8 cơn đau tưởng chừng như không thể chịu nổi, chỉ mẹ sinh mổ mới thấu hiểu
Dưới đây là 8 khoảnh khắc đau đơn mà mẹ sinh mổ nào cũng phải nếm trải.
1. Đặt ống thông tiểu
Việc đặt ống thông tiểu là cần thiết trước khi sinh mổ. Vì sinh mổ cần gây tê tủy sống, sau khi mổ, phần dưới của cơ thể sẽ bị gây mê trong một thời gian nhất định nên cần phải đặt ống thông tiểu để tiện cho việc đi vệ sinh của sản phụ. Ống thông tiểu này thường sẽ được rút ra vào ngày hôm sau sau mổ, giúp sản phụ có thể tự chủ tiểu tiện mà không gây di chứng sau này.
Quy trình đặt ống thông tiểu là đưa một ống mỏng vào niệu đạo, sẽ gây ra những kích thích và đau đớn nhất định cho người sản phụ. Tuy nhiên, cơn đau do đặt ống thông tiểu có thể được giảm nhẹ nhờ thao tác nhẹ nhàng của y tá và bôi trơn tại chỗ khi cần thiết.
Ngoài ra, chất liệu ống thông tiểu hiện nay phù hợp hơn với cơ thể của con người và ít gây kích ứng niệu đạo nên hầu hết bệnh nhân có thể chịu đựng được thao tác này mà ít đau hơn.
Trước thực hiện mổ lấy thai, về mặt lâm sàng, thuốc sẽ được tiêm vào khoang dưới nhện bằng kim chọc nhỏ tại cùng một điểm chọc, để thuốc tê phát huy tác dụng ngay lập tức. Nếu cần kéo dài ca phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiêm thêm mũi gây tê.
3. Tiêm thuốc co bóp tử cung
Oxytocin là chất kích thích sự co bóp của cơ trơn tử cung. Mỗi sản phụ có độ nhạy cảm với oxytocin khác nhau. Tác dụng của oxytocin hoạt động nhanh như thế nào cũng liên quan đến tình trạng cổ tử cung. Nếu tình trạng cổ tử cung dẻo dai, đàn hồi tốt, tác dụng của oxytocin sẽ nhanh hơn.
Video đang HOT
Sau khi sinh con, bác sỹ thường tiêm oxytocin để giúp tử cung của sản phụ co hồi thật nhanh, đẩy sản dịch ra nhanh hơn. Mỗi người phụ nữ đều cảm thấy khác biệt khi tiêm oxytocin. Một số người cảm thấy đau không thể chịu được, một số người khác lại cảm thấy hơi đau.
4. Y tá ấn vào bụng
Để thúc đẩy sự co bóp của tử cung, loại bỏ sản dịch và ngăn ngừa biến chứng, các y tá sẽ ấn vào bụng của sản phụ sau khi sinh mổ. Nhiều sản phụ đã than trời vì họ quá đau đớn.
5. Nằm nghiêng cho con bú
6 giờ sau khi mổ lấy thai, nhiều người mẹ bắt đầu tập cho con bú. Khi nằm nghiêng, nhiều sản phụ cảm thấy đau vì chạm vào vết mổ.
6. Tập đi sau mổ
24 giờ sau khi mổ lấy thai, các bác sĩ thường khuyến khích sản phụ ngồi dậy và tập đi để ngăn ngừa bí tiểu sau sinh, tránh gây co bóp tử cung và băng huyết sau sinh. Sản phụ hãy ra khỏi giường càng sớm càng tốt để tránh dính ruột sau sinh. Khi bắt đầu tập đi, nhiều sản phụ cảm thấy quá đau đớn.
7. Lần đầu đi tiểu sau khi mổ
Khi rút ống thông tiểu sau khi sinh mổ, niệu đạo có thể hơi đau và rát nhưng đây là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ đừng lo lắng. Trong lần đầu tiên đi tiểu sau sinh mổ, nhiều người mẹ cảm thấy rất đau, buốt, thậm chí bí tiểu. Đây là cơn đau mẹ sau sinh nào cũng phải trải qua. Thông thường, cơn đau này sẽ thuyên giảm trong vài ngày nhưng nếu mẹ cảm thấy quá đau, khó đi tiểu, hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sỹ.
8. Hắt hơi đột ngột
Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ sẽ phải chịu cơn đau vết mổ. Mỗi lần ho, hắt hơi, cười, mẹ bầu sẽ bị đau vết mổ. Bởi vì những hành động tưởng chừng như đơn thuần này lại làm tăng áp lực lên vùng bụng.
Mẹ bầu có 4 đặc điểm này, có tỷ lệ sinh thường cao, bớt nỗi lo dao kéo
So với mổ lấy thai, sinh thường có nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh.
So với mổ lấy thai, sinh thường mang nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi ngắn, không cần gây mê hay gây tê sau sinh. Nhiều mẹ bầu sẽ chọn sinh thường thay vì mổ lấy thai. Nếu người mẹ có 4 đặc điểm sau, khả năng sinh thường là cao hơn so với sinh mổ.
1. Sự cân xứng vùng chậu
Sự cân xứng vùng chậu có nghĩa là đầu của thai nhi tương xứng với vùng xương chậu của bà bầu. Lúc này, thai nhi sẽ nằm ở vị trí chính xác, kích thước đầu của thai nhi không quá lớn, có thể vượt qua ống sinh. Muốn như vậy, bà bầu nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng để thai nhi không quá to, đầu không quá lớn và dễ dàng vượt qua khung chậu.
2. Sử dụng lực đủ
Để thai nhi ra khỏi tử cung, mẹ cần dùng lực đủ. Nhìn chung, lực của người mẹ càng tốt thì thai nhi sẽ ra khỏi tử cung nhanh hơn. Ngược lại, nếu lực của người mẹ không đủ, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài và chứng loạn trương lực có thể xảy ra. Do đó, bà bầu cần vận động phù hợp trong thai kỳ. Điều này không chỉ giúp tăng cường thể lực, giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng khả năng sinh sản, giúp thai nhi được sinh nở dễ dàng.
3. Sức khỏe thể chất
Tình trạng thể chất của bà bầu cũng rất quan trọng. Nếu bà bầu không khỏe, bị bệnh tim hoặc cao huyết áp khi mang thai, bạn rất dễ gặp các vấn đề khi sinh thường. Vì vậy, bác sỹ thường khuyên các bà bầu này nên sinh mổ. Do đó, nếu muốn sinh thường, bà bầu phải khỏe mạnh.
4. Chuẩn bị tâm lý tốt
Ngoài ba điểm trên, chuẩn bị tâm lý cũng rất quan trọng. Mọi người đều biết rằng để sinh thường, sản phụ phải trải qua những cơn co thắt rất mạnh. Việc bà bầu quá căng thẳng, lo lắng, sợ hãi không chỉ làm tăng cơn đau, kéo dài thời gian chuyển dạ mà còn ảnh hưởng đến việc sinh nở.
Sinh thường gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn rất quan trọng, bà bầu nên hiểu rõ
1. Giai đoạn chuyển dạ đầu tiên là giai đoạn người phụ nữ mang thai cảm thấy sự co thắt thường xuyên cùng với việc cổ tử cung mở dần dần, tiến tới cổ tử cung được xóa hoàn toàn. Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất và cơn đau liên tục gia tăng.
2. Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ là khi tử cung được mở hoàn toàn cho đến khi thai nhi được sinh ra. Giai đoạn này mất một thời gian tương đối ngắn khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nếu việc sinh nở không dễ dàng, bác sỹ sẽ phải sử dụng thêm thuốc, các dụng cụ hỗ trợ để giúp ca sinh nở được suôn sẻ.
3. Giai đoạn chuyển dạ thứ ba là giai đoạn xuất nhau thai, khoảng 10-30 phút. Sau khi nhau thai tự bóc tách, bà bầu cần ở trong phòng sinh khoảng 2 tiếng để theo dõi tình trạng thể chất và tránh một số vấn đề. Sau 2 giờ theo dõi, sản phụ sẽ được đưa trở lại phòng bệnh.
Tưởng vợ mắc bệnh "tiểu thư" vì kêu đau ngực sau sinh, chồng hối hận khi biết sự thật Thấy vợ liên tục kêu đau ngực, anh chồng cho rằng vợ làm quá mọi việc lên, đau một chút cũng không chịu được. Trong mắt nhiều cánh mày râu, sinh con là trách nhiệm và bổn phận của người phụ nữ. Tuy quá trình này được so sánh như bước một chân vào quỷ môn quan nhưng không ít ông chồng vẫn...