giảm ngứa…
Ham muốn tình dục ở phụ nữ thay đổi thế nào ở tuổi 20, 30 và 40 trở lên
Việc bạn trải qua những thay đổi trong ham muốn tình dục của mình là điều tự nhiên, thậm chí từ ngày này sang ngày khác.
Ham muốn tình dục của bạn cũng có thể lên cao và xuống thấp thất thường theo năm tháng do chu kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, giai đoạn mãn kinh và những thay đổi trong cuộc sống.
"Ham muốn tình dục thường giảm theo tuổi tác. Tất nhiên, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào về ham muốn tình dục của mình từ mốc 20 tuổi sang mốc 30 tuổi. Tuy nhiên từ tuổi trẻ (20 tuổi) sang tuổi trung niên (40 tuổi trở lên) lại là một vấn đề khác.", TS. John Thoppil - bác sĩ sản phụ khoa tại Texas, Mỹ cho biết.
Nguyên nhân nào dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục?
Có nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố sinh học và tâm lý ảnh hưởng tới ham muốn tình dục của bạn.
Các hormone giới tính như testosterone, estrogen và progesterone cơ thể sản sinh ra đóng vai trò quan trọng đối với ham muốn tình dục và trạng thái đạt cực khoái trong quan hệ tình dục.
Ham muốn tình dục có thể thay đổi theo tuổi tác và theo chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen và testosterone trong cơ thể cũng như yếu tố tâm lý.
Khi bạn già đi, các hormone này bắt đầu giảm xuống một cách tự nhiên và có thể dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục. Tuy nhiên, còn nhân tố khác ảnh hưởng tới ham muốn tình dục, đó chính là stress.
"Stress là nhân tố hàng đầu khiến bạn suy giảm ham muốn tình dục.", bác sĩ sản phụ khoa Jennifer Landa tại trung tâm BodyLogicMD ở Orlando, Florida cho biết.
Lo lắng và trầm cảm dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, nhiều loại thuốc chống trầm cảm điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến ham muốn tình dục thấp.
Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe của bạn, từ đó cải thiện ham muốn tình dục.
Ham muốn tình dục ở độ tuổi 20
Ở tuổi đôi mươi, bạn đang rất khỏe mạnh và sung sức, trẻ đẹp và quyến rũ, vì vậy mà ham muốn tình dục ở lứa tuổi này thường cao.
Do đây là lứa tuổi sinh đẻ, nên các cơ quan chức năng sinh sản đang hoạt động hết công suất, vì vậy mà nhu cầu sinh lý ở độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 thường mãnh liệt.
Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn. Khi bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen của bạn giảm xuống và từ từ tăng lên trong giai đoạn tạo nang buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến tăng ham muốn tình dục.
Đến thời điểm rụng trứng - thời điểm dễ thụ thai cao nhất của bạn (thường xảy ra khoảng 14 ngày trước lần hành kinh chu kỳ kế tiếp), nồng độ testosterone và estrogen của bạn ở mức cao nhất khiến bạn trong tâm trạng hưng phấn rất muốn quan hệ tình dục. Sau thời điểm này, nồng độ 2 hormone này giảm xuống và ham muốn tình dục của bạn cũng có phần giảm theo.
Ở một vài trường hợp hiếm gặp, một vài phụ nữ trẻ bị giảm lượng testosterone khi dùng thuốc tránh thai (mặc dù thông thường người dùng thuốc tránh thai không gặp phải tác dụng phụ này) có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, thậm chí khô âm đạo.
Nếu gặp phải tình trạng suy giảm ham muốn tình dục ở độ tuổi 20, hãy đi khám để phát hiện ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Ham muốn tình dục ở độ tuổi 30
Nếu ham muốn gần gũi thể xác của bạn giảm đi ở độ tuổi 30, nguyên nhân có thể do suy giảm nồng độ testosterone.
Ngoài ra, stress trong công việc và cuộc sống có thể ức chế hormone sinh dục testosterone và làm tăng hormone cortisol gây suy giảm ham muốn.
Những thay đổi nội tiết tố mà bạn trải qua trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn ở độ tuổi 30. Và ngay cả khi khả năng sinh sản của bạn giảm đi ở độ tuổi ngoài 30, nhiều người vẫn thường đợi đến khi 30 tuổi mới có con.
Theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ năm 2019, độ tuổi trung bình mà phụ nữ sinh con ở Mỹ là 30. Ngoài ra, ngày càng có nhiều phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi sinh con.
Vì vậy, ở độ tuổi 30, hoặc bất kỳ độ tuổi nào bạn quyết định có con, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng ham muốn tình dục giảm xuống liên quan đến việc mang thai và sinh con.
Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong mỗi chu kỳ 3 tháng của thai kỳ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng) có thể gây ra sự sụt giảm ham muốn.
Sụt giảm estrogen sau khi sinh con và cho con bú cũng có thể gây khô âm đạo, khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ và không muốn quan hệ tình dục.
Thêm vào đó là sự mệt mỏi khi nuôi dạy con cái, và bạn có thể nhận thấy mình không còn ham muốn hay không còn quan hệ tình dục nhiều như bình thường.
Để cải thiện tâm trạng và ham muốn, trao đổi và trò chuyện cởi mở với người bạn đời của bạn rất quan trọng. TS. Shadeen Francis - nhà trị liệu tâm lý và tư vấn cải thiện mối quan hệ gợi ý các cách xua tan stress như yoga hoặc thiền.
Nếu đối mặt với tình trạng khô âm đạo, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị nội tiết tố hoặc sử dụng chất bôi trơn âm đạo hoặc dưỡng ẩm âm đạo theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ham muốn tình dục ở độ tuổi 40 trở lên
Những thay đổi đáng kể về nội tiết tố thường xảy ra khi bạn chuyển sang thời kỳ mãn kinh từ 45 - 55 tuổi. Trong thời kỳ tiền mãn kinh - khoảng thời gian 5-10 năm trước khi mãn kinh - buồng trứng của bạn dần dần giảm sản xuất estrogen cho đến khi bạn đến tuổi mãn kinh và ngừng có kinh.
Sự sụt giảm này trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn và thay đổi cảm giác khi quan hệ vì bạn mất đi một số chất bôi trơn âm đạo tự nhiên.
Tiến sĩ Thoppil cho biết: "Sự sụt giảm estrogen có thể làm cho mô âm đạo khô hơn và quan hệ tình dục có thể gây đau đớn". Nồng độ progesterone giảm, mà TS. Landa gọi là hormone "làm dịu", cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt nặng hơn, các hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra nhiều hơn, tăng cân, ủ rũ, mất ngủ và cáu kỉnh.
Tuy nhiên, độ tuổi 40 và 50 cũng mang lạ những niềm vui và mặt tích cực nhất định. Ở lứa tuổi này, con cái đã lớn nên đây là lúc bạn giải phóng bản thân. Bạn đã biết cơ thể mình thích gì và dễ dàng nói ra điều mình mong muốn với người bạn đời của mình.
Khi đến thời kỳ mãn kinh (45-55 tuổi), bạn cũng không còn phải lo lắng về vấn đề mang thai nên có thể tự do tận hưởng khoái cảm bên người bạn đời của mình. Thậm chí nhiều phụ nữ còn cảm thấy mình trở nên quyến rũ hơn nhờ không còn phải lo lắng về thay đổi ngoại hình trong 9 tháng mang thai.
Đối với vấn đề khô âm đạo, hãy khám bác sĩ sản phụ khoa để cải thiện ham muốn tình dục nhờ điều trị bằng progesterone hoặc testosterone. TS. Francis (chuyên gia về tâm lý và kỹ năng sống) khuyên bạn hãy đón nhận tuổi trung niên với tâm lý lạc quan và tích cực, tận hưởng những niềm vui mà trước đây bạn không có.
Â.m đ.ạo thay đổi như thế nào theo thời gian và 'chuyện ấy' có trở ngại? Â.m đ.ạo trung bình có kích thước khoảng 7 đến 10 cm nhưng có thể kéo dài hơn do ống â.m đ.ạo linh hoạt một cách ấn tượng và độ sâu của â.m đ.ạo thường phụ thuộc vào mỗi người khác nhau cũng như các hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. Â.m đ.ạo là đường dẫn từ âm hộ tới tử cung...