8 loại dầu tự nhiên giúp chăm sóc da hiệu quả
Công dụng của nhiều loại dầu tự nhiên trong chăm sóc da đã được chứng minh qua nhiều thế kỷ.
Tuy nhiên, dưới đây là một số loại dầu tự nhiên được sử dụng nhiều nhất.
Chăm sóc da bằng các loại dầu tự nhiên đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại. Ngày nay, các loại dầu tự nhiên này lại càng được ưa chuộng vì không gây phản ứng dị ứng, không có nhiều hóa chất…
1. Dầu dừa – giúp chăm sóc da hiệu quả
Dầu dừa dễ dàng hấp thụ vào da và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm vitamin E và K, cũng như đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn. Tuy nhiên, dầu dừa có khả năng gây nổi mụn. Do đó, người có làn da dầu và dễ bị mụn trứng cá không nên sử dụng dầu dừa bôi trên mặt.
Một số nghiên cứu cho thấy, dầu dừa tốt hơn dầu ô liu trong việc dưỡng ẩm cho da khi sử dụng trong chất nền. Nên dùng loại dầu dừa ép lạnh, chưa tinh chế để chăm sóc da mặt hoặc toàn thân.
Dầu dừa rất hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho da.
2. Dầu ô liu
Dầu ô liu thường không gây ra phản ứng dị ứng, nhưng để có kết quả tốt nhất, nên chọn loại siêu nguyên chất. Dầu ô liu chứa vitamin A, D, E và K, đồng thời có tác dụng như một loại kem dưỡng ẩm.
Dầu ô liu có thể dùng toàn thân, đồng thời rửa mặt bằng dầu ô liu rất sạch mà không làm khô da. Tuy nhiên, dầu ô liu không phải là loại dầu dưỡng da tốt nhất cho những người có làn da dễ bị mụn trứng cá.
Dầu ô liu chứa vitamin A, D, E và K.
3. Dầu hạt hướng dương
Dầu hạt hướng dương rất giàu vitamin E và dễ dàng hấp thụ vào da. Do đó, dầu hạt hướng dương được cho là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy, ở trẻ sơ sinh dầu hướng dương bảo vệ hàng rào bảo vệ da tốt hơn và không gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh viêm da dị ứng so với dầu ô liu.
Video đang HOT
Dầu hạt hướng dương rất giàu vitamin E và dễ dàng hấp thụ vào da.
4. Bơ hạt mỡ
Có nguồn gốc từ hạt của cây hạt mỡ châu Phi, bơ hạt mỡ là một chất giống như mỡ động vật thường được tìm thấy ở dạng rắn, nhưng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể. Bơ hạt mỡ được sử dụng làm kem dưỡng ẩm và sản phẩm dành cho tóc. Bơ hạt mỡ hữu cơ chưa tinh chế cũng có thể được kết hợp với dầu ô liu hoặc dầu dừa để tạo ra kết cấu mịn hơn khi thoa lên da. Bơ hạt mỡ không gây dị ứng.
Bơ hạt mỡ được sử dụng làm kem dưỡng ẩm da.
5. Dầu jojoba
Jojoba có nguồn gốc từ Mexico và Tây Nam nước Mỹ. Dầu jojoba được các bộ lạc người Mỹ bản địa sử dụng làm thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy, dầu jojoba có thể có tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương, giúp chăm sóc tóc, da mặt, phục hồi và ngăn ngừa lão hóa.
Dầu jojoba có chứa vitamin E, B, silicon, đồng, kẽm, iod…, đồng thời có cấu trúc hóa học giống như bã nhờn trên cơ thể người, do đó có thể hoạt động như một chất dưỡng da tự nhiên.
Dầu jojoba có thể hoạt động như một chất dưỡng da tự nhiên.
6. Dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, kẽm, protein và kali mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dầu hạnh nhân có kết cấu nhẹ hơn dầu ô liu và bơ hạt mỡ. Tuy nhiên, dầu hạnh nhân ngọt nên có thể gây ra phản ứng dị ứng. Những người có làn da nhạy cảm nên tránh dùng dầu hạnh nhân.
Những người có làn da nhạy cảm nên tránh dùng dầu hạnh nhân.
7. Dầu hạt nho
Chứa vitamin E và các axit béo thiết yếu, dầu hạt nho rất nhẹ so với các loại dầu tự nhiên khác. Dầu hạt nho có các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
Dầu hạt nho ít được sử dụng cho da hơn các loại dầu khác, nhưng dầu hạt nho lại chứa một số chất phytochemical có lợi ích chống oxy hóa, có lợi cho làn da, bên cạnh đó loại dầu này cũng không gây kích ứng da.
Dầu hạt nho có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
8. Dầu hạt tầm xuân
Được chiết xuất từ hạt của cây tầm xuân, dầu hạt tầm xuân có trong các sản phẩm chăm sóc da mặt với lợi ích dưỡng ẩm, chống lão hóa.
Dầu hạt cây tầm xuân chứa các axit béo thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp chống viêm và làm lành tổn thương da do oxy hóa. Đồng thời dầu hạt tầm xuân cũng giúp giảm các tình trạng viêm da như bệnh chàm.
Dầu hạt tầm xuân có trong các sản phẩm chăm sóc da mặt với lợi ích dưỡng ẩm, chống lão hóa.
Có nhiều loại dầu tự nhiên giúp cải thiện làn da, giúp làn da thêm tươi trẻ, sáng mịn. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại dầu nào lên da. Ngoài ra, nên dùng các loại dầu nguyên chất, ép lạnh, hữu cơ, chưa tinh chế để chăm sóc tóc và da, thay vì các sản phẩm tinh chế.
Tuệ Nhi
Cách dùng dầu ô liu dưỡng da
Dầu ô liu là một loại thực phẩm không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong chế độ ăn uống, mà còn rất tốt cho làn da...
Dầu ô liu rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và giúp cải thiện độ ẩm cho da, chống lão hóa và giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. Dầu ô liu có thể được sử dụng riêng trên da hoặc là một phần của các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da...
1. Lợi ích của dầu ô liu đối với da
Dầu ô liu chứa nhiều vitamin, chất béo và chất chống oxy hóa lành mạnh. Những thành phần này có thể góp phần mang lại làn da khỏe mạnh hơn, giúp giữ ẩm cho da bằng cách khóa độ ẩm và chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện các dấu hiệu lão hóa da.
- Dưỡng ẩm cho da : Dầu ô liu có chứa squalene và vitamin E. Squalene hỗ trợ duy trì độ ẩm cho da, trong khi vitamin E làm tăng khả năng hấp thụ và giữ nước của da.
- Giảm các dấu hiệu lão hóa :Dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa. Các hợp chất này có thể chống lại stress oxy hóa, có liên quan đến lão hóa da. Chúng cũng có thể làm tăng collagen trong da.
- Giúp làm sạch da : Dầu oliu có thể dùng để hòa tan chất nhờn còn sót lại trên da. Điều này cho thấy, nó có thể được sử dụng để loại bỏ một số loại trang điểm, đặc biệt là các sản phẩm không thấm nước.
- Thúc đẩy chữa lành vết thương :Dầu ô liu cũng có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có thể hỗ trợ chữa lành vết thương. Các nghiên cứu cho thấy rằng, dầu ô liu có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét ở chân do đái tháo đường và ngăn ngừa loét do tì đè.
Dầu ô liu có thể được sử dụng riêng trên da hoặc là một phần của các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da.
2. Sử dụng dầu ô liu trong chăm sóc da như thế nào?
Có hai cách để bắt đầu kết hợp dầu ô liu vào quy trình chăm sóc da của bạn:
Dùng các sản phẩm có thành phần chính là dầu ô liu trong các dản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, xà phòng và kem dưỡng ẩm...
Sử dụng dầu ô liu có trong gian bếp của bạn.
Lưu ý , thành phần của dầu ô liu có thể thay đổi nếu tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt, vì vậy hãy để chai dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trước khi dùng nên thử phản ứng bằng cách nhỏ một vài giọt lên một vùng da nhỏ và quan sát. Nếu không nhận thấy bất kỳ phản ứng nào trên da trong một đến hai ngày, bạn có thể thử trên một vùng da lớn hơn.
Để sử dụng dầu ô liu như một loại kem dưỡng ẩm cho da, cần chọn loại dầu ô liu nguyên chất, chất lượng cao không có chất phụ gia hóa học.
- Kem dưỡng ẩm da mặt: Dầu ô liu có thể được sử dụng như một phần của chế độ chăm sóc da hàng ngày hoặc khi da bị khô. Thoa một lớp mỏng để dưỡng ẩm da mặt sau khi rửa mặt. Dầu ô liu giúp khóa ẩm, vì vậy có thể sử dụng sau khi thoa kem dưỡng da và trước khi trang điểm.
Nếu bạn thoa kem chống nắng hàng ngày vào mỗi buổi sáng, hãy nhẹ nhàng thoa một lớp dầu ô liu mỏng ngay trước kem chống nắng và lau sạch phần dầu thừa.
- Kem dưỡng ẩm tay:Một lựa chọn khác là thoa một lượng nhỏ dầu ô liu lên bất kỳ vùng da khô nào, chẳng hạn như bàn tay. Ví dụ, bạn có thể nhỏ vài giọt dầu lên tay sau khi rửa bát đĩa.
- Tẩy trang:Dầu ô liu cũng có thể được sử dụng để giúp tẩy sạch lớp trang điểm cứng đầu vào cuối ngày. Nó loại bỏ lớp trang điểm trên da một cách tự nhiên, làm cho sữa rửa mặt thông thường của bạn hiệu quả hơn.
Có một số lợi ích tiềm năng cho da của dầu ô liu khi thoa ngoài và nó có thể được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm da tự nhiên hoặc tẩy trang. Khi sử dụng, luôn lau sạch dầu thừa.
Mặc dù dầu ô liu có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Dầu dư thừa trên da có thể dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và mụn trứng cá và đôi khi nó cũng có thể gây kích ứng da.
Dầu ô liu nên được sử dụng thận trọng đối với làn da nhạy cảm. Không dùng cho da trẻ sơ sinh vì nó có thể cản trở hàng rào bảo vệ da.
5 cách dùng vaseline chăm sóc da mùa hanh khô Vaseline là một sản phẩm phổ biến có trong tủ thuốc của nhiều gia đình với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là 5 cách bạn có thể sử dụng vaseline để chăm sóc da. Vaseline được tạo ra bằng cách tinh chế một chất chiết xuất từ dầu mỏ. Tên thành phần được sử dụng là petrolatum. Với điểm nóng chảy...