8 vấn đề sức khoẻ có thể được cải thiện nhờ ăn ớt chuông
Ớt chuông chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ giải quyết một số vấn đề sức khỏe như thiếu sắt, hệ miễn dịch kém,…
Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ việc bổ sung thêm một loại rau vào các bữa ăn có vẻ sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn, nhưng thực tế là có, miễn là đảm bảo đưa nó vào bữa ăn hàng ngày.
Các loại rau củ nói chung đều có rất nhiều vitamin và khoáng chất, chúng có thể cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết và thậm chí ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe. Ví dụ như ớt chuông có thể giữ cho làn da trẻ trung và săn chắc.
Hãy cùng xem ớt chuông có lợi ích gì đối với sức khoẻ và tầm quan trọng của việc kết hợp càng nhiều thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Thiếu sắt
Ớt chuông là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào và chúng cũng rất giàu vitamin C giúp hấp thụ tốt hơn. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu.
Những người mắc chứng bệnh này có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và thường xuyên khó thở. Mức độ sắt thấp cũng là một yếu tố nguy cơ của hội chứng chân không nghỉ. Vì vậy, ăn ớt chuông có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này, đặc biệt là nếu sử dụng chúng cùng với các thực phẩm chứa nhiều chất sắt khác như thịt hoặc rau chân vịt.
Các vấn đề về mắt
Video đang HOT
Ớt chuông là nguồn vitamin A và carotenoid dồi dào, đặc biệt là lutein và zeaxanthin, có thể giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Chúng có thể bảo vệ võng mạc khỏi tác hại của quá trình oxy hóa và thậm chí làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác, đục thủy tinh thể và mù lòa.
Da bị tổn thương
Vitamin C trong ớt chuông cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, giúp làn da luôn tươi trẻ và khoẻ mạnh. Nếu không bổ sung đủ loại vitamin này thì có nhiều khả năng da sẽ khô và dễ bị nhăn. Thiếu vitamin C cũng có thể các vùng da trên cơ thể dễ bị bầm tím và vết thương mất nhiều thời gian hơn để lành.
Các vấn đề về tim
Lisopene là một trong những carotenoid có trong ớt chuông. Thành phần này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Nó giữ cho trái tim khỏe mạnh bằng cách kiểm soát huyết áp và điều chỉnh mức cholesterol.
Các tĩnh mạch nổi rõ
Capsaicin trong ớt chuông là một thành phần có lợi cho sức khoẻ. Nó mang đặc tính chống oxy hóa, chống đột biến, chống ung thư, ức chế miễn dịch và giúp ngăn ngừa sự hình thành các chứng giãn tĩnh mạch mới nếu sử dụng thường xuyên.
Xương yếu
Một quả ớt chuông cỡ trung bình chứa 6% lượng mangan được khuyến nghị. Nguyên tố này cùng với kẽm và đồng đều rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Ngoài ra, vitamin C và K có đặc tính chống viêm và giúp ngăn ngừa loãng xương.
Các vấn đề về tiêu hóa
Ớt chuông là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Nó có thể giúp duy trì sức khỏe đường ruột và thậm chí ngăn ngừa một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Chất xơ cùng với khoảng 90% ớt chuông là nước, cũng có thể hỗ trợ giảm cân.
Hệ thống miễn dịch kém
100 gram ớt chuông chứa 17% lượng vitamin B6 được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin này hỗ trợ hệ thống miễn dịch và bổ sung đủ lượng cần thiết có thể ngăn cơ thể sản xuất đủ kháng thể để chống lại nhiễm trùng.
Tổn thương thị lực có thể làm tăng nguy cơ tử vong
Theo phát hiện mới công bố trên Tạp chí y khoa trực tuyến The Lancet Global Health, tình trạng mù lòa và tổn thương thị lực có liên quan mật thiết với việc tăng nguy cơ tử vong.
Trong cuộc phân tích quy mô lớn, dựa trên dữ liệu từ 17 nghiên cứu với sự tham gia của 48.000 người, các chuyên gia nhận thấy những người bị suy giảm thị lực nặng hơn có nguy cơ tử vong vì mọi nguyên nhân cao hơn so với những người có thị lực bình thường hoặc suy giảm thị lực ở mức độ nhẹ.
Cụ thể, so với người có thị lực khỏe mạnh, người suy giảm thị lực ở mức nhẹ và nghiêm trọng có nguy cơ tử vong cao hơn lần lượt là 29% và 89%. áng nói là có đến 4/5 dạng tổn thương thị lực ở các đối tượng nghiên cứu vốn có thể phòng ngừa hoặc kiểm soát được.
Xét trên phạm vi toàn cầu, những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực và mù lòa có thể tránh được gồm: bệnh đục thủy tinh thể và có nhu cầu đeo kính (như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) nhưng không được đáp ứng.
Tuy suy giảm thị lực theo tuổi tác là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng các chuyên gia nhãn khoa cho biết chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên để cải thiện thị lực, bao gồm xây dựng chế độ ăn bổ mắt (chứa nhiều vitamin A, E, C, kẽm, lutein, zeaxanthin...), tập thể dục cho mắt (chớp mắt, đảo mắt...), hạn chế thời gian xem các thiết bị điện tử, thường xuyên đeo kính râm khi ra nắng và kiểm tra thị lực định kỳ.
Làm gì để giảm biến chứng do đái tháo đường? Các biến chứng do đái tháo đường (ĐTĐ) thường rất nguy hiểm, gây tàn phế, thậm chí có thể khiến bệnh nhân tử vong. Dưới đây là những cách giúp hạn chế những biến chứng đó. ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng gì? Mắt: Bệnh ĐTĐ có thể làm tăng tỷ lệ các vấn đề liên quan đến thị lực đối...