9 thói quen giúp giảm nguy cơ ung thư
Duy trì cân nặng ổn định, ăn ít thịt đỏ, dùng kem chống nắng, ăn nhiều rau xanh, cắt giảm đường, tập thể dục… giảm nguy cơ mắc bệnh, Theo Webmd.
Gần 70% người trưởng thành Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì và xu hướng ngày càng tăng. Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… và một số loại ung thư bao gồm: ung thư vú, đại trực tràng, thực quản, tiền liệt tuyến.
Tránh thịt đỏ
Thịt hun khói, xúc xích… có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến nghị, mỗi người không ăn quá 559 gram một tuần.
Dùng kem chống nắng
Bức xạ cực tím có thể gây ung thư da, loại bệnh phổ biến nhất ở Mỹ, những người có nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có nguy cơ mắc cao hơn. Hầu hết các trường hợp đều có thể chữa được nếu họ phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, chúng có thể đe dọa đến tính mạng nếu lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên giúp bảo vệ làn da của bạn.
Ăn nhiều rau
Các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Cắt giảm đường
Thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường chứa nhiều calo. Nếu bạn nạp thường xuyên, cơ thể hấp thụ nhiều calo hơn so với việc đốt cháy trong một ngày. Điều đó có thể khiến bạn tăng cân, làm tăng nguy cơ ung thư. Bạn không thể bỏ qua đường hoàn toàn, nhưng hãy chú ý đến liều lượng.
Video đang HOT
Tiêm vaccine phòng HPV
HPV (virus gây u nhú ở người) truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục, là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung, gây ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng. Các bé gái có thể tiêm vaccine trong độ tuổi từ 9 đến 26, bé trai tiêm phòng từ 9 đến 21. Việc sử dụng bao cao su cũng có thể làm giảm khả năng bị nhiễm virus.
Tập thể dục
Những người tập thể dục ít có khả năng bị ung thư ruột kết, vú hoặc tử cung. Khi vận động cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa sự tích tụ của một số hormone có liên quan đến ung thư. Hoạt động tích cực cũng có thể giúp giảm bớt các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim hoặc tiểu đường.
Bỏ hút thuốc lá
Mặc dù tỷ lệ người Mỹ hút thuốc giảm từ hơn 40% xuống còn khoảng 15%, thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại ung thư, cũng như bệnh tim, phổi ở nước này.
Tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B
Những người nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 100 lần. Người lớn khi bị viêm nhiễm HBV, nếu có sức đề kháng tốt thì có khả năng tự khỏi và tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên cũng có nhiều người nhiễm sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính, có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan,.. Vì vậy, tiêm vaccine phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống, cuộc sống của tôi thay đổi đáng ngạc nhiên: Thật tiếc vì không ngăn chặn "kẻ thù" của sức khỏe này sớm hơn!
Cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Thay đổi thói quen vì sức khỏe lâu dài, tại sao không?
Việc tiêu thụ quá nhiều đường mang lại rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe của chúng ta. Nó là nguyên nhân gây béo phì, bệnh tim, tiểu đường loại 2 và ung thư. Đồng thời nó chứa một lượng lớn calo trong khi lợi ích dinh dưỡng bằng 0...
Tôi vốn là một người ưa đồ ngọt. Năm ngoái, theo ước tính, tôi đã tiêu thụ hơn 36 gram tương đương 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Hiện tại con số dừng lại ở mức 3-4 gram, khoảng một muỗng cà phê - và tôi đã duy trì nó trong bốn tháng qua.
Thật ra, quá trình thực hiện không quá khó khăn như tôi nghĩ.
Thay vào đó, tôi đã thay đổi một vài thói quen, tìm hiểu kỹ hơn về những gì tôi đang ăn và khám phá ra những lựa chọn thay thế ngon miệng hơn so với thực phẩm có đường.
Năm nay, mục tiêu lớn nhất của tôi là cải thiện sức khỏe. Cùng với việc tập thể dục thường xuyên và nuôi dưỡng một lối sống lành mạnh, tôi còn kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống của mình.
Dưới đây là những gì tôi đã làm để loại bỏ "kẻ thù" của sức khỏe này ra khỏi chế độ ăn uống:
Loại bỏ các "tín hiệu" khiến bạn tiêu thụ thực phẩm có đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhìn thấy thức ăn, tín hiệu thức ăn theo ngữ cảnh, có thể khiến chúng ta cảm thấy đói ngay cả khi chúng ta không có cơn đói sinh lý.
Nếu tôi mở tủ lạnh lấy nước và thấy một thanh sô-cô-la bên cạnh cái bình, tôi sẽ bẻ vài miếng để nhai, mặc dù tôi không đói.
Căn hộ của tôi chứa đầy những "tín hiệu" như vậy. Vì vậy, tôi đã chuyển tất cả đồ ngọt ra khỏi bàn cà phê và kệ bếp của mình.
Nó thực sự có tác dụng. Tôi đã ngừng ăn đồ ngọt và đồ ăn nhẹ không cần thiết khi tôi đói bụng, giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể.
Việc theo dõi lượng đường đã thay đổi nhận thức về thực phẩm
Theo dõi mức tiêu thụ đường đã chỉ ra:
- Tôi đã tiêu thụ nhiều hơn so với dự đoán ban đầu. Lượng đường có trong thực phẩm làm tôi kinh ngạc.
Chẳng hạn, một thanh Snickers có lượng đường khổng lồ 27 gram - khuyến nghị giới hạn tối đa trong 1 ngày dành cho phụ nữ.
- Chúng có mặt trong chế độ ăn kiêng từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như gia vị, hạt bơ, thanh granola và bột yến mạch.
Thay đổi cách mua sắm thực phẩm
Tôi bắt đầu cẩn thận kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và loại bỏ các mặt hàng có chứa đường trong thành phần khỏi danh sách mua hàng. Đường có mặt trong thực phẩm dưới nhiều tên gọi khác nhau: mật hoa agave, mật ong, nước trái cây cô đặc, mật đường, xi-rô,... và nhiều hơn nữa.
Đồng thời tôi tự đặt ra cam kết: lựa chọn trong hiện tại kiểm soát các hành động trong tương lai, ràng buộc bản thân với những thói quen tốt.
Tôi đã không mua bánh quy, sữa chua có đường hay bánh ngọt để giữ trong tủ lạnh, vì vậy tôi không còn còn bị cám dỗ bởi chúng nữa. Bạn buộc phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc kiểm soát lượng đường mình sẽ nạp vào vì một cơ thể khỏe mạnh hơn.
Kiểm soát cơn đói
Đói giữa các bữa ăn luôn luôn dẫn đến ăn vặt - rất có thể là ăn vặt có đường.
Tôi ăn thức ăn đa dạng để no lâu hơn, kìm nén sự thôi thúc ăn vặt. Những thực phẩm này bao gồm rau quả tươi, protein từ thực vật và ngũ cốc.
Ngoài ra, tôi cũng thực hiện các thay đổi lối sống đơn giản, chẳng hạn như ăn uống chánh niệm.
Lựa chọn thực phẩm thay thế hấp dẫn hơn
Tôi đã lập một danh sách các thực phẩm chứa quá nhiều đường so với mức cho phép và khám phá ra các chất thay thế tự nhiên lành mạnh hơn.
Dưới đây là một số thay đổi chế độ ăn uống tôi đã thực hiện:
- Thay đổi bữa sáng bằng sữa chua có hương vị và granola khô mật ong: cho một bát sữa chua nguyên chất, rắc các loại hạt tùy thích và thêm quả chà là. Chà là và các loại hạt mang đến vị ngọt tự nhiên.
- Chọn thanh protein không có đường và chất làm ngọt nhân tạo, thưởng thức với cà phê và trà thay vì bánh quy.
- Thay thế trái cây được bảo quản, mứt ăn kèm bánh mì và sinh tố bằng các loại bơ hạt không đường, cung cấp protein và hương vị.
- Thay thế đồ ăn nhẹ có đường bằng toàn bộ trái cây. Trái cây chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích cho sức khỏe.
Chấp nhận thay đổi để khỏe mạnh
Trong cuốn sách "Atomic Habits", James Clear viết rằng chìa khóa để thay đổi hành vi lâu dài là biến thói quen mong muốn thành một phần bản sắc của bạn. Ông viết rằng con người bạn được xây dựng từ thói quen, và mọi hành động là minh chứng cho việc lựa chọn kiểu người mà bạn muốn trở thành.
Nói một cách đơn giản: Tôi muốn giảm mức tiêu thụ đường của mình, tôi muốn được khỏe mạnh. Vì vậy, tôi quyết tâm xây dựng thói quen hạn chế đường trong cuộc sống của mình.
Việc loại bỏ đường không còn khó khăn nữa - nó chỉ đơn thuần là một thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của tôi.
Cắt giảm lượng đường giúp tôi cải thiện đáng kể sức khỏe và vóc dáng của mình sau một thời gian dài. Ngoài ra, nó còn có những lợi ích vượt xa sức khỏe thể chất bao gồm: giảm sự uể oải về tinh thần, làn da mịn màng hơn, củng cố sự tự tin trong việc đạt được các mục tiêu trong tương lai và sự thay đổi tích cực trong lối sống.
Tôi đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Sức khỏe của tôi được cải thiện rõ rệt. Cả hai đều là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp tôi duy trì chế độ ăn uống hiện tại của mình. Thêm vào đó, tôi khám phá ra việc chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe cũng là một niềm vui trong cuộc sống.
Cá mòi có thực sự tốt cho sức khỏe? Cá mòi được coi là một loại cá có giá trị lớn tốt cho sức khỏe. Một số chất dinh dưỡng có trong cá mòi được biết là giúp ngăn ngừa bệnh tim hoặc có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Lợi ích dinh dưỡng của cá mòi Cá mòi là một loài cá nhỏ với thành phần dinh...