8 lợi ích bất ngờ của đu đủ sống mà bạn cần biết
Ai cũng biết đu đủ chín là một loại trái cây giúp giải nhiệt mùa hè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đu đủ sống cũng rất tốt cho sức khỏe.
Trái đu đủ sống có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây là một số lợi ích của trái đu đu sống, theo The Health Site.
1. Giảm cân
Trái đu đủ sống chứa nhiều enzyme hoạt động hơn so với đu đủ chín. Hai trong số các enzyme mạnh nhất mà nó có là papain và chymopapain.
Cả hai loại enzyme này đều giúp phân giải chất béo, protein và carbohydrate từ thực phẩm chúng ta ăn. Từ đó có thể giúp bạn giảm cân. Trên thực tế, papain đã được tìm thấy có hiệu quả hơn trong việc phân giải chất béo so với pepsin (một hợp chất được dạ dày tiết ra cho cùng mục đích).
2. Đối phó bệnh tiểu đường
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì đu đủ sống là một loại trái cây tuyệt vời để ăn. Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san International Journal of Molecular Sciences, nước ép đu đủ sống giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ việc tái tạo tế bào beta và tăng tổng hợp insulin.
3. Cải thiện tiêu hóa
Sự hiện diện của papain và chymopapain cùng với các enzyme và phytonutrient khác trong đu đủ sống có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Ngoài ra, hỗn hợp này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
4. Đánh bại táo bón
Video đang HOT
Với hàm lượng chất xơ cao, đu đủ sống có thể giúp đánh bại táo bón. Nhưng đó không phải là tất cả. Các enzyme hiện diện trong đu đủ sống, đặc biệt là mủ đu đủ, có tác dụng làm sạch dạ dày của bạn. Nó không chỉ giúp cải thiện nhu động trong dạ dày của bạn, mà còn giúp di chuyển chất thải qua kết và vào ruột của bạn. Hàm lượng chất xơ cũng hấp thụ nước và giúp làm mềm phân, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, theo The Health Site.
5. Thúc đẩy lành vết thương và giảm các tình trạng về da
Trái đu đủ sống có hàm lượng enzyme protease cao. Đó là lý do tại sao nó có đặc tính làm bong tróc giúp vết thương mau lành hơn.
Ngoài ra, đu đủ sống còn chứa các dưỡng chất quan trọng như magiê, kali, vitamin A, C, E và B giúp làm giảm một số tình trạng về da và xoa dịu chứng viêm.
6. Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san The British Journal of Nutrition, đu đủ sống được phát hiện có lượng carotenoid lớn nhất so với cà chua và cà rốt.
Ngoài ra, các carotenoid hiện diện trong đu đủ sống cũng được phát hiện dễ dàng sử dụng hơn trong cơ thể con người so với carotenoid được tìm thấy trong các loại trái cây khác, theo The Health Site.
7. Lợi sữa
Trái đu đủ sống có một hợp chất làm cho nó trở thành một galactagogue – một hợp chất giúp cải thiện việc tiết sữa ở những bà mẹ mới sinh con. Đây là lý do tại sao nó được sử dụng như một phương pháp y học thay thế truyền thống để hỗ trợ phụ nữ vừa được làm mẹ.
8. Giảm đau kinh nguyệt
Có những nghiên cứu cho thấy ăn đu đủ sống làm tăng hàm lượng oxytocin và prostaglandin trong cơ thể người phụ nữ. Điều này có thể giúp giảm tình trạng đau bụng kinh, theo The Health Site.
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Bước vào 3 tháng cuối, cơ thể người mẹ không chỉ cần chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, mà còn phải tích lũy để sẵn sàng nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Ngoài việc ăn đủ các nhóm chất, mẹ cần tăng cường các dưỡng chất quan trọng sau:
1. DHA
3 tháng cuối là khoảng thời gian hộp sọ của thai nhi to ra nhanh nhất để tạo không gian cho não phát triển. Thị giác của thai nhi cũng phát triển hơn, có thể nhìn thấy ánh sáng bên ngoài da bụng mẹ. Trong khi, DHA chiếm 60% vật liệu cấu thành võng mạc và 20% trọng lượng não bộ. Có thể thấy, nếu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mà thiếu DHA thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh và thị lực của trẻ.
Cá chính là nguồn DHA tốt nhất và an toàn nhất cho cả mẹ và bé. Đặc biệt cá hồi rất giàu DHA. Ngoài ra bà bầu có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu DHA khác như: thịt, trứng, sữa, ngũ cốc, quả óc chó, quả hạnh nhân, rau có lá xanh đậm,....
2. Canxi
Canxi là dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cũng không ngoại lệ. Có đủ canxi, hệ xương của thai nhi sẽ phát triển hoàn chỉnh hơn, các tế bào cơ co giãn linh hoạt hơn. Đủ canxi cũng giúp mẹ tránh được đau mỏi xương khớp, phòng loãng xương, giảm mệt mỏi.
Thực phẩm giàu canxi rất đa dạng và dễ kiếm. Bà bầu có thể "nạp" canxi từ sữa, trứng, hải sản, đậu nành, cam, cà rốt,.....
3. Sắt
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần tăng cường chất sắt để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Sắt cũng tham gia sản xuất enzyme hệ miễn dịch, giúp tăng đề kháng của cơ thể, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Sắt có rất nhiều trong các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, bí ngô, củ dền, cải bó xôi,.... Mẹ cũng có thể uống thêm viên sắt nếu như được bác sĩ khuyên dùng.
4. Chất xơ
Nguồn chất xơ như rau củ quả tươi là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Nó cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện vấn đề táo bón vốn rất thường gặp ở bà bầu.
Bà bầu cần lưu ý, nên ăn rau đã nấu chín kỹ, không ăn rau sống hay salad. Trái cây tươi cần được rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Khi chọn mua rau củ quả cần chọn cửa hàng uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm, rau củ quả luôn tươi mới.
5. Vitamin C
Trải qua 6 tháng mang thai, cơ thể của thai nhi cơ bản đã hình thành cơ bản tất cả các bộ phận. Bước vào 3 tháng cuối, các chi tiết nhỏ hơn như lông mày, lông mi, cơ, sụn, mạch máu,.... sẽ tiếp tục được hoàn thiện.
Vitamin C có vai trò tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật, ngăn ngừa lão hóa cho mẹ bầu. Đối với thai nhi, vitamin C tham gia vào sản xuất collagen, giúp xây dựng cơ, sụn và mạch máu cho thai nhi. Vì vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên nó cần được bổ sung hàng ngày vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối.
Các thực phẩm giàu vitamin C mà bà bầu có thể tham khảo là: cam, quýt, bưởi, dâu tây, dứa, kiwi, xoài, rau cải xanh, đu đủ,....
6. Magie
Ở trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần tăng cường các thực phẩm giàu magie. Magie giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, thư giãn cơ bắp, làm dịu chứng co thắt, từ đó giảm nguy cơ sinh non. Ngoài ra, cơ thể sẽ dự trữ magie để sẵn sàng sửa chữa các mô bị hỏng trong quá trình sinh nở. Điều này giúp mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục hơn.
Nguồn thực phẩm cung cấp magie dạng tối ưu nhất cho chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối là các loại hạt họ đậu đỗ, yến mạch, hạnh nhân, hạt bí đỏ, quả bơ, hoa atiso,....
Quả đu đủ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường Quả đu đủ có nhiều chất xơ và ít đường, đây là loại trái cây tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Đu đủ là một loại trái cây được tìm thấy rộng rải ở nhiều nơi. Chúng chứa nhiều vitamin thiết yếu như C, B, A, E và các khoáng chất như magiê, đồng, folate, kali, lutein, acid pantothenic tốt cho sức...